Năm 1989, khách sạn Ryugyong được khởi công xây dựng ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên và dự kiến mở cửa hai năm sau đó. Tuy nhiên, 33 năm sau, “khách sạn tận thế” này vẫn không đón bất kỳ một vị khách nào dù có quy mô lớn và hoành tráng.
Khách sạn Ryugyong Triều Tiên được đặt tên theo một biệt danh trong lịch sử của Bình Nhưỡng, có nghĩa là "thủ đô của những cây liễu". Theo thiết kế, tòa nhà chọc trời hình kim tự tháp này cao khoảng 305m, bao gồm ít nhất 3.000 phòng cùng 5 nhà hàng với tầm nhìn toàn cảnh.
Khách sạn gồm ba cánh, mỗi cánh dốc 75 độ, hội tụ lại thành một hình nón. 15 tầng trên cùng dự tính là nơi mở các nhà hàng và bục quan sát. Hình dạng kim tự tháp không chỉ có hiệu quả về mặt thẩm mỹ, mà còn bởi khách sạn Ryugyong Triều Tiên không dùng vật liệu thép mà làm từ bê tông.
Mặc dù công trình này đã đạt đến độ cao như trong kế hoạch vào năm 1992, nhưng 16 năm sau vẫn chưa có cửa sổ, khoác trên mình lớp bê tông trần trụi và bị bỏ hoang. 33 năm sau đó, “khách sạn tận thế” này vẫn không đón bất kỳ một vị khách nào dù có quy mô lớn và hoành tráng. Và đó cũng là lý do tòa nhà nổi bật giữa thủ đô của Triều Tiên được đặt biệt danh là "khách sạn tận thế".
Khách sạn Ryugyong là sản phẩm của cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Vào năm 1989, thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên quyết định đăng cai "Lễ hội Thanh niên và Sinh viên Thế giới", đồng thời lên kế hoạch xây dựng Ryugyong đúng dịp sự kiện này. Tuy nhiên, do vấn đề kỹ thuật, công trình không hoàn thành đúng hạn để phục vụ lễ hội.
Vào thời điểm đó, Bình Nhưỡng đã chi khoản ngân sách khổng lồ cho sự kiện này. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Liên Xô lúc bấy giờ khiến cho Triều Tiên mất đi nguồn viện trợ và đầu tư quan trọng. Mặc dù cấu trúc bên ngoài khách sạn Ryugyong đã hoàn thành, việc xây dựng vẫn bị hoãn vào năm 1992.
Mãi đến năm 2008, sau 16 năm tạm dừng, quá trình thi công, "khách sạn tận thế" bất ngờ được nối lại như một phần trong thỏa thuận với Orascom, tập đoàn Ai Cập ký hợp đồng xây dựng mạng 3G với Triều Tiên. Chiếc cần cẩu cũ rỉ sét đặt trên nóc tòa nhà suốt hai thập kỷ cuối cùng cũng được di dời. Dưới sự hỗ trợ của các kỹ sư Ai Cập, đội ngũ công nhân đã lắp đặt các tấm kính và kim loại vào kết cấu bê tông với chi phí 180 triệu USD, tạo ra diện mạo mới hào nhoáng cho tòa nhà.
Dự án được hoàn thành hồi năm 2011, làm dấy lên đồn đoán về việc mở cửa, và cái danh "Khách sạn tận thế" tưởng chừng sẽ lui vào dĩ vãng. Cuối năm 2012, tập đoàn khách sạn hạng sang Kempinski của Đức cho biết khách sạn Ryugyong sẽ đi vào hoạt động một phần dưới sự quản lý của họ vào giữa năm 2013. Tuy nhiên, vài tháng sau đó Kempinski rút lại tuyên bố, giải thích rằng việc gia nhập thị trường tại đây "hiện là điều không thể". Và những điều này đã làm dấy lên nhiều lời đồn đoán về khách sạn bí ẩn Ryugyong.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH TRIỀU TIÊN KHUYẾN MÃI
>> Hà Nội - Bình Nhưỡng - Khai Thành DMZ - Kaesong 5N giá từ 38,900,000 đồng >> HCM - Bình Nhưỡng - Khai Thành DMZ - Kaesong 5N giá từ 38,900,000 đồng |
Từ lâu, người ta đã đồn đoán rằng "khách sạn tận thế" có cấu trúc yếu do kỹ thuật thi công và vật liệu kém. Nhìn từ bên ngoài tòa nhà có vẻ vững chắc, nhưng cấu trúc bên trong lại là chuyện khác.
Nhiều kiến trúc sư cho rằng vấn đề thực sự của khách sạn tận thế có lẽ là việc lắp đặt nội thất. Do tòa nhà xây bằng bê tông, cần rất nhiều thời gian để điều chỉnh lại các dịch vụ cần thiết và hệ thống thông gió vốn được lắp đặt theo thông số kỹ thuật của những năm 1980.
Đặc biệt, khách sạn bí ẩn Ryugyong đã gây chú ý trở lại hồi năm 2018 khi hệ thống đèn LED được lắp đặt trên mặt tiền, biến tòa nhà thành địa điểm trình diễn ánh sáng lớn nhất thủ đô Bình Nhưỡng. Mỗi chương trình dài 4 phút tái hiện lịch sử Triều Tiên và chiếu một loạt khẩu hiệu chính trị, trong khi phần đỉnh tòa nhà mang hình quốc kỳ.
Sau đó, nhiều công việc cũng được tiến hành tại khu vực xung quanh khách sạn, cho phép mọi người đi bộ ngay trước lối ra vào, nhưng không được vào bên trong. Vào tháng 6/2018, tòa nhà treo thêm tấm biển Khách sạn Ryugyong bằng tiếng Triều Tiên và tiếng Anh.
Mặc dù, việc mở cửa "khách sạn tận thế" này vẫn là câu hỏi bị bỏ ngỏ nhưng với những tín hiệu tích cực trên, người ta vẫn hi vọng rằng vào một ngày không xa, các tín đồ du lịch lại có thêm một địa điểm khám phá rất thú vị khi đi du lịch Triều Tiên.
Xem thêm: Tuyến đường sắt độc đáo tạo nên đường biên giới tréo ngoe |
Lê Vân