Địa điểm:
đền An Lư thuộc xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
Đặc điểm: Đền nằm trên dải sa bồi của hệ thống sông Cấm, chảy qua thềm đất cổ Thủy Nguyên, nơi có sự khai phá đất đai, tạo dựng xóm làng của cư dân làm nông nghiệp làm lúa nước và chài lưới từ rất sớm.
Đến An Lư ngôi đền nhỏ nhằm tưởng nhớ công lao của danh y Tuệ Tĩnh. Người đã chưa. Danh Y Tuệ Tĩnh người thầy thuốc nổi tiếng chưa bệnh cho nhân dân, để ghi nhớ công ơn của danh ý, người dân làng đã lập nên đền An Lư. Ngày nay đền An Lư trở thành
di tích lịch sử ở Hải Phòng nổi tiếng được nhiều khách
du lịch xuyên việt biết đến như một điểm tham quan hấp dẫn.
Di tích đền An Lư ở Hải Phòng hiện nay còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như: hệ thống văn bia gồm: Thứ Vị Liệt Danh bi ký niên hiệu Hoằng Định 15 đời vua Lê Kính Tông (năm 1616), Hậu Thần bi ký niên hiệu Cảnh Hưng 32 đời Vua Lê Hiển Tông (1772), Khai sáng Đồng Điền bi ký niên hiệu Tự Đức 7 (1855), bản Giáp phối hậu bi ký niên hiệu Tự Đức 19 (1867), Phối Hưởng bi ký niên hiệu Tự Đức 21 (1869) và Tiên Hiền bi ký niên đại khoảng thế kỷ 17.
Ngoài ra, đền còn lưu giữ Bản Huyện từ Chung (Chuông của Từ chỉ huyện) được đúc năm Tự Đức 33 (1880), đây là quả chuông của văn miếu huyện Thủy Nguyên được đặt tại xã An Lư, do thời tiết khắc nghiệt, sự tàn phá của chiến tranh, văn miếu bị hủy hoại chuông được chuyển về đền An Lư. Ngoài ra, đền còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như: bộ long ngai, thần tượng, hoành phi, câu đối, bộ chấp kinh... có niên đại cuối thời Nguyễn.
Đối với sắc phong trước năm 1938,
đền An Lư ở Hải Phòng lưu giữ 7 sắc phong bao gồm 4 sắc phong Tuệ Tính các niên hiệu Tự Đức 6 (1853), Đồng Khánh 2 (1887), Duy Tân 3 (1909), Khải Định 9 (1924), 1 sắc phong Khải Định 9 (1924) cho Trần Quốc Tảng và 2 sắc phong Khải Định 2 (1917) và Khải Định 9 (1924) cho Đoàn Thượng, hiện nay các sắc phong được lưu giữ tại đền.
Theo
kinh nghiệm du lịch Cát Bà, khách du lịch đến Cát Bà nghỉ dưỡng có thể đến tham quan
di tích đền An Lư và cùng tham gia lễ hội truyền thống làng An Lư được diễn ra vào ngày 11/11 Âm lịch. Tuỳ theo điều kiện mà
lễ hội đền An Lư có thể kéo dài từ 3 ngày đến 5 ngày. Điều đặc biệt cho cả huyện Thuỷ Nguyên và riêng làng An Lư là ngoài lễ hội tưởng niệm đại danh y diễn ra tại ngôi đền thờ ông, còn bảo lưu truyền thống văn hoá mang đậm bản sắc địa phương như: họp phiên chợ Xưa vào sáng mùng 1 tết Nguyên Đán, có đủ các sản vật địa phương và nhiều miền quê trù phú khác. Đặc biệt, vào dịp lễ hội khách
du lịch lễ hội từ khắp mọi nơi nô nức về đây để tham gia lễ hội đặc sắc diễn ra tại đền An Lư.