Phú Thọ là một tỉnh nằm ở vùng đông bắc Tổ Quốc, được mệnh danh là quê cha đất tổ khi được khai phá, dựng nước và đống đô của các vị Vua ngày xưa. Chính vì thế, vùng đất Phú Thọ tồn tại rất nhiều lễ hội mang đậm dấu ấn lịch sử của thời khai thiên lập địa, tạo nên một nền văn hóa riêng biệt cho dân tộc. Ngày nay, khi mọi thứ đều phát triển thì những nền văn hóa cổ xưa chỉ còn là nhắc nhở, nhưng chính những lễ hội truyền thống ở Phú Thọ được lưu truyền và tổ chức hàng năm đã lưu giữ lại những thông điệp ý nghĩa của tổ tiên nước Việt.
Lễ hội giã bánh giày
Lễ hội thi giã bánh dày được tổ chức ở thị trấn Hưng Hóa thuộc huyện Tam Nông là lễ hội truyền thống ở Phú Thọ để tưởng nhớ về bà Hồ Thiên Hương – người đã có công đánh giặc cứu nước thời vua An Dương Vương và tạo không khí ra quân đầu xuân vui tươi, đoàn kết ở đất Phú Thọ. Lễ hội giã bánh giày sử dụng cối phên nứa với kích thước là 1m được làm từ nan nứa cật, chày giã được làm bằng gỗ lim hoặc táu, còn phần đầu chày được bịt bằng phên nứa đan nan đôi. Loại gạo nếp được chọn phải qua nhiều công đoạn lựa chọn sau đó đem ngâm đãi, tiếp theo cho vào sôi chín trước khi đem giã.
Lễ hội giã bánh giày nét đẹp văn hóa ở đất tổ Phú Thọ
Lễ hội thường chia làm 7 đội mỗi đội có 10 người với thời gian 30 phút. Bánh thành phẩm có đường kính từ 15cm đến 20cm, cao 5cm có hình chân tượng. Sau đó bánh được đưa lên kiệu rước vào Đình Trúc Phê để chấm điểm. Nếu được giải sẽ đưa vào thờ trong đình và người chiến thắng giải sẽ có lộc và gặp may mắn trong năm.
Lễ hội chọi trâu
Trong kho tàng văn hóa phi vật thể, đất Tổ Hùng Vương, lễ hội chọi trâu ở Phù Ninh là lễ hội mang giá trị đặc sắc, ghi đậm dấu ấn của cư dân nông nghiệp, thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. Năm 2011, Phù Ninh đã xây dựng hoàn thành trung tâm tổ chức chọi trâu với sức chứa khoảng 40 nghìn người, có tường rào, khán đài theo tiêu chuẩn của sân vận động lớn. Nằm ở vùng đông dân cư, giao thông lại thuận tiện ở cả bốn hướng nên năm nào lễ hội chọi trâu Phù Ninh cũng thu hút đông đảo du khách đến tham gia. Trong lễ hội sẽ có 32 trâu chọi thi đấu đối kháng theo cặp, hứa hẹn một lễ hội tưng bừng náo nhiệt, mang một ý nghĩa lâu đời của ông cha ngày xưa.
Nhiều du khách hào hứng đến tham gia lễ hội chọi trâu
Lễ hội cầu trâu
Trong hệ thống lễ hội truyền thống ở Phú Thọ, nếu Phù Ninh có lễ hội chọi trâu thì Hương Nha lại có lễ hội cầu trâu, được tổ chức đều đặn hàng năm để tưởng nhớ công đức của nữ tướng Xuân Nương – vị tướng ở thời Hai Bà Trưng cùng các trò diễn xướng khi Bà tổ chức cùng binh lính. Trâu được chọn cho lễ hội phải là trâu đực, to khỏe, được trưởng bối trong làng lựa chọn chăm sóc kỹ lưỡng trong nữa tháng rồi mới bắt đầu làm lễ. Trâu sau khi cúng tế được làm thịt giống như lúc nữ tướng Xuân Nương mổ khao quân. Sau khi thịt trâu được cúng, tương truyền nếu ai cướp được lễ vật sẽ may mắn suốt cả năm.
Quang cảnh ở lễ hội cầu trâu Hương Nha
Lễ hội đền Năng Yên
Lễ hội đền Năng Yên được diễn ra ở xã Năng Yên – huyện Thanh Ba và đền Năng Yên đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa. Đền thờ Tam Vị Đại Vương là những vị tướng lĩnh tài ba xuất chúng đã có công giúp vua Hùng Vương thứ 17 đánh tan giặc Thục, dẹp hổ lang và trấn giữ vùng đất này từ thuở khai sơ của dân tộc. Đền Năng Yên rất linh thiêng với những người có tâm linh hướng Phật, hàng năm có rất nhiều khách thập phương đến dâng hương cầu xin bình an, sức khỏe hay con cái. Lễ hội đền Năng Yên được tổ chức rất trang nghiêm, được phục dựng theo đúng nghi thức của lễ hội, lễ rước kiệu xưa, được tiến hành từ nhà ông từ để sắc phong đến Đền chính. Đây là một trong những lễ hội lớn trên quê hương. đất Tổ mà hễ ai có dịp du lịch Phú Thọ đều muốn tham gia.
Phong tục rước kiệu của lễ hội đền Năng Yên
Ngày nay văn hóa lễ hội là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển du lịch địa phương. Hầu hết, ai cũng muốn tìm hiểu về cội nguồn về dân tộc của chính mình nên lễ hội truyền thống ở Phú Thọ sẽ là một trải nghiệm đầy ý nghĩa cho hành trình cuộc đời của mỗi người.