Sa mạc Sahara không đơn giản chỉ là sa mạc lớn nhất thế giới đâu nhé, nơi đây còn ẩn chức rất nhiều điều kỳ lạ đấy.
Sahara là sa mạc lớn nhất thế giới, với diện tích chiếm 1/4 châu Phi. Các nhà khoa học phát hiện sa mạc Sahara ngày càng mở rộng. Từ năm 1962 tới nay, sa mạc này đã mở rộng thêm gần 650.000 km2. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là điều kỳ lạ nhất ở vùng đất này đâu. Hãy cùng Dulichvietnam tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Sa mạc Sahara luôn ẩn chứa những điều vô cùng kỳ lạ
Nơi khô cằn nhất cũng là nơi cực kỳ màu mỡ
Vào thời điểm cuối cùng của Kỉ băng hà, sa mạc Sahara là khu vực ẩm ướt với nhiều cây xanh và nhiều loài động vật sinh sống. Các hóa thạch khủng long cũng đã được tìm thấy trong lòng sa mạc Sahara. Khoảng 4.000 năm trước, đây vẫn là một vùng trù phú với nhiều động thực vật. Nhưng do sự thay đổi trong quỹ đạo Trái Đất khiến cho Sahara cạn khô.
Sa mạc Sahara từng rất màu mỡ với nhiều cây xanh và nhiều loài động vật sinh sống
Đến nay, chỉ có khoảng 2% diện tích ở Sahara vẫn còn màu mỡ với các ốc đảo xanh tươi nhờ có mạch nước ngầm. Trong ốc đảo, những hàng cây chà là cao vút, vừa ngăn chặn sự xâm nhập của cát vừa tạo ra nguồn thực phẩm cho cư dân. Ốc đảo đóng vai trò là trung tâm cho các hoạt động kinh tế trong sa mạc.
Ngày nay, giữa sa mạc Sahara vẫn còn các ốc đảo nhỏ.
Bên cạnh đó, nơi đây cũng có khoảng 500 loài thực vật mà hầu hết đều là những loài cây sinh trưởng nhanh và có khả năng chịu hạn tốt như xương rồng, cỏ giấy. Một vài loại thậm chí còn có thể mọc mầm sau 10 phút và ra rễ sau 10 tiếng.
Ngoài ra, hệ động vật ở Sahara phong phú hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng với gần 70 loài động vật có vú, 90 loài chim, hơn 100 loài bò sát sinh sống tại đây.
Có một kho sách khổng lồ giữa sa mạc rộng lớn
Có một kho báu sách khổng lồ nằm ngay trong lòng sa mạc của Thành phố Chinguetti nằm ở Tây Phi Maurirania. Hiện tại, kho sách này đang sở hữu số lượng sách khổng lồ lên đến hơn 6000 cuốn sách cùng những bản chép tay quý hiếm nhất trên thế giới. Vì vậy mà nơi này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới cần phải bảo tồn rồi đấy.
Khô hạn như vậy nhưng lại có tuyết rơi
Có phải bạn luôn nghĩ rằng một nơi khô cằn và nóng nhất thế giới như Sahara thì làm gì có chuyện tuyết rơi phải không? Nhưng trên thực tế điều này đã xảy ra. Lần đầu tiên là vào năm 1979, tuyết rơi ở khu vực Ain Sefra và kéo dài nửa tiếng khiến nhiều xe cộ mắc kẹt và giao thông gặp nhiều khó khăn.
Có thể bạn không tin nhưng tuyết rơi ở Sahara là có thật đấy
Vào năm 2017, tuyết lại “ghé thăm” sa mạc Sahara lần nữa, thu hút nhiều du khách đến để chứng kiến điều kỳ diệu này. Rồi đến năm 2018, tuyết lại tiếp tục rơi phủ trắng những đụn cát trên khu vực Sahara thuộc Ain Sefra, Algeria
Tuyết phủ kín sa mạc Sahara dưới sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Sống sót khi lạc trên sa mạc nhờ uống nước tiểu và máu dơi
Theo BBC, một vận động viên có tên là Mauro Prosperi khi tham gia giải marathon xuyên qua sa mạc Sahara vào năm 1994 bị cuốn vào một cơn bão cát và đi lạc.
Khi ấy anh ta đã rất tuyệt vọng, thậm chí cắt cổ tay tự tử để cái chết đến nhanh hơn. Tuy nhiên, do tình trạng mất nước trầm trọng nên máu chảy ra từ cổ tay của anh bị đặc lại và kết quả là Mauro phải cầm máu và bắt đầu tìm cách sống sót.
Bức ảnh trên được chụp trên sa mạc Sahara, khi Mauro tham gia vào cuộc thi chạy năm 1994. Ảnh: BBC.
Anh ta đi lại quanh một ngôi đền bỏ hoang tìm thấy trên sa mạc, và rồi giết rắn, thằn lằn để ăn sống. Anh ta cũng phải uống nước tiểu và máu dơi để tồn tại trong suốt 10 ngày cho đến khi được cứu hộ. Quả là một chuyến đi nhớ đời của Mauro!
Bão cát khổng lồ
Bão cát khổng lồ ở Sahara vào năm 2011 khiến ai nấy đều phải khiếp sợ
Tháng 5/2011, NASA đã chụp được cảnh tượng một cơn bão cát ở Sahara kéo dài hơn 1.100 km. Đây thật sự là nỗi khiếp sợ của những du khách tới Sahara tham quan. Hãy tưởng tượng bạn mà gặp phải một trận bão cát thì có khi bạn cũng sẽ phải trải qua những tháng ngày “cân não” một mình ở đây để đấu tranh sinh tồn, chờ người tới cứu như Mauro đấy.