Tuyến đường trekking từ Oslo đến Trondheim là một hành trình vô cùng kỳ thú. Bạn đừng ngại địa hình hiểm trở, thật ra, cung đường này vô cùng dễ đi và có niên đại ngay từ thời trung cổ. Còn gì tuyệt vời khi nhìn ngắm khung cảnh của đất nước Nauy dưới từng bước chân đi.
Cuộc hành trình xuất phát từsâu trong thung lũng Gudbrands. Nơi đây cách khoảng hơn trăm km dọc theo con đường St Olav ở đất nước Na Uy. Bạn của chúng tôi, anh Stig Grytting tiếp đãi chúng tôi ngay trang trại thế kỷ 13 của mình, uống rượu và ăn bánh mì nhà làm. Anh còn chia sẻ cho chúng tôi kinh nghiệm về chuyến trekking trước mắt.
Tuyến đường trekking từ Oslo đến Trondheim khá mới mẻ với du khách, nhưng thật ra tuyến đường này có niên đại từ thế kỷ thứ 11. Nó xuất hiện trong một cuốn bút kí của người Đức, được viết bởi nhà biên niên sử thời trung cổ Adam von Bremen. Trong đó, ông mô tả hành trình mà Vua Olav II Haraldsson đã quay trở lại quê hương vào năm 1030, sau khi thất bại trong nỗ lực thống nhất đất nước Na Uy dưới lưỡi gươm của mình.
Phong cảnh yên bình giúp thư giản trước hành trình
Vua Olav đã chết trên đường về, nhưng phép lạ đã diễn ra ngay sau đó. Theo biên niên sử của đất nước Nauy, ông được phong thánh. Một người mù đã sáng mắt trở lại sau khi bôi máu của Olav lên và người ta nói rằng khi họ khai quật mộ của Olav tại Trondheim, thi thể ông phảng phất mùi hoa hồng. Từ đó những người hành hương bắt đầu đến theo con đường này.
Một đoạn nho nhỏ trong chuyến hành trình
Chuyến trekking kéo dài 64km từ thủ đô Oslo của đất nước Nauy đến tạn thành phố Trondheim ven biển. Có rất nhiều du khách Châu Âu tham gia cùng chúng tôi, và họ cũng trọ ngay tại nhà của Stig Grytting. Stig còn bật mí cho chúng tôi, trong số 400 người đi bộ theo con đường St Olav mỗi năm, hơn 33% là người Đức - nhiều hơn bất kỳ quốc tịch nào khác, bao gồm cả người Na Uy.
Hagelien cùng đoàn du khách Đức
Tôi còn gặp được anh chàng người Đức, Per Gunnar Hagelien, một thành viên của nhóm giúp thiết lập lại tuyến đường vào năm 1997. Những chuyến hành hương ở đất nước Na Uy từng bị cấm vào những năm 1537, trong thời kỳ cải cách. Tức là tuyến đường này từng bị bỏ hoang trong suốt 460 năm.
Du khách đi bộ trên những con đường khá đẹp
Nhóm tái thiết tuyến đường này mong rằng đất nước Nauy sẽ có một điểm trekking tâm linh nổi tiếng, ngang hàng với cung đường Camino thuộc Tây Ban Nha. Tuy nhiên rất ít người theo đạo công giáo biết đến thánh tích tại Nauy, và con đường St Olav còn quá hoang sơ đối với du khách không quen với bộ môn trekking.
Cả đoàn cùng động viên nhau vượt hành trình
Tuy nhiên, trong vài năm qua, nhóm đã hợp tác với những người dân địa phương như Stig để phát triển và quảng bá con đường St Olav nói riêng và đất nước Nauy nói chung đến với đông đảo trekking thủ trên khắp thế giới.
Một thị trấn trong chuyến trekking
Ngay từ lối vào của con đường St Olav, nằm giữa Lillehammer và Oslo, tôi đã đến thăm tàn tích của nhà thờ Hamar. Dàn diễn viên địa phương vào vai các tu sĩ Augustine, cúi chào và hát những bài kinh ám ảnh giữa những bức tường đá.
Nhà thờ Hamar được tu sửa khang trang
Sau đó tôi tiến gần hơn đến thánh tích của đất nước Nauy - Nhà thờ Nidaros - và tôi gặp thêm khá nhiều người hành hương hơn. Mỗi người có một câu chuyện để kể, một lý do để tìm đến những thánh tích - từ chàng trai trẻ từng phục vụ trong quân đội và muốn tìm ra hướng đi cho cuộc đời, cho đến cả một cặp vợ chồng người Đức mới nghỉ hưu, họ muốn có tìm lại cảm giác hạnh phúc, gắn bó bên nhau.
Nhà thờ Nidaros huyền bí
Ngày hôm sau, chúng tôi bắt đầu đi lang thang trong rừng thông, an toàn nhé, không hề có một linh hồn xa xưa nào cả. Chúng tôi còn đi dạo qua các thửa đất nông nghiệp, xuyên cả qua những lối đi bí mật được giấu kín bởi những chiếc xe hơi, và được anh chàng John Wanvik đón bằng thuyền. Anh đưa chúng tôi tới Sundet Farm ( giường dorm từ £ 35,kèm bữa ăn thêm). Nông trại nay trở thành hostel này thuộc về gia đình anh từ thế kỷ thứ 12, và chỉ cách Trondheim 16km.
Khi tôi đến thành phố Trondheim vào sáng hôm sau, và nhìn thấy những ngọn tháp của thánh địa nơi những người hành hương kết thúc hành trình, tôi nhớ lại những điều mà Frede Fjågesundto, một linh mục mà mình đã gặp khi hành hương. Tôi đã hỏi ông khá nhiều điều xung quanh đức tin.
Một cột mốc trên tuyến đường
“Ngày nay, tôi không nghĩ rằng mọi người không còn sùng đạo, chỉ là họ thể hiện niềm tin theo cách khác”, ông ấy nói. “Chúng ta làm việc trước bàn máy tính một cách thụ động mà bỏ qua nhiều phần cơ thể khác. Chính những tuyến đường trekking như vậy, giúp chúng ta khám phá không chỉ một quốc gia, mà đôi khi ta còn khám phá chính bản thân mình."