Vùng đất của núi rừng Tây Bắc – Lai Châu không chỉ khiến du khách được đắm chìm trong vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ hay nền ẩm thực hấp dẫn mà còn được hòa mình vào không khí mùa lễ hội – đặc sắc của đồng bào dân tộc sinh sống ở đây. Vậy bạn có biết Lai Châu hấp dẫn với những lễ hội nào chưa? Nếu chưa hãy cùng tìm hiểu nhé!
Lễ hội Hoa Ban
Cứ đến dịp 13 tháng 2 âm lịch hàng năm Lê hội Hoa Ban lại được tổ chức – một trong những lễ hội được mong chờ nhất. Đây cũng chính thời điểm hoa ban nở rộ trắng rừng. Theo tuong truyền, lễ hội là sự tưởng nhớ đến câu chuyện của đôi trai gái yêu nhau nhưng không đến được với nhau, sau đó cô gái chết hóa thành những bông hoa ban.
Lễ hội hoa ban trở thành mùa tình yêu của các cô gái, chàng trai người Thái
Ngày nay, lễ hội hoa ban trở thành mùa tình yêu của các cô gái và chàng trai Thái. Nhiều hoạt động đặc sắc diễn ra như tiếng pí, tiếng tróng chiêng, tiếng khèn,… và cả những điệu múa của các cô gái là những gì mà bạn sẽ được chứng kiến khi đến Lai Châu vào trúng dịp này.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ được tổ chức
Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu
Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu hay còn gọi là lễ hội cốm mới của người Thái Trắng đã tồn tại bao đời nay. Được tổ chức vào rằm tháng 9 hàng năm - thời điểm lúa non thích hợp để chọn về làm cốm. Lễ hội có ý nghĩa người dân cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Nghi thức trong lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu
Như thường lệ, trước hôm diễn ra buổi lễ dân làng sẽ chọn ra một cu bà trong bản, người có kinh nghiệm nhất về hấn vái và làm cốm. Việc cúng ngày cốm này như một sự biết ơn đất trời đã cho họ một vụ mùa. Ngoài ra, còn có phần hái bó lúa non để làm cốm và người hái đó phải là những cô gái còn trinh triết hoặc những người phụ nữ có gia đình yên ấm. Như vậy mới thể hiện được sự trưởng thành và nguyên vẹn của thần linh. Vậy nên đừng bỏ lỡ cơ hội dự lễ hội đặc sắc này và thưởng thức cốm của bà con dân tộc nơi đây nhé!
Một hoạt động tiêu biểu trong lễ hội
Lễ hội Nàng Han
Với đồng bào Thái trắng, Nàng Han là một nữ anh hùng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đó là lý do cứ đến 15 tháng 2 hàng năm đồng bào bản Tân An, xã Mường So lại có một lễ hội để tôn vinh và tri ân nữ anh hùng này – lễ hội Nàng Han. Lễ hội là dịp cầu mong cuộc sống no ấm, an lành, mùa màng tươi tốt.
Dâng lễ vật lên nhà thờ Hàng Han
Điểm nổi bật của lễ hội sẽ có 32 bài múa dân gian của những cô gái Thái được lựa chọn. Bên cạnh đó còn có những bài tế lễ do cac thầy mo thực hiện. Cứ đúng ngày chính lễ, toàn bộ dân làng sẽ tập trung trước miếu thờ để dự và xem các chương trình biểu diễn. Đồng thời dâng lên các vật phẩm gồm xoi gà, hoa quả, giấy tờ vàng mã. Tuy nhiên, có lẽ độc đáo nhất là phần thi bắt cá dưới suối thu hút trai làng, dưới tiếng hò reo của bao người. Tất cả bạn sẽ được chứng kiến nếu đến Lai Châu vào thời gian này.
Những điệu múa dân gian của những cô gái Thái
Lễ hội Hạn Khuống
Đây là một trong những hình thức văn hóa truyền thống độc đáo của người Thái, được tổ chức vào tháng 11 mỗi năm (sau vụ thu hoạch). Lễ Hạn Khuống do bên gái tổ chức, được xem như cuộc vui để tìm hiểu bạn đời sau đó về nhà chồng, để lại nhiều kỷ niệm đẹp đẽ cho một thời trẻ trung.
Lễ hội như một cuộc vui để các cô gái Thái tìm hiểu bạn đời
Vậy nên, mỗi khi nhắc đến Hạn Khuống, người Thái sẽ nghĩ ngay đến nơi hò hẹn, giao duyên bằng những lời tình ca thắm thiết của các đôi nam nữ. Tuy không quá nổi bật nhưng nó như một nét sinh hoạt văn hóa cổ xưa rất đặc biệt của người dân vùng rừng núi Tây Bắc này. Hạn Khuống được tổ chức làm cho trai mường, gái bản Thái thêm yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên và cả lao động sản xuất. Thông qua đó sẽ thêm thắm đượm tình người khi du khách gần xa tới giao duyên.
Các chàng trai, cô gái cùng cất tiếng hát giao duyên
Lễ hội cơm mới người Si La
Cuộc sống của đồng bào người SI La – Lai Châu luôn gắn chặt với núi rừng nene điều kiện canh tác rất khó khăn, họ luôn mong muốn về một cuộc sống no đủ, sung túc. Và lễ hội cơm mới ra đời cũng bắt nguồn từ lý do này. Lễ hội được tổ chức đầu vụ thu hoặc (tháng 8 âm lịch). Lễ vật cúng cơm mới bao giờ bắt buộc cũng phải có là một gói cơm mới, hai con sóc, hai con cua, hai con cá.
Lễ hội cơm mới với ý nghĩa mong một cuộc sống no đủ
Lễ hội là tín ngưỡng của toàn thể buôn làng, do đó là từ cách thức tổ chức đến những lễ vật của dòng họ đều giống nhau. Mọi thứ được gia đình đem đến, trường họ sẽ bày ra thành một mâm tròn rồi bắt đầu vào lễ. Trưởng họ sẽ đọc những câu cầu cho một vụ mùa mới, con cháu sẽ đứng quây quần lại đó tham dự.
Lễ hội Xên Bảng, Xên Mường
Lễ hội được tổ chức vào ngày tháng 2 âm lịch để tưởng nhớ đến các vị thần linh đã khai sáng ra Mường với ý nghĩa cầu mong được ấm no, hạnh phúc… Đến dịp này, mỗi Mường chọn địa điểm, thời gian, cách thức và nghi lễ khác nhau. Xoè vòng theo nhịp, ném còn, các điệu múa dân gian,… là những hoạt động thường diễn trong lễ hội, thu hút đông đảo người đến tham gia, cổ vũ.
Lễ hội Xên Bảng, Xên Mường
Trong đó, sôi nổi nhất là trò chơi ném còn. Trước khi bắt đầu, người ta lập đàn tế còn dưới chân cột còn cao 15m-20m với hàng trăm quả còn trên đàn tế. Tham gia trò này chủ yếu là nam thanh niên, ai ném rách tâm điểm trên đỉnh cột còn sẽ được coi là người hùng của hội…
Nhảy sạp – một trò chơi được tổ chức trong lễ hội
Lai Châu – vùng đất sinh sống của hơn 20 dân tộc anh em, nơi sản xinh ra nhiều tập tục đặc sắc, điều đó được thể hiện rõ nét trong từng lê hội. Nếu có dịp ghé thăm nơi này, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu hơn về đời sống tinh thần, tâm linh của đồng bào dân tộc. Mảnh đất hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho bạn.