Theo Gia Phả Trần Công - Hội An - Phái I, Chi I:
Theo
kinh nghiệm du lịch Hội An tìm hiểu về
di tích lịch sử ở Quảng Nam nổi tiếng này. Tương truyền vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh khoảng cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Ngài Trần Công Phạp đưa thân sinh là thuỷ tổ Trẩn Công Mộ cùng ba người con trai từ xã Tân thuận, huyện Tân An, phủ Tân Hoá, thành Thăng Long nam tiến và dừng lại tại vùng đất biển Hội An khai canh, định cư lập nghiệp.
Từ đó gia tộc Trần Công, Trần Văn hình thành và phát triển trên vùng đất cổ Hội An cho đến ngày nay.
Được biết Tôn Tổ lâu đời nơi đây đã có công với dân với nước, tiêu biểu trong sự nghiệp thống nhất đất nước của vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn 17 năm 1802.
Theo lịch sử ghi lại tương truyền Bà Tổ Cô Trần Thị Quý Phi, vào thời Gia Long phục Quốc 1802, Bà trở về đất Quảng nơi sinh quán giả dạng thường dân cùng hai tuỳ nữ đưa đò tại Bến Kim Bồng Xã Cẩm Kim, Hội An (địa danh: bến đò Ba Nữ) bị bọn Nguyễn Ánh truy lùng bắt được bà rồi xử trảm tại bãi cát Thi Lai, Thôn Duy Thành. Chúng mang thủ cấp bà nạp cho vua và beo tại xã An Hoà, Huế. Hiện nay có lăng thờ Bà vì sự mến mộ công đức. Trong
khu mộ bà thứ phi triều Tây Sơn có bàn thờ giữa chính điện trên khám có hàng chữ Trần Thị Quý Phi Nương Nương Thần Vị. Còn phần thi thể (phần mình) của Bà thì bị thả theo dòng nước sông Thu Bồn, gặp thuỷ triều đưa thi hài Bà trôi dạt đến gần hai ngôi mộ ngài nội Tổ nên được người trong thân tộc và dân làng bí mật an táng nơi đây. Hiện nay cổ mộ Bà nằm trong quần thể Di Tích Văn Hoá tại thôn 5, Cẩm Thanh. Ngày nay, di tích lịch sử nổi tiếng này đã trở thành một trong những điểm thu hút khách
du lịch Quảng Nam đến tham quan du lịch.