Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
Nhật Bản

Mèo may mắn Maneki Neko và những món quà lưu niệm nên mua khi du lịch Nhật Bản

Thứ tư, 05/02/2020, 11:00 GMT+7

Mèo may mắn Maneki Neko, khăn Tenugui, bánh mochi, wagashi là những món quà lưu niệm mang đậm nét văn hóa Nhật mà bạn nên mua khi du lịch Nhật Bản.

test

Mèo may mắn Maneki Neko 

Trong tiếng Nhật, maneki neko có nghĩa là “mèo vẫy tay”, đây là món đồ mang lại tiền tài và may mắn cho người sở hữu nó. Vì vậy, khi du lịch Nhật Bản du khách thường mua món đồ này về làm quà. Chú mèo này gắn liền với 2 truyền thuyết tại Nhật Bản về lãnh chúa Nakaota và phụ nữ Nhật Bản.

 
Mèo may mắn Maneki Neko. Ảnh: gocphongthuy.net

Người ta thường phân biệt mèo Maneki Neko bằng cách vẫy chân và màu sắc. Mèo giơ chân trái lên chào mang lại khách hàng, mèo giơ chân phải lên mang lại may mắn tiền tài, mèo giơ cả hai chân sẽ bảo vệ gia đình hay việc kinh doanh. Ngoài ra, mèo trắng sẽ giúp bảo vệ gia chủ, mèo vàng tượng trưng cho tiền tài, mèo đỏ mang lại sức khỏe, mèo hồng tượng trưng cho tình duyên và mèo xanh mang đến may mắn trong học hành.  

 
Mèo may mắn thường được đặt trong các cửa hàng, nhà hàng. Ảnh: taobao.com

Bạn có thể tìm mua mèo Maneki Neko tại một số địa chỉ sau: cửa hàng Koide Shoten tại Tokyo, quán cà phê Nekoemon Café và Sweets Necoemon, đền Gotokuji tại tỉnh Setagaya. Tùy vào kích thước, màu sắc và ý nghĩa mà mỗi chú mèo may mắn Maneki Neko có giá khác nhau, khoảng 180.000 đồng đến khoảng 2 triệu đồng.


Khăn Tenugui 

Tenugui là một loại khăn truyền thống của Nhật Bản, được làm từ vải cotton, hình chữ nhật, có kích thước khoảng 35x90 cm, được nhuộm màu hoặc các hình vẽ truyền thống Nhật Bản. Chiếc khăn này được sử dụng tại Nhật Bản từ những năm 710- 794, ban đầu chỉ dùng trong các chùa, đền, sau thời chiến quốc thì các võ sĩ và dân thường dùng để lau mồ hôi, làm khăn quấn đầu hoặc choàng cổ như hiện tại.

 
Khăn truyền thống Tenugui. Ảnh: javihs.com

Khăn Tenugui theo loại vải để làm khăn là "tokuoka", "oka" và "bun (sori)". Vải càng mịn thiết kế khăn càng đẹp, tinh xảo. Ngoài phân chia theo vải, khăn Tenugui được chia theo kỹ thuật được sử dụng để trang trí cho chúng như "chusen" nhuộm và in. Khăn Tenugui có rất nhiều cách sử dụng, bạn có thể gói hộp cơm trưa, đựng chai lọ, làm giỏ sách,… 

 
Có rất nhiều loại khăn Tenugui. Ảnh: japan.net

Giá của khăn Tenugui không đắt và bạn có thể tìm mua ở khắp các cửa hàng lưu niệm tại Nhật Bản, không chỉ ở các cửa hàng đặc biệt mà còn ở các góc lưu niệm của khắp các cửa hàng.  Một chiếc khăn Tenugui sẽ có giá dao động từ 40.000- 120.000 đồng tùy vào chất liệu vải may.


Búp bê truyền thống

 

Búp bê truyền thống Nhật. Ảnh: FB AEON Mall 

Búp bê truyền thống Nhật Bản luôn thể hiện được tinh thần, phẩm giá của con người tại xứ sở mặt trời mọc. Vì vậy, khi tìm quà lưu niệm Nhật Bản bạn hãy mua búp bê truyền thống bằng gỗ để về làm quà cho gia đình và bạn bè.

 
Bộ búp bê Hina. Ảnh: pinterest.com

Búp bê được làm cầu kì và cực kì tinh xảo bởi những thợ thủ công lâu năm. Người Nhật tin rằng búp bê sẽ bảo vệ các bé gái khỏi điều xấu xa, luôn mang lại sức khỏe và may mắn. Búp bê truyền thống được chia thành nhiều loai, mỗi loại sẽ có những ý nghĩa khác nhau.  Búp bê gỗ Kokeshi để làm quà cho trẻ nhỏ, búp bê Daruma để cầu may mắn, thịnh vượng, búp bê Kimekomi hoặc bộ búp bê Hina để trang trí nhà cửa. Bạn có thể tìm mua những con búp bê truyền thống này tại các cửa hang lưu niệm nhỏ hoặc các của hàng đồ chơi khắp Nhật Bản.

 


Yukata 

Yukata là phiên bản kimono mùa hè được làm bằng vải bông và có ít lớp hơn kimono thông thường. Người Nhật Bản thường tặng yukuta cho những người bạn, người thân mà mình yêu quý. Cả nam, nữ đều mặc được bộ trang phục ruyền thống này vì vậy đây cũng là món quà lưu niệm được nhiều du khách lựa chọn khi du lịch Nhật Bản.

 
Trang phục truyền thống Yukuta. Ảnh: dresses2019.com

Yukuta được may bằng vải cotton thoáng mát và có màu sắc rực rỡ nên thường được mặc vào các dịp lễ hội lớn tại Nhật Bản. Yukuta cũng dễ mặc hơn kimono do có ít lớp và phần tay áo ngắn. Bạn có thể mua Yukuta tại các cửa hàng kimono hoặc tại các siêu thị lớn như AEON hay Ito Yokado với mức giá từ 600.000 đồng đến 2 triệu đồng. Bạn cũng có thể tìm thấy các mẫu thiết kế truyền thống bắt mắt của Yuluta trong các cửa hàng Uniqlo với giá chỉ 600.000 đồng. 


Đũa Nhật 

Mua một đôi đũa đẹp có thể là điều đầu tiên mọi người nghĩ đến khi tìm kiếm quà lưu niệm ở Nhật Bản. Đũa của Nhật Bản thường được làm từ gỗ sơn mài và có hai đầu khá rõ rệt, một đầu rất nhỏ, còn một đầu thì to hơn hẳn. Những bộ đũa này thường được vẽ hoặc sơn màu đẹp mắt nên ngoài việc sử dụng chúng trong bữa ăn, bạn hoàn toàn có thể dùng chúng như một món đồ trang trí.

 
Đũa Nhật. Ảnh: haoanhdaoth.com

Một đôi đũa Nhật thường được làm rất cầu kì và hoàn toàn thủ công. Bạn có thể ghé qua các cửa hàng như Tokyo Hands và Loft để tìm mua các thiết kế truyền thống, dễ thương và hiện đại. Ngoài ra các cửa hàng 100 yên như Daiso cũng bán nhiều loại đũa nhiều màu sắc làm từ chất liệu gỗ và nhựa.


Các loại bánh nổi tiếng (mochi, Matcha, Wagashi, Nama chocolate hay Dorayaki)  

 
Bánh mochi. Ảnh: globalgrup.com

Những món bánh mochi, wagashi hay dorayaki có lẽ đã quá nổi tiếng trên toàn thế giới. Vì vậy trong hành trình du lịch Nhật Bản bạn đừng bỏ lỡ cơ hội mua những món bánh này về là quà cho gia đình để họ có thể thưởng thức. Mỗi loại bánh lại chinh phục các thực khách bởi một hương vị riêng biệt.

 
Bánh Dorayaki. Ảnh: gramha.net

Mochi sẽ khiến bạn mê mẩn bởi lớp vỏ dẻo, mịn và lớp nhân bên trong thơm, ngọt vừa phải. Wagashi lại thu hút bạn bởi sự cầu kì tinh tế từ cách tạo hình cho đến những tầng lớp hương vị khi bạn thưởng thức. Nama chocolate thì dành cho hội những người yêu thích chocolate vì hương vị ngọt ngào trong khi Dorayaki lại là một món bánh truyền thống được mọi người biết đến là món ăn khoái khẩu của chú mèo máy Doraemon. Bánh Dorayaki có lớp vỏ ngoài làm tự bột nhân bên trong là đậu đỏ xay nhuyễn cực kì hấp dẫn. Bạn có thể tìm mua những loại bánh này tại các siêu thị lớn như AEON hay Ito Yokado rất dễ dàng và mức giá cũng phải chăng.

Tùng Thiện (Tổng hợp)

Theo Báo Thể Thao Việt Nam
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc