Banner Movi

Năm mới ở Trung Quốc, nét giao thoa giữa truyền thống và hiện đại

Thứ sáu, 01/01/2021, 07:45 GMT+7
Cũng giống như ở Việt Nam, năm mới ở Trung Quốc được coi là dịp lễ hội lớn nhất trong năm. Mặc dù vậy, ngày tết ở Trung Quốc lại đang trong vòng xoay giao thoa giữa truyền thống và hiện đại.
quảng cáo

Mùa xuân đang dập dìu về bên chúng ta, mang theo hơi thở rộn vui của đất trời trước nhịp bước chuyển giao. Hòa chung vào không khí đó, người dân tại nhiều quốc gia châu Á khác cũng tất bật chuẩn bị chào đón năm mới. Trong đó, tưng bừng và đáng chú ý nhất có lẽ là năm mới ở Trung Quốc với phong tục Tết khá tương đồng với Tết Việt Nam. Hãy cùng du lịch Việt Nam khám phá xem có gì độc đáo giữa truyền thống và hiện đại trong ngày tết ở quốc gia này nhé.
 

Năm mới ở Trung Quốc- Tử Cấm Thành rực rỡ đón chào ngày lễ lớn nhất trong nămNăm mới ở Trung Quốc- Tử Cấm Thành rực rỡ đón chào ngày lễ lớn nhất trong năm. Ảnh: Flicker


>>Xem thêm: Trọn bộ kinh nghiệm du lịch Quảng Châu Trung Quốc

 
Năm mới ở Trung Quốc bắt nguồn từ đâu?

Theo truyền thuyết, vào một ngày cách đây hơn 4.000 năm lịch sử, vua Thuấn đã trở thành hoàng đế của Trung Quốc, ông đã dẫn dắt thuộc hạ của mình cúng tế trước trời đất. Từ đấy, mọi người xem ngày này là ngày đầu tiên trong năm mới ở Trung Quốc, đó chính là ngày mồng 1 tháng Giêng âm lịch
 

Năm mới ở Trung Quốc có từ thời vua ThuấnNăm mới ở Trung Quốc có từ thời vua Thuấn. Ảnh: Flicker

Cũng kể từ đấy, cứ đến ngày mồng một tháng giêng hàng năm, mọi người lại tổ chức nhiều hoạt động tưng bừng để chào đón một năm mới. Các hoạt động diễn ra càng về sau này càng long trọng, thời gian diễn ra mỗi lúc một dài, sau cùng là hình thành nên những ngày Tết đón mừng năm mới như ngày nay.
 

Năm mới ở Trung Quốc là dịp lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Trung HoaNăm mới ở Trung Quốc là dịp lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Trung Hoa. Ảnh: 24h.com


Năm mới ở Trung Quốc diễn ra vào thời gian nào?

Năm mới ở Trung Quốc hay còn được gọi là ngày tết cổ truyền theo lịch âm thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch. Xuất xứ của ngày tết cổ truyền ở Trung Quốc này đã có từ xa xưa với rất nhiều truyền thuyết và tập tục liên quan, phản ánh niềm tin và cách sống của con người thời cổ đại.
 

Năm mới ở Trung Quốc bắt đầu từ tháng 12 âm lịch cho tới tháng giêng âm lịchNăm mới ở Trung Quốc bắt đầu từ tháng 12 âm lịch cho tới tháng giêng âm lịch. Ảnh: Du học Trung Quốc

Trước khi năm mới ở Trung Quốc bắt đầu, vào ngày 23 tháng 12 Âm lịch người dân Trung Hoa có thói quen tiễn ông Táo về trời. Ông Táo sẽ bay về trời báo cáo cho Ngọc Hoàng về những sự việc đã xảy ra dưới hạ giới trong năm qua.
 

Năm mới ở Trung Quốc- mâm cơm tất niên ngày cuối năm của người Trung QuốcNăm mới ở Trung Quốc- mâm cơm tất niên ngày cuối năm của người Trung Quốc Ảnh: Lữ hành Việt Nam

Vì thế, Tết ông công ông Táo là một phong tục trong ngày Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc mà người dân địa phương luôn thực hiện. Món ăn truyền thống mà người dân Trung Quốc hay dâng cúng ông Táo thường là bánh đường, bánh rán và súp đậu hũ.


Năm mới ở Trung Quốc có gì giống và khác Việt Nam?


Điểm tương đồng

Với vị trí địa lý khá gần cùng những dấu ấn lịch sử từ hàng ngàn năm trước, phong tục đón Năm mới ở Trung Quốc và Việt Nam đã dần có những nét tương đồng khiến cho du khách phương Tây vô cùng ngỡ ngàng và thích thú. Trước hết, về màu sắc chủ đạo, người dân của cả 2 quốc gia đều ưa chuộng màu đỏ.
 

Năm mới ở Trung Quốc luôn rực rỡ sắc đỏ Năm mới ở Trung Quốc luôn rực rỡ sắc đỏ. Ảnh: Pinterest

Vì thế, vào dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc hay ở Việt Nam sắc đỏ rực rỡ luôn xuất hiện ở khắp muôn nơi như một biểu tượng của sự may mắn. Cũng từ quan niệm trên, tặng lì xì đỏ cho trẻ nhỏ đã trở thành nét chung trong phong tục đón năm mới của 2 đất nước. Không chỉ vậy, giống như người Việt, đa số người Trung Quốc đều xem bữa cơm tất niên và sáng mùng một Tết là những bữa cơm quan trọng nhất trong năm.
 

Năm mới ở Trung Quốc đều có bắn pháo hoa để mong một năm may mắn và xua đuổi những điều không hay của năm cũNăm mới ở Trung Quốc đều có bắn pháo hoa để mong một năm may mắn và xua đuổi những điều không hay của năm cũ. Ảnh: Zing.


Điểm khác biệt

Sở hữu nhiều điểm tương đồng là thế, song từ sâu thẳm trong gốc gác văn hóa, năm mới ở Trung Quốc và Việt Nam vẫn mang những nét riêng biệt không thể lẫn vào đâu được. Đầu tiên phải kể đến chính là về thời gian ăn Tết khác nhau giữa hai quốc gia.

Người Việt chỉ ăn Tết từ 23 tháng Chạp tới mùng 7 tháng Giêng. Trong khi đó, Tết Nguyên Đán của người Trung sẽ kéo dài từ mùng 8 tháng Chạp tới rằm tháng Giêng. Đây là điểm riêng biệt nhất mà nếu có dịp đi tour du lịch Trung Quốc vào thời điểm này du khách cần phải chú ý nhé.
 

Năm mới ở Trung Quốc- người Trung Quốc luôn có xu hướng trang trí nhà của dịp tết khác với người Việt NamNăm mới ở Trung Quốc- người Trung Quốc luôn có xu hướng trang trí nhà của dịp tết khác với người Việt Nam. Ảnh: Unplush

Ngoài ra, về cách trang trí nhà cửa nhân dịp năm mới cũng có sự khác biệt. Người Trung Quốc đều có xu hướng chú trọng vào ý nghĩa biểu trưng. Chẳng hạn, khi trang trí nhà, nhiều gia đình sẽ dùng tờ giấy đỏ in hình chữ “phúc” và dán ngược lên cửa.
 

Năm mới ở Trung Quốc cũng là dịp để các cô gái diện những bộ trang phục truyền thống xứ Trung HoaNăm mới ở Trung Quốc cũng là dịp để các cô gái diện những bộ trang phục truyền thống xứ Trung Hoa. Ảnh: Du lịch Đại Dương


Món ăn truyền thống trong dịp năm mới ở Trung Quốc

Trong thực đơn truyền thống ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh. Trong đó đáng chú ý có bánh tổ hay còn gọi là Nian Gao, được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi.

Theo tiếng Trung, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững. Trong số các loại bánh ngọt truyền thống xuất hiện trên bàn ăn Nian Gao có lẽ là loại lớn nhất, đặc biệt phổ biến trong dịp năm mới ở Trung Quốc. Chiếc bánh này không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống của người Trung Quốc.
 

Nian Gao món bánh cổ truyền trong ẩm thực năm mới ở Trung QuốcNian Gao món bánh cổ truyền trong ẩm thực năm mới ở Trung Quốc. Ảnh: 24h.com

 Ngoài ra khi du lịch Trung Quốc vào dịp tết bạn sẽ có cơ hội nếm thử các món ăn đặc sản như sủi cảo, hoành thành, mì, bánh trôi nước. Trong tiếng Hán, chữ bánh sủi cảo có bộ “giao” mang ý nghĩa thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Ăn hoành thánh trong năm mới sẽ có ý nghĩa là “đầu tiên”còn ăn mì thì sẽ có ý nghĩa là “trường thọ”…
 

Món sủi cảo truyền thống trong năm mới ở Trung QuốcMón sủi cảo truyền thống trong năm mới ở Trung Quốc. Ảnh: Wiki travel

Riêng bữa ăn tối đêm giao thừa luôn mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với người dân Trung Quốc. Nó không chỉ là bữa cơm đoàn tụ gia đình để đón chào năm mới, mà chủ yếu là bầu không khí ấm cúng sum họp của gia đình.

Mặc dù bữa cơm đoàn tụ ngày Tết ở Trung Quốc đã được chuẩn bị từ mấy ngày trước, nhưng phần lớn các món ăn chính sẽ được chế biến ngay vào ngày cuối năm để cả nhà cùng thưởng thức.
 

Mâm cơm đậm vị của người Trung Hoa trong dịp năm mới ở Trung QuốcMâm cơm đậm vị của người Trung Hoa trong dịp năm mới ở Trung Quốc. Ảnh: Flicker


Những phong tục truyền thống trong dịp năm mới ở Trung Quốc

Là một quốc gia trải qua hơn 5000 năm lịch sử, nên ngày tết truyền thống ở Trung Quốc có rất nhiều những phong tục đặc trưng và thú vị như:
 

Lau dọn nhà cửa

Dọn dẹp nhà cửa là một truyền thống đón năm mới ở người Trung Quốc. Mọi ngóc ngách của ngôi nhà từ trong ra ngoài đều được làm sạch, với ý nghĩa xua đuổi những thứ cũ, những điều xui xẻo ra khỏi nhà để sẵn sàng cho khởi đầu mới.

Một phong tục thú vị trong năm mới ở Trung Quốc đó là người dân xứ sở Trung Hoa này không quét dọn nhà cửa trong suốt dịp tết bởi họ quan niệm quét nhà vào năm mới sẽ quét hết tài lộc ra đường. Đây cũng là lý do mà vào cuối năm, các gia đình đều phải lau dọn nhà cửa trước khi giao thừa về. 
 

Để đón năm mới ở Trung Quốc các gia đình thường hay dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ.Để đón năm mới ở Trung Quốc các gia đình thường hay dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ. Ảnh: Wiki Travel

 

Dán câu đối, treo chữ “Phúc đáo”

Trước tết Nguyên đán, hầu như mọi gia đình ở Trung Quốc đều dán câu đối viết trên giấy đỏ trước cửa nhà. Phong tục này xuất phát từ thời nhà Tống và lưu truyền đến nay.

Nhiều gia đình ở nông thôn vẫn giữ thói quen treo những câu đối đỏ, dán giấy đỏ cắt thủ công, treo đèn lồng đỏ và đốt pháo với mong ước có một năm mới an lành.
 

Năm mới ở Trung Quốc- phong tục dán chữ Phúc ngượcNăm mới ở Trung Quốc- phong tục dán chữ Phúc ngược. Ảnh: Dân Việt

Trong khi đó, chữ Phúc dán ngược với ngụ ý “Phúc đáo” (Phúc đến nhà), vốn là phong tục từ rất xa xưa của người Hoa trong dịp xuân về.
 

Tiền mừng tuổi trong phong bao đỏ

Một trong những phong tục truyền thống của năm mới ở Trung Quốc đó chính là mừng tuổi. Người lớn tặng tiền mừng tuổi cho trẻ nhỏ, đựng trong các phong bao màu đỏ với mong muốn chúc một năm có sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn. Truyền thống đó cũng được người Trung Quốc giữ gìn qua rất nhiều thế hệ.
 

Năm mới ở Trung Quốc- Phong tục lì xì đầu năm Năm mới ở Trung Quốc- Phong tục lì xì đầu năm. Ảnh: Zing

Ngày nay, các thanh niên cũng có thói quen biếu những phong bao màu đỏ (hong bao) cho ông bà, bố mẹ, để thay lời chúc sức khỏe và bình an.
 

Các phong tục khác

Vào đêm giao thừa, người Trung Quốc sẽ đốt pháo hoa để xua đuổi ma quỷ, tiễn năm cũ và đón năm mới tốt lành hơn. Ngoài ra cũng trong dịp năm mới ở Trung Quốc người dân ở đây có quan niệm không uống thuốc vào những ngày tết nhất là mùng 1 để tránh bị bệnh tật đeo bám cả năm.

Người dân xứ Trung Hoa cũng luôn tin rằng để có một năm không nợ nần và nhiều hầu bao thì cần phải trả nợ trước tết để tránh điều xui xẻo nợ nần kéo sang tận năm mới.
 

Đường phố được trang trí với sắc đỏ chủ đạo trong dịp năm mới ở Trung Quốc.Đường phố được trang trí với sắc đỏ chủ đạo trong dịp năm mới ở Trung Quốc. Ảnh: Pinterest

Vào ngày tết ở Việt Nam, chúng ta thường thấy hầu hết các gia đình sẽ dùng hoa mai, hoa đào hay cúc vạn thọ để trưng lên bàn thờ ngày tết. Song đối với người Trung Quốc, họ thường trưng các loại hoa sau: hoa mơ tượng trưng cho may mắn, cây kim quất tượng trưng cho tài lộc hay cây chom mon để mong mang đến sự bình an cho gia chủ.

Cuối cùng, để kết thúc dịp tết, người Trung Quốc sẽ tổ chức lễ hội đèn lồng. Theo đó, ở từng góc phố của người Trung Quốc sẽ có hàng ngàn chiếc đèn lồng với đủ màu sắc khác nhau được treo lên trông rất đẹp mắt.
 

Lễ hội lồng đèn vô cùng nhộn nhịp trong dịp năm mới ở Trung QuốcLễ hội lồng đèn vô cùng nhộn nhịp trong dịp năm mới ở Trung Quốc. Ảnh: 24h.com

Trên đây là những thông tin về năm mới ở Trung Quốc- một lễ hội vô cùng ý nghĩa với người dân Trung Hoa mà chúng tôi cung cấp cho bạn. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch thật tuyệt vời và lưu giữ laị nhiều kỉ niệm tại quốc gia này. 

>>Xem thêm: 4 khách sạn cổ trang mang đến trải nghiệm Trung Quốc độc nhất vô nhị

Hạ Miên

Theo Báo Thể thao Việt Nam

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)