Nguyễn Bỉnh Khiêm danh nhân văn hóa lỗi lạc của nước Việt.
Cùng
Du Lịch Việt Nam tìm hiểu về di tích lịch sử Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm,nơi trưng bày khá đầy đủ hiện vật về thân thế và sự nghiệp trong suốt cuộc đời của ông.
Vị trí: làng Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Tp. Hải Phòng
Đặc điểm: là nơi thờ và trưng bày hiện vật về thân thế, sự nghiệp của danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) tên khai sinh là Hanh Phủ, tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Ông sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc ở thôn Cổ Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Vĩnh Bảo, Tp. Hải Phòng).
Khu di tích trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm có tố chất thông minh hơn người, năm 1535, ông thi đỗ Trạng nguyên và ra làm quan cho nhà Mạc, giữ chức Tả thị lang. Năm 1543, trước cảnh quan lại lộng quyền, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng trảm sớ đối với 18 đình thần biến chất, mưu phản song không được nhà vua chấp thuận. Ông bèn cáo quan về ở ẩn nơi quê nhà, lập am Bạch Vân, mở trường dạy học, làm thơ, nghiên cứu kinh sử. Học trò của ông nhiều người trở thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền... Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là nhà triết học lớn của Việt Nam. Ông cũng tinh thông về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là “nhà tiên tri” số một của Việt Nam với hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là “Sấm Trạng Trình”.
Di tích lịch sử của Hải Phòng nổi tiếng này nhằm tưởng nhớ và khắc ghi công lao to lớn của Nguyễn Bỉnh Khiêm để tưởng nhớ và khắc ghi những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm, con cháu và dân làng đã xây dựng một
khu di tích trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm nhiều hạng mục công trình để thờ cúng và trưng bày hiện vật về thân thế, sự nghiệp của ông.
Du khách dưng hương tại khu di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm
Theo
kinh nghiệm du lịch Cát Bà, nhiều khách du lịch đến Cát Bà đều quan tâm và ghé thăm khu di tích lịch sử trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng này.
Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm 9 hạng mục: tháp bút Kình Thiên; đền thờ dựng sau khi cụ mất (1585) với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lý Học”; nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần mộ cụ thân sinh ở phía sau đền; tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7m, nặng 8,5 tấn; hồ bán nguyệt rộng khoảng 1.000m²; chùa Song Mai; Nhà Tổ có tượng thờ bà Minh Nguyệt, vợ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tân, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “Trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện.
Phía sau đền là 3 gian nhà lợp cói, mô phỏng am Bạch Vân, nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi từ quan đã về dạy học, làm thơ. Gần am Bạch Vân là tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm cao 5,7m, nặng 8,5 tấn được làm bằng chất liệu đá Granit, trong tư thế ngồi tay cầm bút, tay cầm sách, y phục nhà Nho, cốt cách giản dị. Ngoài ra còn có hai bức phù điêu được thiết kế khá công phu, hoàn chỉnh, mỗi bức cao khoảng hơn 5m, dài hơn 20m. Bức thứ nhất diễn tả lại cuộc đời, sự nghiệp của Trạng Trình từ lúc còn bé đến cuối đời; bức thứ hai diễn tả một giai đoạn lịch sử của địa phương từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến nay.
Ngày nay,
khu di tích trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được xây dựng khá khang trang, nơi đây trở thành
điểm du lịch Hải Phòng nổi tiếng được nhiều du khách đến tham quan.Đặc biệt vào dịp
du lịch lễ hội khu di tích là nơi tổ chức các lễ hội lớn kỷ niệm ngày sinh (10/4 âm lịch) và ngày mất (28/11 âm lịch) của danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm, thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến dâng hương tưởng niệm.