Tháp Bàng An có hình bát giác biểu tượng về một cuộc sống luôn sinh tồn và phát triển.
Tháp Bàng An ở Quảng Nam là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia, thuộc xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, được xây dựng vào thế kỷ thứ XI. Tháp dùng làm nơi thờ cúng và tế lễ của người Chăm. Thần Shiva, tượng trưng bằng Linga, được thờ cúng bên trong tháp. Shiva được xem là vị thần sáng tạo và bảo vệ các triều đại vương quốc người Chăm.
Theo văn bia lịch sử ghi lại, vào khoảng thế kỷ 12, Vua Bhadravarman II cho xây dựng 1 đền thờ tên là Linga Paramesvara (Thượng đế tuyệt đỉnh - 1 tên hiệu của thần Siva) để dâng lên thần Siva, đó là tháp Bàng An một điểm
du lịch ở Quảng Nam thu hút đông đảo du khách tham quan du lịch.
Tháp Bàng An ở Quảng Nam có hình bát giác, không giống bất cứ ngôi tháp Champa nào còn tồn tại đến ngày nay, là biểu tượng về một cuộc sống luôn sinh tồn và phát triển.
Tháp cao 21,5m, hình bát giác, mỗi cạnh 4m. Đó là kiểu kiến trúc độc đáo. Nhìn từ xa, tháp mang hình Linga.
Cổng vào tháp Bàng An
Tháp Bàng An nhìn từ phía dưới lên
Theo
kinh nghiệm du lịch Hội An của du khách khi đến tham quan
di tích lich sử ở Quảng Nam này tìm hiểu được thì phần tiền sảnh khá dài của tháp Bàng An khá dài, cửa ra vào ở hướng Đông, hai bên tiền sảnh có 2 cửa ra vào phụ. Tường tháp bằng phẳng, không có cửa giả, không có trụ áp tường và hoa văn trang trí. Ở phần chân tường của
khu di tích tháp Bàng An có các đường gờ kỷ hà loe dần ra tiếp xúc với phần đế tháp, trên đỉnh tường cũng được xây nhũng đường gờ kỷ hà loe dần ra đỡ lấy vòm mái hình chóp, gồm 8 mái cong thu nhỏ dần và nhọn ở trên đỉnh. Trên các đường gờ dọc theo mái tháp còn để lại dấu vết của những vật trang trí kiến trúc bằng sa thạch. Chóp tháp Bàng An đã bị rơi mất. Trước đây phần tiền sảnh bị hư hại nặng, được Công chánh Pháp trùng tu vào năm 1940, hai cửa phụ ra vào ở hai bên tiền sảnh bị biến thành 2 cửa sổ. Bên ngoài tháp hiện nay còn 2 pho tượng Gajasimha bằng sa thạch, chiếc vòng lục lạc của Gajasimha Bằng An giống như vòng lục lạc của Gajasimha Chánh Lộ và Chiên Đàn, bộ lông gáy được cách điệu, các móng chân được thể hiện rõ, chiếc vòi ngắn và cong lên.