Banner Movi

Thăm lại khu phi quân sự “Vĩ tuyến 17” ngày ấy bây giờ

Thứ ba, 23/04/2019, 19:56 GMT+7
Quảng Trị vốn là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung của đất nước, nơi đây đã trải qua rất nhiều đau thương do cuộc chiến tranh vệ quốc với rất nhiều địa danh gắn liền với những ký ức nhưng cũng rất đáng tự hào như: Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vĩnh Mốc… Và thật thiếu sót khi không nhắc đến khu vực vĩ tuyến 17 tại cầu Hiền Lương nơi phân định ranh giới tạm thời hai miền Nam - Bắc.
 
Cầu Hiền Lương ban đầu có tên Minh Lương được đặt từ thời vua Minh Mạng, nhưng sau này sợ phạm húy nên đã đổi tên thành tên gọi như ngày nay. Cầu Hiền Lương do Pháp xây dựng lại năm 1952, dài 178 mét, 7 nhịp, trụ bằng bê tông cốt thép, mặt cầu lát gỗ thông, rộng 4 mét, cầu được bắc qua con sông Bên Hải.
 
Thăm lại khu phi quân sự “Vĩ tuyến 17” ngày ấy bây giờ
 
Thăm lại khu phi quân sự “Vĩ tuyến 17” ngày ấy bây giờ
Cây cầu Hiền Lương xưa và nay

Cây câu này gắn liền với những sự kiện chính trị nổi bật của đất nước, bắt nguồn từ sau khi hai miền đồng ý ngồi vào bàn đàm phán ký hiệp định Geneve (1954), cầu Hiền Lương cùng sông Bến Hải trở thành giới tuyến tạm thời thuộc khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17, chia cắt 2 miền đất nước. Theo Hiệp định, Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 (tên gọi Khu phi quân sự Việt Nam, Vietnamese Demilitarized Zone - V-DMZ) được lập ra dưới sự giám sát quốc tế. Đường ranh phân chia Nam - Bắc là một vạch sơn trắng rộng 1cm làm ranh giới hai miền. Hàng ngày công an và cảnh sát hai miền gác, đổi phiên qua về theo chế độ liên hợp.
 
Thăm lại khu phi quân sự “Vĩ tuyến 17” ngày ấy bây giờ
Vạch sơn chia lìa đất nước

Nơi đây được lựa chọn làm nơi chia cắt đất nước là từ mưu đồ nham hiểm của Mỹ nhằm gây mâu thuẫn nội bộ để dễ bề can thiệp chính trị (như cảnh chia cắt Nam Triều Tiên và Bắc Hàn Quốc mà đến nay). Cụm di tích lịch sử này nằm trên vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông trên bản đồ Việt Nam đồng thời cũng nằm trên điểm giao nhau giữa Quốc lộ 1A và sông Bến Hải, phía bờ Nam thuộc địa phận thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Do Linh, phía bờ Bắc thuộc địa phận thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh.
 
Thăm lại khu phi quân sự “Vĩ tuyến 17” ngày ấy bây giờ
Binh lính canh gác trước 1975

Có lẽ vì vị trí chiến lược trong suốt thời kỳ chiến tranh nên địa điểm này chịu quá nhiều tổn thất, thương đau và cuối cùng, đến ngày 30/04/1975, tất cả lại òa vui cảm xúc sung sướng khi đất nước đã thống nhất Nam - Bắc một nhà.
 
Thăm lại khu phi quân sự “Vĩ tuyến 17” ngày ấy bây giờ
 
Thăm lại khu phi quân sự “Vĩ tuyến 17” ngày ấy bây giờ
Cột cờ tổ quốc là biểu tượng hòa bình

Có nhiều giai thoại về các cuộc đấu không súng đạn ở cầu Hiền Lương, trong đó nhắc đến nhiều nhất đó là những cuộc chiến “Chọi Cờ”. Từ khi giới tuyến được phân định, chiều cao của cột cờ không ngừng được nâng lên, bởi cờ của ta không thể thấp hơn cờ của Ngụy. Khi lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên cao vút, đồng bào hai bờ Bắc Nam vui sướng reo mừng. Mỹ - Ngụy hoàn toàn bất ngờ trước sự kiện này. Chúng vội vàng tăng cao cột cờ của chúng lên thành 35 mét.
 
Thăm lại khu phi quân sự “Vĩ tuyến 17” ngày ấy bây giờ
Hệ thống loa phát thanh tuyên truyền

Thăm lại khu phi quân sự “Vĩ tuyến 17” ngày ấy bây giờ
Tượng đài khát vọng

Hệ thống loa phát thanh tuyên truyền cũng là một trong các cuộc chiến tuyên truyền giữa hai miền. Nhờ có hệ thống đặc biệt này mà miền Bắc có cơ hội vạch trần âm mưu xâm lược của chính quyền Mỹ, đồng thời để động viên nhân dân yêu hòa bình miền Nam vững chí chờ đợi ngày đất nước thống nhất. Ngoài ra nơi đây còn có công trình mang tính biểu tượng rất lớn đó là "Cụm tượng đài khát vọng thống nhất" đặt ở bờ Nam sông Bến Hải.
 
Thăm lại khu phi quân sự “Vĩ tuyến 17” ngày ấy bây giờ
Cầu Hiền Lương thời kỳ đổi mới

Vào năm 2003, nhờ sự quan tâm của chính phủ địa điểm này đã được quan tâm trùng tu và tôn tạo để nâng tầm trở thành một hệ thống di tích lịch sử cấp quốc gia, tạo điều kiện cho du khách cả nước và trên toàn thế giới hiểu hơn về quá khứ hào hùng nhưng rất bi tráng của dân tộc.
 
Dịp nghỉ lễ 30.04 đã đến rồi, vì vậy nếu bạn có dịp ghé qua nơi đây ắt hẳn sẽ là một kỷ niệm khó quên.
Hằng Nga
Theo Báo Du lịch