Vào những ngày đông lạnh, người dân Phú Thọ thường nấu chè con ong ấm nóng thơm gừng. Đây là món ăn dân dẫn dã nổi tiếng của người dân ở vùng núi trung du.
Ở vùng núi trung du Phú Thọ người ta gọi món này là chè con ong không phải để phân biệt với chè đỗ đen, chè đậu xanh mà bởi hình thức, màu sắc lẫn vị ngọt của chè. Thường vào những ngày rằm, mồng một trên mâm lễ của người dân đất Tổ không thể thiếu món chè dân dã này.
Công thức làm món chè con ong khá cầu kì và được lưu truyền trong các gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khâu chọn gạo để nấu chè cũng được các mẹ chọn kĩ lưỡng phải là loại nếp cái hoa vàng, hạt đều căng mẩy, tròn, được xát thành hạt gạo trắng ngần. Ngày xưa, cứ vào vụ gặt, các bà mẹ quê miến trung thường chắt chiu những hạt lúa nếp thơm ngon nhất, xay giã dần sàng để nấu món chè con ong.
Sau khi đã chọn được loại gạo ngon, người ta ngâm gạo cho mềm để đồ thành xôi. Theo kinh nghiệm của người dân ở đây, muốn nấu chè con ong trước hết phải nấu thành xôi thì chè mới ngon và dẻo được.
Để có được một nồi chè ngon và đượm mà thì nhất định phải nấu bằng mật mía. Đầu tiên cho mật vào nồi để thắng mật cho tan và nóng đếu, sau đó mới cho xôi vào trộn lẫn. Để cho cả xôi và mật hoà quyện vào nhau thì người nấu phải khéo léo đảo đều tay. Mật quyện đều thì hạt xôi mới dẻo, mềm và bóng. Muốn cho chè thơm ngon, người ta cho thêm một ít gừng già gã nhỏ vào nồi và khuấy đều. Khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị cay cay của gừng và vị nếp thơm hoà quyện vào nhau là món ăn thích hợp vào mỗi độ thu về.
Chè chín được múc ra từng bát nhỏ hoặc đĩa nhỏ. Những hạt gạo nếp khi nấu xong bóng mẩy thon thon như thân con ong, màu của chè lại sẫm như màu của onG chính vì vậy mà người ta gọi là chè con ong. Vì thế những ngày tiết trời bắt đầu se lạnh lại gợi nhớ đến món ăn dân dã, đậm đà hương vị quê hương này.
Dulichvietnam