Banner Movi

Cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong, pháo đài kiên cố trên dãy Himalaya

Thứ bảy, 07/11/2020, 08:30 GMT+7
Không chỉ là một toà lâu đài với lối kiến trúc hiếm có nơi nào sánh kịp, cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong còn là chứng nhân lịch sử của đất nước Bhutan. Trong chiến tranh, nó là pháo đài kiên cố bất khả xâm phạm chống lại giặc thù, còn nay nó là những toà bảo tháp nguy nga của Phật pháp.
quảng cáo

Là lâu đài thứ hai được xây dựng ở Bhutan, cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong trong lịch sử là thành lũy kiên cố bảo vệ đất nước còn ở thời bình lại là thánh địa tâm linh của người Bhutan và là nhân chứng kể lại câu chuyện lịch sử bi hùng cho du khách thập phương. 
 

cung điện thế kỷ 17 Punakha DzongPunakha Dzong là lâu đài thứ 2 được xây dựng ở đất nước Bhutan. Nguồn: Yeudulich


>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Quảng Châu Trung Quốc trọn gói


Cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong, pháo đài kiên cố trên dãy Himalaya 


1. Dzong là gì?

Trước khi tìm hiểu về cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong, du khách cần làm rõ những thông tin về Dzong, một loại hình kiến trúc đặc trưng của đất nước Bhutan. Và có ai hỏi rằng Bhutan có gì đặc biệt thì Dzong chính là một trong số các câu trả lời. 
 

Cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong 1 Cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong là lâu đài được xây dựng bên dòng sông Cha và sông Mẹ ở Bhutan. Nguồn: Du lịch Việt Phong

Theo thống kê, ở Bhutan có hơn 2.000 dzong được xây dựng cách ngày nay 5-6 thế kỷ với diện tích rộng vài  hecta. Đa phần các dzong đều nằm ở vị trí đỉnh núi cao hay các triền dốc nguy hiểm. Có lẽ một phần lý do là vì trong quá khứ, dzong được dựng lên với mục đích chính là bảo vệ đất nước khởi giặc xâm lăng. 
 

Cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong 2Trước khi trở thành các tu viện, Punakha Dzong là một pháo đài chống lại giặc xâm lăng. Nguồn: lữ hành Việt Nam

Một điểm thú vị nữa không có một bản thiết kế nào được vẽ ra trước khi xây dựng dzong mà tất cả đều đặt dưới sự chỉ huy của một vị lạt ma cao cấp. Và không hề có một chiếc đinh nào được sử dụng trong việc xây dựng dzong. 
 

Cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong 3Vẻ đẹp lung linh huyền ảo của Punakha Dzong khi lên đèn. Nguồn: Việt Nam Open Tour

Ngày nay khi chiến tranh đã kết thúc, các dzong được sử dụng vào mục đích là trụ sở của các trung tâm tôn giáo và hành chính. Và một số thì mở cửa đón khách du lịch đến tìm hiểu về kiến trúc, văn hóa cũng như lịch sử của vương quốc Bhutan
 

2. Punakha Dzong – cung điện thế kỷ 17 trên dãy Hymalaya

Nằm trên độ cao 1.463 mét, ở vị trí hợp lưu của hai con sông là Pho Chhu (sông Cha) và Mo Chhu  (sông Mẹ) là pháo đài kiên cố có tên cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong. Punakha dzong được xây dựng vào năm 1637, là lâu đài thứ hai được xây dựng ở Bhutan và là một trong những lâu đài đẹp nhất ở quốc gia này. 
 

cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong 4Rất nhiều sao Vpop đã từng ghé thăm đất nước Bhutan và Punakha dzong. Nguồn: Lữ hành Việt Nam

Lúc đầu, nơi đây được đặt tên là Puntang Dechen Phodrang Dzong có nghĩa là cung điện của hạnh phúc. Từ năm 1950 trở về trước, cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong luôn là thủ đô và trung tâm chính trị của Bhutan và là thủ phủ của chính phủ quốc gia. Sau thời gian đó, Bhutan rời thủ đô về Thimphu. 
 

cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong 5Từ năm 1950 trở về trước, Punakha Dzong là thủ phủ của Bhutan và là trung tâm chính trị của đất nước này. Nguồn: lữ hành Việt Nam

Lâu đài này có tòa tháp trung tâm hình chữ nhật cao 6 tầng, dài 183 mét và rộng 7 mét. Trước năm 1950, PunakarDzong là nơi ở của người cai trị tối cao vương quốc Bhutan và là nơi tổ chức các nghi lễ quốc gia quan trọng còn hiện nay đang là nơi ở của Tổng giám mục Kikanbo. 
 

cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong 6Punakha Dzong là nơi diễn ra nhiều nghi thức và lễ hội quan trọng của đất nước Bhutan. Nguồn: Lữ hành Việt Nam

3. Cảnh quan kỳ thú ở khuôn viên Punakha Dzong

Ngay từ đầu, cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong được dựng lên với mục đích chống lại kẻ thù xâm lược nên có thiết kế rất linh hoạt. Đặc biệt là những cầu thang gỗ được xây dựng ở lối đi vào có độ dốc có khả năng kéo lên khi cần. Nơi đây cũng là khu vực cất giữ vũ khí trong các cuộc chiến tranh của đất nước Bhutan với các kẻ thù xâm lăng. 
 

cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong 7Mặc dù có kiến trúc rất đồ sộ nhưng Punakha Dzong không hề dùng đến một chiếc đinh nào trong quá trình xây dựng. Nguồn: VYC Travel

Không chỉ được xây dựng ở địa hình núi non hiểm trở mà hầu hết các cung điện ở Bhutan đất nước hạn phúc nhất thế giới đều có diện tích rất rộng lớn với một tổ hợp kiến trúc đồ sộ và cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. 

Cảnh quan nổi bật nhất ở Punakha Dzong có lẽ là cây bồ đề đại diện cho sức mạnh tâm linh Phật Giáo nằm phía trước lối vào sân ngôi đền màu trắng hùng vĩ.

Nếu có thời gian khám phá cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong, du khách dễ dàng phát hiện ra bộ sưu tập đá, đền thờ thần Rắn Tsochen, khu tu viện, tháp trung tâm ở khu vực bên trái. Ngoài ra, khu sân trước còn có 2 phòng lớn xây dựng kiên cố, đây chính là nơi làm lễ phong tước hiệp sĩ của vị vua đầu tiên của Bhutan, vua Ugyen Wangchuck. 
 

cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong 7Ngoài kiến trúc độc đáo, Punakha Dzong còn đang lưu giữ rất nhiều bộ sưu tập Phật pháp. Nguồn: Elite Travel

Ngoài ra, Punakha Dzong còn là nơi lưu giữ nhiều thánh tích của dòng dõi cao quý Drukpa (trường phái Kagyu - Phật giáo Tây Tạng) và cũng là nơi bảo quản hài cốt của Ngawang Namgyal và Pema Lingpa linh liêng. 
 

cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong 9Punakha Dzong là nơi bảo quản hài cốt của Ngawang Namgyal và Pema Lingpa linh liêng. Nguồn: Lữ hành Việt Nam

Đồng thời, cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong còn chứa đựng cả một bộ sưu tập đồ sộ các bản thảo Phật giáo Bhutan, những người nổi tiếng trong thế giới Phật pháp và các bức tranh tôn giáo cùng tranh chân dung của những người tôn giáo nổi tiếng.
 

cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong 10Hàng năm, rất nhiều du khách trên Thế giới ghé thăm cung điện Punakha Dzong. Nguồn: Travel PX

Nếu đi du lịch Bhutan vào mùa xuân, du khách sẽ mê mẩn với sắc tím của lòai hoa tử đinh hương nở rộ khắp Punakha Dzong. Sắc tím càng nổi bật trên nền tường trắng bao xung quanh Dzong. Cộng với những sắc vàng, đỏ, đen của các công trình khắc gỗ, Punakha Dzong như một bức tranh sơn dầu nổi bật trên sắc xanh thăm thẳm của núi rừng Himalaya. 
 

cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong 11Hoa tử đinh hương nhuộm tím cả Punakha Dzong mỗi độ xuân về. Nguồn: VYC Travel

Cung điện thế kỷ 17 Punakha Dzong, một kiến trúc đại diện cho tất cả các tu viện, lâu đài cổ ở Bhutan vẫn luôn ở đó, sừng sững giữa đại ngàn và là chứng nhân lịch sử của Phật giáo cũng như kể câu chuyện bản sắc văn hóa dân tộc của quốc gia hạnh phúc nhất thế giới này. 
 

>> Xem thêm: Cheo leo nơi đỉnh núi là tu viện Paro Taktsang, thánh địa tâm linh của Bhutan

Quỳnh Giang

Theo báo Thể thao Việt Nam

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)