Banner Movi
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Chuyện chưa kể về những món ăn 'đầu bảng' châu Á

Thứ sáu, 10/04/2020, 19:00 GMT+7

Món ăn châu Á vô cùng phong phú, đa dạng và hấp dẫn là điều không thể phủ nhận. Đằng sau mỗi món ăn lại là cả một câu chuyện thăng trầm mà nếu có thời gian "vẽ" ra hết, ắt hẳn có thể xây dựng thành cuốn tiểu thuyết chương hồi nhiều tập.

quảng cáo

Những món ăn châu Á nhiều không sao kể xiết. Nhưng trong đó có hai món cực kỳ nổi bật và thân thương khi đã gắn bó với đông đảo người dân khắp vùng Đông Á, Đông Nam Á. 
 

Những gói mì ramen nổi tiếng

Sự ra đời của mì ramen ăn liền ở Nhật Bản là phát minh làm thay đổi nền ẩm thực châu Á hiện đại. Từ một sản phẩm cao cấp được phát triển thành món ăn bình dân có mặt trong mọi nhà bếp ăn châu Á, mì ramen ăn liền hiện được tiêu thụ trên toàn thế giới và ở Việt Nam thường được gọi là mì gói hay mì ăn liền. Đặc biệt, hoàn cảnh càng gian khó, món ăn châu Á này xuất hiện càng sâu sắc. Lười có mì gói. Muốn tiết kiệm có mì gói. Bị cách ly có mì gói.

Nhưng ít ai biết rằng hoàn cảnh mì ramen ăn liền ra đời lại bắt nguồn từ Mỹ sau thế chiến thứ hai và được tạo ra bởi một người Đài Loan, chứ không phải Nhật Bản. 
 

Nhung mon an chau ASự ra đời của mì ramen ăn liền ở Nhật Bản là phát minh làm thay đổi nền ẩm thực châu Á hiện đại. Ảnh: japan.net.vn

Mì ăn liền được tạo ra bởi Momofuku Ando, chủ sở hữu và người sáng lập công ty Nissin nổi tiếng tại Nhật Bản vào năm 1958. Ando đã phát triển toàn bộ quy trình sản xuất - từ làm mì, hấp và nêm, làm khô mì trong nhiệt dầu, toàn bộ quy trình này được gọi là flash frying đã tạo ra món mì ăn liền mà chúng ta biết đến ngày nay.
 

Nhung mon an chau AMomofuku Ando, chủ sở hữu và người sáng lập công ty Nissin nổi tiếng tại Nhật Bản. Ảnh: nippon.com

Phát minh mới này giúp kéo dài thời hạn sử dụng so với mì đông lạnh trước đó và cực kỳ tiện lợi. Chỉ cần thêm nước sôi và đợi khoảng hai phút, một tô mì ramen nóng hổi đã sẵn sàng. Nissin’s Chikin Ramen được coi là một món mới lạ và hấp dẫn, giá cả lại rẻ hơn rất nhiều so với mì tươi thông thường.

Ando sinh ra và lớn lên ở Đài Loan, nơi bị Nhật Bản chiếm đóng vào năm 1910. Sau chiến tranh, ông phải lựa chọn giữa việc trở thành công dân Đài Loan hay Nhật Bản. Ando đã chọn quốc tịch Đài Loan để giữ tài sản thừa kế nhưng vẫn ở lại Nhật Bản. Sau đó, ông bắt đầu sự nghiệp với việc thành lập công ty sản xuất muối tại Nissin, Osaka.
 

Nhung mon an chau AMì ăn liền ramen Nhật Bản là phát minh lớn thay đổi nền ẩm thực châu Á. Ảnh: rafu.com

Một yếu tố kinh tế có tác động rất lớn đến văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản sau Thế chiến II là việc cung cấp lúa mì từ sản lượng dư thừa của Mỹ. Vào năm 1953 và 1954, các trang trại của Mỹ đã tích cực sản xuất và đem lại nhiều sản phẩm. Trong những năm đầu sau chiến tranh, các sản phẩm nông nghiệp dư thừa của Mỹ được dùng cho viện trợ. Vào thời điểm đó, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đều thiếu hụt lương thực thực phẩm thiết yếu và cả ba nước này đều nằm trong danh mục viện trợ của Mỹ.
 

Nhung mon an chau AMì ramen ăn liền, dưới nhãn hiệu Chikin Ramen, đã được bán trên các cửa hàng Nhật Bản. Ảnh: scmp.com

Ando nhớ lại vào một đêm mùa đông lạnh lẽo, ông tình cờ chứng kiến một hàng người dài ở một cửa hàng bán mì ramen. “Khuôn mặt của những người đang ăn mì ramen trông thật hạnh phúc. Người Nhật thực sự thích chúng.” Nhìn vào hàng ghế trước quầy hàng, Ando nhận thấy rằng có một nhu cầu lớn. Chính sự việc này khiến hình ảnh của ramen đã in sâu trong tâm trí ông.

Do lượng lúa mì được cung cấp dưới dạng viện trợ từ Mỹ, chính phủ Nhật Bản đã tích cực khuyến khích người dân ăn bánh mì. Trong một cuộc gặp gỡ tình cờ với Kunidaro Arimoto, người làm việc cho Bộ Y tế, Ando đã thẳng thắn chỉ trích chính sách này: “Bánh mì cần ăn kèm với thứ gì đó hoặc với món ăn phụ khác. Nhưng người Nhật chỉ ăn nó với trà. Nó thực sự không tốt cho sự cân bằng dinh dưỡng. Ở phương Đông, ăn mì là truyền thống lâu đời. Tại sao không quảng bá mì, một loại thực phẩm làm từ bột mì, mà người Nhật luôn yêu mến?”. Trước ý kiến của Ando, Kunidaro đã trả lời: “Tại sao ông không giải quyết vấn đề này?”. Và Ando đã làm điều đó.
 

Nhung mon an chau ACông nghệ sản xuất mì ăn liền được Ando phát triển và thành công. Ảnh: bento.com

Mười năm sau, vào năm 1957, Ando đã mua một máy làm mì cũ, 18kg bột mì, dầu ăn và các thành phần khác, và tìm cách để mì có thể dễ dàng làm tại nhà. Mì ramen ăn liền, dưới nhãn hiệu Chikin Ramen, đã được bán trên các cửa hàng Nhật Bản vào năm sau đó. Sáu mươi năm sau khi phát minh ra đời, theo ước tính ước tính mỗi năm có khoảng 100 tỷ khẩu phần mì ăn liền trên khắp thế giới. Một con số đáng kinh ngạc.
 

Nhung mon an chau ATriển lãm mì nổi tiếng Nhật Bản. Ảnh: bento.com

 

 

Bánh cà ri chiên giòn hấp dẫn

Món cà ri chiên không có nguồn gốc từ bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào. Vậy làm thế nào mà Old Chang Kee trở thành thương hiệu nổi tiếng nhất trong khu vực? Câu trả lời chính là nhờ sự sáng tạo trong cách thức làm món ăn châu Á này.
 

Nhung mon an chau ABánh cà ri chiên giòn thương hiệu Old Chang Kee là một trong những món ăn châu Á hấp dẫn nhất. Ảnh: Asean Records World.

Từ Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan, Singapore đến Myanmar, mỗi quốc gia đều có những phiên bản riêng của món cà ri. Vậy phiên bản Singapore này có gì đặc biệt mà lại có sức hấp dẫn như thế? Cà ri được trộn với thịt gà và khoai tây gói trong bột, giống như món empanada nổi tiếng của Mexico, sau đó chiên giòn hoặc nướng chín.

Điều khiến cho Old Chang Kee nổi bật trong so các món cà ri ở đảo quốc Sư tử và khu vực, trước hết đó là hương vị. Lớp vỏ bánh chiên giòn của Old Chang Kee phồng xốp và mỏng làm bật lên hương vị của thịt gà, cà ri và khoai tây, vị cay hòa quyện hoàn hảo trong hương thơm nồng. 

Một lý do khác cho sự thành công của món bánh này, là địa điểm.
 

Nhung mon an chau ALớp vỏ bánh chiên giòn của Old Chang Kee phồng xốp và mỏng làm bật lên hương vị của thịt gà, cà ri và khoai tây. Ảnh: ticket id

Vào năm 1956, Old Chang Kee là một quầy ăn đường phố được mở ra bởi một người nhập cư từ Hải Nam, Trung Quốc - Chang Chuan Boon. Gian hàng bán bánh cà ri chiên vàng được đặt bên ngoài đường Koek, sau đó chuyển sang phố Albert trước khi chuyển đến địa điểm nổi tiếng đối diện rạp chiếu phim Rex vào năm 1973.

Khi đó các rạp chiếu phim mỗi ngày tổ chức đều một buổi chiếu thu hút hơn một trăm khán giả, và những người đi xem phim đói bụng sẽ đổ ra quán ăn để thưởng thức món bánh cà ri chiên thơm ngon. Món ăn ngon này nhanh chóng trở nên phổ biến, nó còn được gọi một cách trìu mến là bánh cà ri Rex, được bán với giá 35 xu Singapore.
 

Nhung mon an chau AVào năm 1956, Old Chang Kee là một quầy ăn đường phố nổi tiếng. Ảnh: vulcanpost.com

Khi Chang nghỉ bán vào năm 1986. Chủ sở hữu hiện tại của công ty Han Keen Juan đã tập hợp một nhóm các nhà đầu tư và mua lại gian hàng với giá 70.000 đô la Singapore (50.400 USD). Vào thời điểm đó, ông không có nhiều tiền để làm vốn, trả lời một cuộc phỏng vấn ông cho biết: "Tôi phải mượn của bạn bè và nhờ vợ tôi cầm đồ tất cả đồ trang sức". Đó là một rủi ro khá lớn khi mà Han không biết nhiều về thực phẩm hay cách chế biến chúng - ông thậm chí còn không biết cách chiên trứng.
 

Nhung mon an chau AOld Chang Kee trở thành thương hiệu nổi tiếng châu Á. Ảnh: capitalland.com

Tuy nhiên, ông đã thành lập một liên doanh. Ông chủ động học từng bước của phương pháp để tạo ra món cà ri chiên giòn và thậm chí đã đi xa tới Ấn Độ và Sri Lanka để tìm hiểu về gia vị. Việc đầu tiên Han làm là tập trung sản xuất thực phẩm và đến năm 1991, điều hành 12 cửa hàng, ông gần như tăng gấp ba doanh thu bán hàng của mình từ 700.000 đô la Singapore năm 1987 lên 1,6 triệu đô la Singapore vào năm 1991.
 

Nhung mon an chau ANgoài món bánh cà ri đặc biệt, thương hiệu còn bán thêm nhiều loại đồ ăn nhẹ, bánh snack với các hương vị khác nhau. Ảnh: the smart local

Tính đến năm 2019, Old Chang Kee đã công bố doanh thu bán hàng gần 90 triệu đô la Singapore, với hơn 70 chi nhánh tại Singapore và các cơ sở ở Úc, Indonesia và Malaysia. Ngoài món bánh cà ri đặc biệt, thương hiệu còn bán thêm nhiều loại đồ ăn nhẹ, bánh snack với các hương vị khác nhau.

 

Xem thêm: Quên đi nỗi lo mùa dịch với đồ ăn lấy cảm hứng từ virus corona

 

Hà Trinh

Theo Báo Thể thao Việt Nam

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)