Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
Mông Cổ

Bạn đã sẵn sàng tham gia lễ hội Naadam trên thảo nguyên ?

Thứ năm, 09/05/2019, 07:00 GMT+7
 Những tiếng kèn rộn ràng, vang khắp thảo nguyên, những lá cờ bay phấp phới đủ màu sắc, chào mừng bạn đến với lễ hội Naadam nổi tiếng khắp thảo nguyên. Hãy để DulichVietnam giới thiệu đến bạn lễ hội hấp dẫn này của Mông Cổ nhé. 
 Lễ hội Naadam xuất phát từ cụm từ Eriin Gurvan Naadam,  ba trò chơi của phái mạnh. Các môn thể thao được tổ chức trong Lễ hội Naadam cũng lâu đời như chính văn hóa Mông Cổ, tôn vinh những kỹ năng quan trọng trong lối sống du mục của người bản xứ - đấu vật, bắn cungđua ngựa.


Màn khai mạc hoành tráng của lễ hội

Mỗi môn thể thao đều được tranh đấu quyết liệt và những người tham gia dự kiến sẽ thi đấu trong trang phục truyền thống. Đây không phải là sự kiện thể thao đơn giản. Một đoàn kỵ binh Mông Cổ sẽ diễu hành và khiêu vũ trong lễ hội Naadam. Người dân sẽ thi nhau uống rượu – tranh cãi gay gắt quanh mỗi cuộc thi.


Đoàn diễu hành bắt đầu lễ hội

Lễ hội Naadam kéo dài nhiều ngày được tổ chức vào tháng 7 hàng năm và diễn ra khắp mọi nơi trên đất nước Mông Cổ. Tuy lễ hội lớn nhất được tổ chức ở thủ đô Ulaanbataar, nhưng các sự kiện ở vùng nông thôn cũng vui vẻ, sống động và đầy màu sắc, thậm chí còn thân mật hơn rất nhiều.


Đoàn kỵ binh ra chào sân

Phần thi đầu tiên trong lễ hội Naadam là môn đua ngựa. Người bản xứ luôn tự hào rằng Mông Cổ là một quốc gia sinh ra trên lưng ngựa. Những con ngựa ở đây rất khỏe mạnh, và thay đổi rất ít kể từ thời của Thành Cát Tư Hãn. Chúng vượt trội so với con người, có thể đối phó với nhiệt độ khắc nghiệt, chăn thả tự do và tìm kiếm thức ăn của riêng mình. Sữa ngựa cũng được chế biến thành thức uống dinh dưỡng của nhiều bộ tộc. 


Những nài ngựa nhí cạnh tranh khốc liệt

Mọi đứa trẻ lớn lên ở vùng nông thôn đều học cưỡi ngựa khi mới lên ba, và hầu hết những nài đua ngựa trong Lễ hội Naadam đều dưới mười tuổi. Các cuộc đua trên đường dài và trẻ em thì nhẹ hơn. Những cuộc đua của người Mông Cổ thiên về khả năng của ngựa, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là những nài ngựa trẻ tuổi không khéo léo hay đủ cứng rắn.


Hai anh em trong cùng đội đua

Việc cưỡi ngựa cũng nhằm tôn vinh và bảo tồn văn hóa Mông Cổ. Những nài ngựa trẻ tuổi trong lễ hội Naadam sẽ hát giingo, một dạng thần chú cầu nguyện Khayankhyarvaa, thần ngựa, trước và sau mỗi cuộc đua. Ngoài ra còn có một truyền thuyết cổ xưa của người Mông Cổ nói rằng bạn có thể thay đổi vận may của mình bằng cách chạm vào mồ hôi hoặc bụi bị cuốn lên bởi một con ngựa khi nó đua.


Dàn đô vật chào sân trước khi đấu

Môn tiếp theo trong lễ hội Naadamđấu vật. Đấu vật Mông Cổ được coi là quan trọng nhất trong ba môn thi. Các trận đấu được phát trên truyền hình quốc gia và mọi gia đình Mông Cổ đều hy vọng rằng con trai họ sẽ trở thành một đô vật nổi tiếng.  


Đấu vật nghiêng về kỹ năng hơn là cân nặng

Thành Cát Tư Hãn coi đấu vật là một công cụ thiết yếu để giữ cho quân đội của mình luôn sẵn sàng chiến đấu. Vậy nên trong lễ hội Naadam đấu vật tượng trưng cho độ bền. Người đầu tiên bị đẩy ngã sẽ thua trận đấu. Đấu vật Mông Cổ không có quy định hạng cân và  thời gian, nên có thể diễn ra trong nhiều giờ.


Các cung thủ so trình độ với nhau

Môn thi cuối cùng trong lễ hội Naadam là môn bắn cung. Bắn cung luôn đóng một phần quan trọng trong cuộc sống của người Mông Cổ. Những người du mục sử dụng cung tên để kiếm thức ăn. Cung tên tượng trưng cho lòng dũng cảm, giúp người Mông Cổ tiến xa hơn giữa thảo nguyên mênh mông. 


Trẻ em cũng tham gia bắn cung

Các cuộc thi bắn cung được tổ chức trong Lễ hội Naadam dành cho các cung thủ nam, nữ và trẻ em và tên của ba hạng mục lần lượt là Khalkh, Buriad và Uriankhai. Mỗi loại sử dụng cung tên  và khoảng cách đến mục tiêu khác nhau. Đây là một bài kiểm tra sức mạnh, tầm nhìn và sự tập trung. Tham gia bất kỳ môn nào trong lễ hội, vận động viên phải mặc trang phục truyền thống.

Trong năm 2019, lễ hội Naadam diễn ra trong khoảng thời gian từ 11 đến 15 tháng 7.
 
Danh Bùi
Theo Báo Du Lịch