Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Khi những ông lớn thời trang Louis Vuitton hay Dior 'lấn sân' lĩnh vực nhà hàng

Thứ sáu, 07/02/2020, 10:00 GMT+7
Bạn đã nghĩ đến việc trải nghiệm mua sắm ở tầng 1 cửa hàng Louis Vuitton tại Osaka, sau đó lên tầng để ăn tối trong nhà hàng sang chảnh và uống cà phê ngắm phố từ sân thượng?
test

Louis Vuitton đã chính thức lấn sân vào mảng kinh doanh nhà hàng với việc khai trương Le Café V và Srifabo V bên trong cửa hàng thời trang hiện đại của mình tại Osaka, Nhật Bản vào ngày 1/2 vừa qua.

Sau khi chiêm ngưỡng và mua sắm những mặt hàng thời trang đẳng cấp ở tầng 1 của Louis Vuitton Maison Osaka Midosuji, bạn có thể lên tầng trên để trải nghiệm nhà hàng Srifabo V do Yosuke "Suga" Srifabo quản lý và lên thực đơn. Đầu bếp này vốn sở hữu nhà hàng riêng ở Tokyo với không gian đủ chứa 20 bàn, được đánh giá là một trong những điểm đến ẩm thực tốt nhất thế giới theo La Liste. Trong khi đó, quán cà phê Le Café V nằm trên sân thượng cung cấp cho khách hàng trải nghiệm sang chảnh và thư giãn nhất có thể. 

 
Louis Vuitton
Mặt tiền của Louis Vuitton Maison Osaka Midosuji được thiết kế với cảm hứng từ những cánh buồm. Ảnh: Twitter 
 
Louis Vuitton
Quán cà phê trên sân thượng. Ảnh: Pinterest 
 
Louis Vuitton
Không gian thoáng đãng của quán hứa hẹn thu hút nhiều du khách. Ảnh: Pinterest 

Nhà hàng của Louis Vuitton phù hợp với chiến lược PR hình ảnh một cách mạnh mẽ, trong bối cảnh các nhà bán lẻ đang gặp khó khăn khi mở rộng đối tượng khách hàng. Đây là nhận định của Luca Solca, người chuyên nghiên cứu về sản phẩm của các thương hiệu hàng đầu thế giới tại tổ chức tài chính Sanford C. Bernstein Schweiz. 

Đông Á là một thị trường quan trọng đối với các thương hiệu xa xỉ, bao gồm LVMH (tập đoàn Moët Hennessy Louis Vuitton). Theo Solca, bước đi này của Louis Vuitton nhằm mục đích gia tăng lượng khách ghé thăm cửa hàng, từ đó đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm. Osaka, nơi Louis Vuitton mở nhà hàng là thành phố nổi tiếng nhưng không hẳn là trung tâm thời trang của Nhật Bản, do đó là địa điểm thử nghiệm an toàn. Michael Burke, chủ tịch và giám đốc điều hành của Louis Vuitton, cho biết thương hiệu này có tham vọng mở thêm nhiều nhà hàng và thậm chí là khách sạn trong tương lai.

Phòng trưng bày đồ sộ của cửa hàng Louis Vuitton được thiết kế theo chủ đề biển cả bởi kiến ​​trúc sư Jun Aoki và Peter Marino, liên quan chặt chẽ đến lịch sử hàng hải của Osaka, cảng biển quan trọng nhất của Nhật bản. Mặt tiền của nó được thiết kế trông giống những cánh buồm trắng xếp chồng chồng lớp lớp, gợi liên tưởng đến con tàu chở hàng truyền thống đang dong buồm ra khơi. 

 
Louis Vuitton
Nhà hàng Srifabo V bên trong cửa hàng của Louis Vuitton ở Osaka. Ảnh: Design Boom 
 
Louis Vuitton
Thiết kế thể hiện đẳng cấp của thương hiệu thời trang lớn. Ảnh: Design Boom 

Tuy thông tin Louis Vuitton mở nhà hàng khiến nhiều người thích thú, đây không phải “ông lớn” thời trang đầu tiên có hứng thú với ẩm thực, thậm chí đi sau rất nhiều hãng danh tiếng khác. Ralph Lauren đã mở nhà hàng đầu tiên, RL, tại Chicago vào năm 1999, theo Reuters. Kể từ đó, nhà thiết kế người Mỹ đã ra mắt các cơ sở ẩm thực mới tại New York, Paris, Chicago và London.

Tiệm Blue Box Café của Tiffany & Co. - thương hiệu trang sức cao cấp của Mỹ đã khai trương bên trong cửa hàng flagship (cửa hàng bán lẻ hoành tráng và ấn tượng nhất của một hãng thời trang, được tạo ra với mục đích làm nổi bật thương hiệu) tại New York vào năm 2017, kinh doanh vô cùng phát đạt trước khi tạm ngừng hoạt động để cải tạo vào tháng 11 năm ngoái. Tiệm sẽ sớm mở lại trong thời gian tới, được coi là bước F5 tên tuổi cực kỳ thông minh và sáng tạo của Tiffany & Co. Cơ sở 2 cũng sắp khai trương tại cửa hàng bách hóa Harrods ở London, Anh. 

 
Tiffany & Co.
Không gian Blue Box Café có màu chủ đạo là xanh ngọc. Ảnh: Pinterest 
 
Tiffany & Co.
Thực đơn bánh ngọt phong phú. Ảnh: Kitchen Design 

Những người yêu thích phong cách của hãng thời trang Ý Fendi chắc chắn không thể bỏ qua quán cà phê mới mở tại London. Vào quán Fendi Cafe, gọi một cốc cà phê với lớp bọt vẽ hình logo FF (hai chữ F ngược chiều nhau), bạn sẽ có bức ảnh thật phá cách để đăng Instagram.

 
Fendi
Quán Fendi Caffe có phong cách thanh lịch, trẻ trung. Ảnh: SquareMeal 
 
Fendi
Logo của hãng Fendi được "đóng dấu" trên đồ uống và bánh ngọt. Ảnh: Hypebae 

Nhà sản xuất trang phục thể thao Lululemon (LULU), Urban Outfitters (URBN) và Crate & Barrel hay thương hiệu túi da thời trang Mansur Gavriel gần đây đều đã mở nhà hàng hoặc quán cà phê. Simon Porte Jacquemus, người sáng lập nhãn hiệu thời trang Pháp Jacquemus cũng không thể đứng ngoài cuộc chơi. Anh đã mở quán cà phê Citron tại Paris với những món tráng miệng đầy tinh tế - sản phẩm của đầu bếp bánh ngọt nổi tiếng Cédric Grolet.

Quán Vivienne Westwood Café tại Hong Kong của thương hiệu Vivienne Westwood, Ralph’s Coffee tại New York của Ralph Lauren hay Café Dior tại Seoul và Tokyo của công ty Christian Dior cũng là những lựa chọn thú vị dành cho những tín đồ du lịch có niềm đam mê bất diệt với thời trang. 

 
Vivienne Westwood
Hình ảnh lạ lẫm của thương hiệu Vivienne Westwood. Ảnh: Pinterest
 
Lauren
Thương hiệu cà phê của Ralph Lauren đang trên đà phát triển. Ảnh: Vogue Ralph

Không gian nhẹ nhàng bên trong Café Dior sẽ khiến bạn có cảm giác như mình là một nàng công chúa. Đầu bếp bánh ngọt Pierre Hermé mang đến cho bạn trải nghiệm hoàn hảo khi thưởng thức những chiếc bánh macaron màu sắc cầu vồng, bánh chocolate thơm ngậy cùng thực đơn đồ uống phong phú.  

 
Dior
Quán Café Dior thời thượng ở trung tâm Seoul. Ảnh: Interior Design 

Thùy Linh

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc