Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương

Tháp Nhạn công trình của người Chăm xưa còn sót lại ở xứ Nẫu

Chủ nhật, 21/07/2019, 14:04 GMT+7
Nằm trên ngọn núi Nhạn soi bóng xuống dòng sông Đà Rằng, tháp Nhạn công trình kiến trúc của người Chăm còn sót lại ở xứ Nẫu đã trở thành điểm tham quan hot trong thời gian qua, thu hút nhiều du khách tới tham quan và khám phá.

Được xây dựng từ thế kỷ X tới XIII, kiến trúc của tháp Nhạn bao gồm ba phần mang ý nghĩa tâm linh theo quan niệm của người Chăm đó là trần tục, tâm linh và thần linh. Tháp có hình tứ giác, cao gần 23,5 mét. Không thể tưởng tượng bằng nguyên liệu gạch nung mà những người Chăm ngày xưa đã tự thiết kế lên một ngọn tháp có kiến trúc đồ sộ, quy mô lúc bấy giờ mà không hề có dấu vết mạch hồ. Một khi đã có cơ hội du lịch Phú Yên, du khách đừng bỏ lỡ việc ghé thăm công trình của người Chăm còn sót lại ở xứ Nẫu - tháp Nhạn.
 
Tháp Nhạn nằm bên bờ Bắc sông Đà Rằng, gần quốc lộ 1A, thuộc tỉnh Phú Yên
Tháp Nhạn nằm bên bờ Bắc sông Đà Rằng, gần quốc lộ 1A, thuộc tỉnh Phú Yên
Tháp Nhạn công trình còn sót lại ớ xứ Nẫu của người Chăm-pa xưa
Tháp Nhạn công trình còn sót lại ớ xứ Nẫu của người Chăm-pa xưa

Có rất nhiều câu chuyện tương truyền liên quan tới nguồn gốc của ngọn tháp. Xưa kia, có một một nàng tiên nữ tên là Thiên Y A Na giáng trần đã chỉ dạy, hướng dẫn người dân trong vùng tất cả mọi thứ để tìm cách mưu sinh, nào là cày cấy, dệt vải… Sau đó, tiên nữ quay lại cõi tiên. Người dân Chăm-pa đã thương nhớ và khắc ghi công ơn của vị tiên nữ này nên đã thiết lập, xây dựng nên ngọn tháp để phụng thờ, cúng bái. Còn cái tên tháp Nhạn được đặt có lẽ xuất phát từ việc nhiều loài chim nhạn bay về đây sinh sống. 

Đến thăm tháp Nhạn, du khách sẽ để ý đế tháp có hình vuông, thân tháp được xây to ở phần chân, sau đó được thu nhỏ dần tới phần đỉnh. Tượng Linga trên đỉnh tháp biểu tượng cho sự tâm linh của người dân ChămPa. Tượng Linga theo quan niệm của người Chăm mang tới sự may mắn, cầu mong mọi vật đều sinh sôi nảy nở. 

Tháp Nhạn có lối kiến trúc đặc sắc và độc đáo
Tháp Nhạn có lối kiến trúc đặc sắc và độc đáo

Không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tháp Nhạn, nhiều du khách rất tò mò về vật liệu mà người Chăm xưa đã sử dụng để xây tháp. Những viên gạch nung xếp khin khít, được gắn kết với nhau bằng một loại keo mà không lộ ra một chút đường hồ nào hết. Khi xưa chưa có xi măng, người Chăm xưa đã sử dụng một nguyên liệu thiên nhiên từ loài cây dầu rái vào việc xây dựng. Tuy nhiên đến tận bây giờ nhiều nhà nghiên cứu đã bó tay khi chưa tìm ra cách pha trộn của các vật liệu thế nào để có sức chống đẩy, nâng đỡ toà tháp như thế này.

Đi sâu vào bên trong hang, bạn sẽ nhìn thấy một cái am nhỏ để nhang khói cho Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi được xây dựng từ thời Hậu Lê. Để ý, bạn sẽ nhìn thấy những đường nét hoa văn hình rồng được chạm khắc tinh tế, sắc sảo được đặt ở 4 góc tháp. Không giống như tháp Đôi ở Quy Nhơn phần đỉnh tháp thông thoáng với trời, nhưng ở đây phần tháp được xây dựng có mái. Một cảm giác đầy huyền bí, ma mị khi bạn bước vào bên trong của tháp.

Bên trong tháp Nhạn thờ Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi
Bên trong tháp Nhạn thờ Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi
 

Khi màn đêm buông xuống, toàn bộ khu vực tháp Nhạn thắp sáng ánh đèn soi sáng cả toà tháp, sáng lung linh cả một góc trời. Tháp Nhạn càng trở nên rực rỡ và bạn không thể không rút “dế yêu” check-in ngay lập tức. Từ trên đỉnh núi cao ở khu vực tháp Nhạn bạn sẽ thâu tóm vẻ đẹ[ cả thành phố Tuy Hoà trong tầm mắt ở độ cao 60m so với mực nước biển. 

Vẻ đẹp tháp Nhạn lung linh về đêm
Vẻ đẹp tháp Nhạn lung linh về đêm
Check-in vẻ đẹp tháp Nhạn lưu lại khoảnh khắc trong chuyến du lịch Phú Yên
Check-in vẻ đẹp tháp Nhạn lưu lại khoảnh khắc trong chuyến du lịch Phú Yên

Nhiều hoạt động vui chơi văn nghệ được tổ chức ở trên núi tháp Nhạn vào các dịp lễ, Tết. Nếu bạn có ý định tham quan, khám phá khu di tích này thì hãy đến đây vào dịp rằm tháng giêng, lúc ấy diễn ra đêm thơ Nguyên Tiêu, thu hút nhiều nghệ sĩ phương xa tới giao lưu. Thật vinh dự vào tháng 11/1988, Bộ Văn hoá - Thông Tin (nay Bộ VH-TT-DL) công nhận tháp Nhạn là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia. 

Những bí ẩn trong cách xây dựng công trình, lối kiến trúc của người Chăm-pa cổ vẫn đang là một ẩn số, làm cho nhiều du khách phải tò mò nhất định phải ghé thăm tháp Nhạn một lần trong đời. Vậy còn chần chừ gì mà không set lịch cùng hội cạ cứng trong chuyến du lịch Phú Yên sắp tới đây để tận mắt chứng kiến công trình kiến trúc độc đáo này. 
Tâm Tâm
Theo Báo Du Lịch