Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Thái Lan

Ngoài Tết Songkran, đây là những lễ hội tại Chiang Mai sôi động nhất không nên bỏ qua năm 2020

Thứ tư, 05/02/2020, 08:30 GMT+7

Nếu lỡ bỏ qua lễ hội hoa anh đào với sắc hồng quyến rũ, bạn vẫn có thể hòa mình vào không khí nhộn nhịp của 5 lễ hội tại Chiang Mai như Tết Songkran hay Loy Krathong,...

test

Là vùng đất giàu di sản, văn hóa và đậm chất nghệ thuật nên Chiang Mai cũng là nơi diễn ra những lễ hội đặc sắc nhất của Thái Lan. Trong đó, Yee Peng là lễ hội được biết tới nhiều nhất và cũng là lễ hội đặc trưng nhất với những ảnh hưởng của Lanna tới truyền thống của Chiang Mai, lễ hội hoa cũng đang ngày càng được yêu thích. Ngoài ra, Chiang Mai có một số lễ hội tôn vinh truyền thống thủ công và nghệ thuật như Lễ hội Ô Bo Sang, Chiang Mai Fest hay Hội chợ thủ công và nghệ thuật Nimmanhemin,...


1. Lễ hội Ô Bor Sang

Địa điểm: Làng Bor Sang, Sangkampaeng
Thời gian: Tuần thứ 3 của tháng 1

 
Làng làm ô Bor Sang rực rỡ hơn thường lệ trong những ngày diễn ra lễ hội. Ảnh: takemetour

Đây là lễ hội tại Chiang Mai thường niên, tổ chức vào tuần thứ 3 của tháng 1 nhằm tôn vinh truyền thống làm ô Chiang Mai. Xuyên suốt trong 3 ngày là hàng chục hoạt động thú vị như diễu hahf, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, workshop làm ô, thi Hoa khôi Bor Sang… Bên cạnh đó, con đường chính dài khoảng 1 km ở Bor Sang sẽ trở thành một cái chợ khổng lồ với hàng ngàn chiếc ô đủ hình dạng và kích thước rực rỡ. 


2. Lễ hội Hoa anh đào

Địa điểm: Doi Inthanon, Doi Khun Chang Kien (Doi Suthep-Pui) và Doi Khun Mae Ya (Pai, Mae Hong Son)
Thời gian: Cuối tháng 12 đến giữa tháng 1

 
Chiang Mai dịu dàng sắc hồng trong những ngày cuối năm. Ảnh: Chiangmailocal

Khi những cơn gió đông man mác thổi xuống từ miền nam Trung Quốc, rất nhiều ngọn núi ở Chiang Mai phủ một sắc hồng quyến rũ của hoa anh đào. Trong tiếng Thái, những bông hoa anh đào bung nở là Nang Phaya Sue Krong. Những bông hoa hồng mỏng manh này thường tỏa sắc trong khoảng 2 - 3 tuần trước khi về với đất. Hoa anh đào chính là một trong những yếu tố thu hút người dân ở mọi miền Thái Lan đến với Chiang Mai vào thời điểm cuối năm. 


3. Lễ hội hoa

Địa điểm: cầu Nawarat, cổng Tha Pae, công viên Buak Haad, phố cổ
Thời gian: Cuối tuần đầu tiên của tháng 2

 
Một chiếc xe hoa tham gia lễ diễu hành trong Lễ hội hoa của Chiang Mai. Ảnh: Temple sand

Chiang Mai và hoa là hai thứ không thể tách rời, chẳng thế mà thành phố phía bắc Thái Lan này nổi tiếng là "thành phố hoa hồng". Mùa đông mát mẻ của Chiang Mai là điều kiện lý tưởng để một số loài hoa hiếm ở đất nước Chùa Vàng bung nở. Lễ hội hoa tại Chiang Mai được tổ chức thường niên vào những ngày cuối tuần đầu tiên của tháng 2 - thời điểm đánh dấu kết thúc mùa đông. Trong những ngày diễn ra lễ hội, các loài hoa lan hiếm, bonsai cổ, hoa hồng, hoa ly... sẽ phủ khắp các công viên công cộng, các con phố và rất nhiều góc phố ở phố cổ. 

Nếu ghé thăm Chiang Mai vào đúng lễ hội hoa, bạn đừng bỏ qua lễ diễu hành hoa bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng ngày thứ 7. Các xe hoa sặc sỡ sẽ được diễu hành qua phố Charoen Muang, cầu Nawarat, xuôi xuống Thae Pae trước khi kết thúc ở công viên Buak Haad.


4. Songkran (Tết té nước của người Thái)

Địa điểm: khắp nơi trên đất nước Thái Lan
Thời gian: 13/4 - 15/4

 
Tiếng cười là âm thanh dễ nhận thấy nhất trong những ngày tết của Thái, tại những lễ hội tại Chiang Mai. Ảnh: Lonely Planet

Songkran là tên gọi ngày tết theo Phật lịch của người Thái Lan. Như bất kỳ nghi lễ bắt đầu một năm mới nào trên thế giới, Songkran cũng là lễ hội được người Thái tổ chức với mong muốn xua đuổi muộn phiền năm cũ và đón một năm mới với những điều tốt đẹp. 

Bangkok có thể có những bữa tiệc Songkran quy mô lớn nhất, Pattaya có Songkran dài nhất nhưng Songkran ở Chiang Mai có lẽ ngày tết "ướt át nhất" và thú vị nhất trên khắp cả nước. Không nơi đâu bạn lại có thể thấy nhiều nước "bay" như ở Chiang Mai và đó chính là lý do thu hút khách du lịch ở khắp nơi trên thế giới đến đây vào giữa tháng 4. 

Songkran diễn ra trong 3 ngày, từ 13 đến 15 tháng 4 ở khắp các con phố. Đi dạo ở Chiang Mai trong những ngày này bạn không thể tdiễn nghệ thuậtránh không bị té nước. Vì vậy, hãy sẵn sàng tâm thế để đón nhận dòng nước mát tẩy rửa đi những đen đủi, ưu phiền của người Thái Lan.

Đây cũng là thời điểm bạn có thể chiêm ngưỡng những ngôi chùa ở Chiang Mai được trang hoàng rất đẹp mắt. Có rất nhiều buổi biểu diễn nghệ thuật diễn ra ngay trên phố.


5. Loi krathong và Yee Peng

Thời gian: rằm tháng 12 âm lịch (lịch Thái Lan) – khoảng cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 dương lịch

Yee Peng và Loi Krathong là 2 lễ hội khác nhau tại Chiang Mai nhưng diễn ra vào cùng một thời điểm nên thường được khách du lịch gọi chung bằng một cái tên là "lễ hội ánh sáng". 

 
Hoa đăng được thả trên dòng sông Ping ở Chiang Mai. Ảnh: Thailandee

Loi Krathong là lễ hội thả đèn hoa đăng. Vào ngày rằm tháng 12, người Thái thả đèn hoa đăng như một cách bày tỏ lòng thành kính với thần nước và mong ước của bản thân. Loi Krathong du nhập vào đất nước Chùa Vàng khoảng năm 1947 và trở thành một phần văn hóa Thái. 

Trong khi đó, Yee Peng là lễ hội thả đèn trời truyền thống của vương quốc Lanna từ thế kỷ 14. Trong tiếng Thái, Yee có nghĩa là "hai", Peng có nghĩa là "ngày trăng tròn". Yee Peng là ngày trăng tròn của tháng thứ 2 trong năm (theo lịch âm Lanna) - tương đương với tháng 12 theo lịch âm của Thái Lan hiện đại. Với người Thái, ngày trăng tròn chính là ngày sáng nhất và đầy đủ nhất - thời điểm hoàn hảo để cầu nguyện cho một năm mới tốt lành sắp đến. 

Lễ hội ánh sáng là một trong những thời điểm nhộn nhịp nhất của Chiang Mai với lượng khách du lịch khổng lồ cũng như nhiều hoạt động văn hóa diễn ra ở khắp thành phố. 

Đèn lồng rực sáng khắp Chiang Mai trong đêm rằm tháng 12, tuy nhiên, địa điểm được cho là đẹp nhất để thưởng thức lễ hội này là tại Đại học Mae Jo vào lúc 18h30. Bạn nên đến sớm để chọn chỗ. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý về trang phục, không được mặc quần short ngắn hay áo ba lỗ. 

 
Cuối tháng 11 hàng năm, Chiang Mai rực rỡ với lễ hội ánh sáng Loi Krathong và Yee Peng. Ảnh: Hero3+

Vì sức hút của Yee Peng, Chiang Mai có tổ chức một buổi thả đèn lồng khác dành riêng cho khách du lịch, được tổ chức 1 tuần sau ngày lễ chính thức. Tại đây, đèn lồng được thả với số lượng lớn và khách du lịch có cơ hội ghi lại những khoảnh khắc để đời. Giá vé cho sự kiện này khoảng 3.000 baht (giá vé có tính chất tham khảo), bao gồm tiền ăn, phương tiện di chuyển, đèn lồng... Địa điểm và thời gian của từng năm sẽ được công bố không lâu trước sự kiện. 

Quyên Nguyên 

Theo Báo Thể Thao Việt Nam 

quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc