Banner Movi

Nên đi đâu khi đến Bạc Liêu?

Thứ tư, 17/04/2019, 21:09 GMT+7
Là một tỉnh miền Tây Nam Bộ thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, Bạc Liêu có 3 dân tộc Kinh, Khơ-me, Hoa cùng sinh sống xen lẫn nhau. Chính điều đó tạo nên một nền văn hóa phong phú cho nơi đây.

Bạc Liêu đã đi vào thi ca, gắn liền với tên tuổi cố Nghệ sĩ Cao Văn Lầu, ông được ví như ông tổ của nghề cải lương, nét văn hóa đặc biệt của người Việt Nam. Là người con đất Việt hầu hết ai cũng mong muốn một lần được đến đây tìm hiểu về vùng đất thân thương này.
 
 
Biểu  tượng của Bạc Liêu là cây đàn đờn kìm ấn tượng


Nhà công  tử Bạc Liêu
 

Nhắc đến Bạc Liêu không ai không biết giai thoại một thời Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, ngôi nhà của ông được xem là một trong những địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở Bạc Liêu. Nằm ngay cạnh bờ sông Bạc Liêu ngôi nhà được xây dựng 1919 do kỹ sư người Pháp thực hiện thi công. Ngôi nhà được sử dụng nguyên liệu hoàn toàn từ Pháp, được xem là ngôi nhà hoành tráng, bề thế nhất Lục tỉnh Nam Kỳ xưa.
 
 Ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy
Ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy

Ngày nay khuôn viên khu nhà của công tử Bạc Liêu đã chuyển thành khách sạn công tử Bạc Liêu. Nơi này rất đắt khách, nếu du khách có ý định ghé đến nơi này, phải đặt phòng trước khoảng nửa tháng thì mới có phòng, nhất là phòng của công tử Bạc Liêu thì hầu như lúc nào cũng có người đặt trước.
 
 Những cổ vật đắc giá bên trong ngôi nhà
Những cổ vật đắc giá bên trong ngôi nhà

>>Tham khảo: Tour du lịch Miền Tây


Cánh đồng quạt gió Bạc Liêu
 

Nằm ở địa phận ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông là Nhà máy điện gió mới được hoàn thành đầu năm 2017. Khoảng cách từ trung tâm thành phố đến nhà máy khoảng gần 20km, nhưng từ xa cả chục cây số, bạn đã có thể nhìn thấy những trụ turbine lắp cánh quạt quay đều như những chong chóng in trên nền trời bao la. Đây là địa điểm check in yêu thích của nhiều bạn trẻ khi đến Bạc Liêu.
 
 Cánh đồng quạt gió là nơi thu hút giới trẻ khi đến Bạc LiêuCánh đồng quạt gió là nơi thu hút giới trẻ khi đến Bạc Liêu


Vườn nhãn cổ Bạc Liêu
 

Cách khoảng 6km từ thành phố Bạc Liêu về hướng Nam, men theo con đường mang tên cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, du khách sẽ thấy thấp thoáng vườn nhãn trải dài hơn 11km từ Hiệp Thành qua đến Vĩnh Trạch Đông. Miền Tây Nam Bộ là vùng đất của vườn cây ăn quả và đây là vườn nhãn đặc biệt nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là Vườn nhãn cổ trăm tuổi. Bước vào vườn, du khách sẽ được hái những chùm nhãn thơm ngon và thưởng thức bữa ăn vườn dân dã nơi đây. Gió mát hiu hiu, ngồi trong vườn ăn món đặc sản, du khách còn được thưởng thức những giai điệu đờn ca tài tử có một không hai thì còn gì bằng.
 
 Vườn nhãn cổ với giai điệu đờn ca tài tử hớp hồn nhiều du khách
Vườn nhãn cổ với giai điệu đờn ca tài tử hớp hồn nhiều du khách


Cánh đồng muối Bạc Liêu
 

Nằm trải dài trên hai huyện Hòa Bình và Đông Hải của tỉnh Bạc Liêu, những cánh đồng muối trắng muốt thơm nồng vị biển là điểm đến hấp dẫn dành cho du khách khi đến Bạc Liêu. Thời điểm từ tháng 12 đến  tháng 4 hàng năm là lúc muối đạt độ mặn hợp lý, người dân tập trung khai thác nên du khách sẽ chiêm ngưỡng được trọn vẹn vẻ đẹp của nơi đây. Bạc Liêu chỉ có 2 huyện này là có ruộng muối nhưng phong cảnh nơi đây vô cùng tuyệt vời và nên thơ. Những ruộng muối trải dài nhấp nhô từng đống lớn trắng muốt, những người nông dân kéo xe muối, thậm chí là gánh những thúng muối đầy trở về nhà khi hoàng hôn xuống. Khung cảnh như một bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên và sức lao động cần cù của con người Bạc Liêu.
 
 Cánh đồng muối Bạc Liêu một trong những cánh đồng hiếm hoi ở miền Tây Nam Bộ
Cánh đồng muối Bạc Liêu một trong những cánh đồng hiếm hoi ở miền Tây Nam Bộ


Biển Bạc Liêu
 

Là một trong những vùng biển phù sa của vùng đồng bằng sông Cửu Long, biển Bạc Liêu không hào nhoáng, lung linh như biển ở miền Trung mà nơi đây còn nhiều hoang sơ nhưng nó lại có sức hút lạ thường. Bao quanh biển là những hàng cây bần, cây mắm ngả nghiêng trong nắng gió. Buổi sáng nước ở biển cạn chừng tới bắp chân, du khách sẽ nhìn thấy cảnh những người ngư dân đánh bắt cá nơi đây. Đến với biển Bạc Liêu, du khách có thể thả mình trong những ngôi nhà trên biển, thưởng thức nhăm nhi hải sản và cảm nhận những làn gió biển mát rượi. Du khách có thể đi bộ trên chiếc cầu bê tông bắc qua khu Nhà Mát ngoài khơi sẽ có cảm giác chao đảo như đang cưỡi trên lưng sóng biển.

 
Biển Bạc Liêu buổi sáng khi ngư dân đi bắt cá
Biển Bạc Liêu buổi sáng khi ngư dân đi bắt cá


Chùa Xiêm Cán
 

Một ngôi chùa thuộc xã Hiệp Thành, một trong những ngôi chùa Khmer lớn và đẹp nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ đó là chùa Xiêm Cán. Mang kiến trúc Angkor độc đáo của người Campuchia, thể hiện qua những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang. Nơi đây không chỉ là nơi thờ cúng, tu đạo mà còn là nơi dạy chữ Khmer và tổ chức các lễ hội lớn của dân tộc. Chính vì vậy, người Khmer rất coi trọng và tự hào về ngôi chùa này của mình. Du khách có thể cảm nhận được một nền văn hóa phồn thịnh và rất đặc trưng của người Khơ-me đang từng ngày được giữ gìn, phát huy nhằm làm đẹp, phong phú và đa dạng hơn cho văn hóa Việt Nam.
 
 Cổng chùa được thiết kế vô cùng ấn tượng
Cổng chùa được thiết kế vô cùng ấn tượng

Cả ngôi chùa là một quần thể kiến trúc gồm: chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, tháp đựng hài cốt, am… Khuôn viên chùa bao la rộng lớn, đến đây du khách không chỉ được ngắm nhìn những công trình kiến trúc công phu, ấn tượng, mà còn tận hưởng không khí thật yên tĩnh và thanh bình khiến tâm hồn thư thái hơn bao giờ hết.
 
 Kiến trúc của ngôi chùa theo lối Angkor của người Campuchia
Kiến trúc của ngôi chùa theo lối Angkor của người Campuchia

“Bạc Liêu là xứ cơ cầu, dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu, nghe danh công tử Bạc Liêu đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu”, một thời xa xưa đã qua nhưng câu hát ấy vẫn vang mãi. Bạc Liêu cũng thế đi qua biết bao thăng trầm Bạc Liêu cũng vươn mình phát triển, tạo riêng cho mình một nét văn hóa đặc trưng riêng. Nếu có dịp đến với Bạc Liêu hãy cảm nhận sâu sắc nhất về nơi này nhé!
Kim Phụng
Theo báo du lịch