Banner Movi

Khám phá hồ Abbe vùng đất biệt lập bí ẩn 'hút' du khách ở châu Phi

Thứ ba, 09/02/2021, 06:33 GMT+7
Hồ Abbe trải dài qua biên giới 2 quốc gia Ethiopia và Djibouti và được bao quanh bởi sa mạc khô cằn, xung quanh chỉ có đá và đất sét. Khung cảnh hoang vắng của hồ Abbe đã biến nơi đây trở thành vùng đất biệt lập ở châu Phi.
quảng cáo

Hồ Abbe trải dài qua biên giới 2 quốc gia Ethiopia và Djibouti và được bao quanh bởi sa mạc khô cằn, xung quanh chỉ có đá và đất sét. Khung cảnh hoang vắng của hồ Abbe đã biến nơi đây trở thành vùng đất biệt lập ở châu Phi.
 

hồ abbe ở châu phi
Hồ Abbe - vùng đất biệt lập ở châu Phi (Ảnh: Pconline)


Hồ Abbe với những điều kỳ lạ


Nổi tiếng với những khối đá vôi lạ mắt

Hồ Abbe là một trong tám hồ nước mặn nằm ở biên giới giữa Ethiopia và Djibouti, được bổ sung bởi sông Awash, nhưng nguồn chính của nó là các suối theo mùa đi qua các mỏ muối. Tổng diện tích của gương hồ là 320 mét vuông. km, và độ sâu tối đa là 37 m.

Xem thêm: Trọn bộ kinh nghiệm du lịch Châu Phi

Hồ Abbe ở châu Phi nổi tiếng với các cột đá vôi lạ mắt, một số cột đá vôi đó đạt đến độ cao 50m. Phong cảnh kỳ lạ này thu hút không chỉ khách du lịch mà còn thu hút các nhà quay phim.
 

hồ abbe có khối đá lạ mắt
Hồ Abbe nổi tiếng với những khối đá vôi lạ mắt (Ảnh: Juan Martinez)

Phía tây bắc của hồ Abbe là một ngọn núi lửa không hoạt động, còn phía tây nam và phía nam là một bãi cát trải dài rộng tới 10km được bao phủ bởi muối. Với hoạt động địa nhiệt đang diễn ra, các nhà khoa học dự đoán hồ Abbe sẽ sinh ra một đại dương mới - khi các lớp vỏ trái đất kéo ra, nứt vỡ và bị tách khỏi vùng Sừng châu Phi này.
 

Vùng nước khó tiếp cận nhất thế giới

Hồ Abbe ở châu Phi là một trong những vùng nước đặc biệt và khó tiếp cận nhất thế giới. Hồ Abbe có dài 17km, chiều rộng 19km và chứa rất nhiều muối độc. Hồ nước rộng lớn này trông như một ốc đảo sa mạc, nhưng địa chất khác thường của nó lại giống với cảnh quan trên Mặt Trăng.
 

hồ abbe sẽ hình thành đại dương mới
Khoảng 10 triệu năm nữa vùng hồ Abbe sẽ là nơi hình thành một đại dương mới (Ảnh: Juan Martinez)

Xung quanh hồ Abbe là hàng trăm núi đá vôi khổng lồ rải rác ở đường chân trời, bốc ra các đám mây lưu huỳnh trong không khí, tạo nên một khung cảnh siêu thực giữa một trong những vùng khắc nghiệt nhất châu Phi.

Hồ Abbe nằm ở điểm giao nhau của các mảng kiến tạo Somali, Ả Rập và Nubian, hay còn gọi là Tam giác Afar. Cảnh quan độc đáo của hồ Abbe ở châu Phi là kết quả của các mảng kiến tạo dần bị tách ra, khiến lớp vỏ Trái Đất bên dưới hồ mỏng đi liên tục. 
 

hồ abbe là nơi nóng nhất trái đất
Hồ Abbe là một trong những nơi nóng nhất trên Trái Đất (Ảnh: Juan Martinez)

Những đường nứt hình thành dần dưới lòng hồ, cho phép magma thoát ra ngoài. Trải qua hàng nghìn năm, trầm tích đá vôi travertine đã tạo thành những ngọn núi khổng lồ trên sa mạc. Vào những năm 1950, khi mực nước của hồ giảm xuống 2/3, người ta mới nhìn thấy những khối đá vôi này.

Mỗi năm, các mảng kiến tạo bên dưới Tam giác Afar phân tách với tốc độ khoảng 2cm. Các nhà địa vật lý tin rằng trong khoảng 10 triệu năm, vùng Afar và hồ Abbe rộng lớn này sẽ sinh ra một đại dương mới. Ngoài ra,theo các nhà khoa học tại đài quan sát Trái Đất của NASA, Biển Đỏ, thung lũng Great Rift Đông Phi và vịnh Aden sẽ biến thành đại dương, trong khi vùng Sừng châu Phi sẽ thành một hòn đảo.
 

khí hậu ở hồ abbe khắc nghiệt
Khí hậu ở hồ Abbe khắc nghiệt quanh năm (Ảnh: Juan Martinez)

Mặc dù Tam giác Afar là một trong những vùng cô lập và khắc nghiệt nhất châu Phi, nhưng nơi đây vẫn có người sinh sống. Từ thủ đô của Djibouti đến hồ Abbe là khoảng 150km, du khách sẽ bắt gặp những khu định cư biệt lập nằm rải rác trong sa mạc khô cằn. Những người ở Tam giác Afar sống trong khu vực là dân bán du mục. Họ di cư xung quanh các bãi muối của vùng Tam giác Afar. Hầu hết các ngôi làng nhỏ tạm bợ ở Afar không có nước ngọt hoặc điện.
 

chăn gia súc ở hồ abbe
Chăn thả gia súc quanh hồ Abbe (Ảnh: pconline)

Với nhiệt độ dao động khoảng 30 độ C vào mùa đông và 45 độ C vào mùa hè, hồ Abbe ở châu Phi là một trong những nơi nóng nhất trên Trái Đất. Những người nông dân chăn cừu và thương gia ở Afar phải làm việc dưới cái nắng chói chang và điều kiện khắc nghiệt quanh năm. Đặc biệt, trong những năm gần đây, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã làm tăng nhiệt độ của khu vực và cũng làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán nơi đây.
 

cuộc sống ở hồ abbe chậm lại
Khi màn đêm buông xuống, các vì sao lấp lánh xuất hiện, cuộc sống ở hồ Abbe trở nên chậm lại (Ảnh: Juan Martinez)


Điều gì khiến hồ Abbe thu hút?

Thoạt nhìn, có vẻ như cuộc sống trên hồ Abbe khá tẻ nhạt và thiếu thốn, nhưng vẫn có những điều thú vị ở hồ và xung qunah khu vực thu hút khách du lịch. Đó là vào mùa đông, gần ao có một số lượng lớn chim hồng hạc di cư và tận mắt chiêm ngưỡng khoảnh khắc này là một trải nghiệm không thể nào quên đối với du khách. Tại vùng đất này, bất cứ mùa nào trong năm bạn cũng có thể bắt gặp những con vật như Thomaz's gazelles (Linh dương Thomson), dikdikov (linh dương nhỏ), warthogs (lợn hoang dã).
 

hồng hạc ở hồ abbe
Đàn hồng hạc kiếm ăn trên hồ Abbe (Ảnh : pconline)

Khi mặt trời lặn, hồ Abbe biến thành miền đất thần tiên với những hình bóng của những núi đá vôi mờ ảo giữa không gian vô tận. Đến khi màn đêm buông xuống và các vì sao lấp lánh trên bầu trời xuất hiện, cuộc sống ở hồ Abbe trở nên chậm lại, yên ả. Không có đường xá, điện hay cơ sở hạ tầng cơ bản, sự hẻo lánh của hồ Abbe tạo cảm giác biệt lập ít nơi nào trên Trái Đất có được.
 

hồ abbe - miền đất thần tiên
Hồ Abbe biến thành miền đất thần tiên với bóng của những núi đá vôi mờ ảo khi mặt trời lặn (Ảnh: Juan Martinez)

Theo kinh nghiệm du lịch Ethiopia, hồ Abbe nằm cách xa khu vực dân cư, vì vậy không thể di chuyển bằng xe buýt. Bạn chỉ có thể đến hồ bằng xe off-road. Do không có đường nhựa, vì vậy bạn sẽ cần trang bị cho mình một tấm bản đồ và một chiếc la bàn. Ngoài ra, du khách có thể xuất phát từ nơi gần hồ nhất là thành phố Asayita của Ethiopia, cách hồ Abbe khoảng 80km để khám phá vùng đất biệt lập nhất ở châu Phi.

Nguyễn Ngân

Theo Báo Thể thao Việt Nam

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)