Banner Movi
Lithuania

Khám phá Cộng hoà Litva - di sản Hồi giáo ít được biết đến

Thứ tư, 22/05/2019, 14:06 GMT+7
Chắc hẳn bạn đã từng nghĩ rằng, đi du lịch châu Âu sẽ tốn rất nhiều chi phí? Nhưng bạn đừng lo! Sẽ chẳng là vấn đề lớn nếu như bạn chọn Lithuania (hay còn được gọi là Litva), vì đây là một điểm đến lí tưởng với ngân sách hợp lý.

Khi Litva thời trung cổ là một Đại công quốc (quốc gia do một Đại công tước hoặc nữ Đại công tước đứng đầu), nó phải đối mặt với một mối đe doạ từ các Kitô hữu ở phía tây. Những người đến viện trợ là người Hồi giáo đến từ phía đông, và hậu duệ của họ đã cư trú ở đây kể từ đó. Hãy cùng tìm hiểu về di sản Hồi giáo độc đáo 600 năm của Litva nhé.

Khám phá Cộng hoà Litva - di sản Hồi giáo ít được biết đến
Nhà thờ Hồi giáo Kaunas là nhà thờ Hồi giáo dễ dàng ghé thăm nhất của Litva 

Khám phá các làng Hồi giáo


Cách thủ đô hiện đại Vilnius và thành phố cổ kính Trakai về phía nam, Keturiasdešimt Totorių - ‘Forty Tatars’, là một trong những ngôi làng nguyên thủy nơi người Hồi giáo Crimean Tatar định cư vào khoảng năm 1398. Họ được Đại công tước Vytautas đưa đến đây để giúp bảo vệ vị Công tước của mình trước mối đe dọa của phe Hiệp sĩ Teutonic Christian. Sau khi họ thành công, Vytautas đã mời họ ở lại.

Nhà thờ Hồi giáo ở Keturiasdešimt là một công trình đơn giản, vuông vắn, được làm từ gỗ tối màu và có phần mái tôn hoàn chỉnh. Thoạt nhìn vào lúc ban đầu, có lẽ bạn sẽ nghĩ đây là một ngôi nhà trong cảnh quan vùng nông thôn Baltic. Nhà thờ có phần tháp pháo và mái vòm hình… hành tây trên đỉnh mái – cái mà có thể thuộc về một trong những nhà thờ chính thống địa phương. Đây rất giống một nhà thờ Hồi giáo Baltic bởi nó đứng ở một nơi được ghi nhận là đã có một nhà thờ hồi giáo đầu tiên được xây vào năm 1558.

Khám phá Cộng hoà Litva - di sản Hồi giáo ít được biết đến
Có thể nhà thờ Hồi giáo của Keturiasdešimt là một công trình đơn giản, nhưng nó lại có lịch sử phong phú 

Trong bóng mát của những vòm cây cao chót vót, du khách sẽ tìm thấy một trong ba nghĩa trang Hồi giáo tại khu vực này. Hầu hết các phần bia mộ cũ đã bị mòn đi, trông giống như những tảng đá lớn.

Đây là ngôi làng thut hút khá đông du khách đến Keturiasdešimt. Ngôi làng vẫn là nhà của một số gia đình Hồi giáo. Nhiều người trong số họ cho biết rằng, họ là hậu duệ trực tiếp từ thế hệ đầu tiên của những người định cư Hồi giáo. Và chắc chắn những câu chuyện thú vị của người Hồi giáo sẽ là một trong những điểm nổi bật của chuyến thăm.

Câu chuyện về sự sống còn và di tích


Nhà thờ Hồi giáo bằng gỗ tại Keturiasdešimt là một trong số 25 nhà thờ có thể được tìm thấy rải rác trên khắp Litva vào đầu thế kỷ trước, bao gồm vài nơi ở thủ đô Vilnius. Một trong số này từng thuộc làng Hồi giáo Lukiškių, khu vực hiện là một phần của thành phố ‘Thị trấn mới’.

Khám phá Cộng hoà Litva - di sản Hồi giáo ít được biết đến
 
Nhà thờ Hồi giáo tại Nemėžis được xây dựng từ năm 1909 

Nhà thờ gần nhất nằm ở phía đông nam của thủ đô Vilnius trong một ngôi làng lịch sử khác. Nhà thờ Hồi giáo ở Nemėžis hầu như đã bị phá huỷ sau cuộc đàn áp cộng sản. Thay vì đốt, quân đội Liên Xô đã sử dụng Nhà thờ Hồi giáo Nemėžis để lưu trữ vũ khí và đạn dược.

Nemėžis cũng là một trong những khu định cư Hồi giáo đầu tiên từ cuối thế kỷ 14. Lịch sử cho thấy một nhà thờ Hồi giáo được xây dựng lần đầu tiên ở đây vào năm 1684. Ngày nay, du khách có thể chiêm ngưỡng sự “hóa thân” hiện đại: một tòa nhà bằng gỗ sáng màu có từ năm 1909, có thiết kế gần giống với các nhà thờ địa phương. Đằng sau nhà thờ là làng nghĩa trang Hồi giáo cổ xưa.

Nhà thờ Hồi giáo của Nemėžis cũng là quê hương của một trong những quốc gia Qurans đẹp nhất sống sót qua thời kỳ cộng sản. Bản thảo được trang trí với các họa tiết cũng như hoa văn độc đáo của văn hóa Baltic và Tatar. Hiện nó được trưng bày gần mehrab (hốc cầu nguyện).

Khám phá Cộng hoà Litva - di sản Hồi giáo ít được biết đến
Kinh Qur'an tại Nhà thờ Hồi giáo Nemėžis

Có một nhà thờ Hồi giáo bằng gỗ truyền thống ở Litva nằm ở làng Raižiai. Nhà thờ Hồi giáo này rất quan trọng vì hai lý do. Thứ nhất, đây là nhà thờ Hồi giáo duy nhất ở Litva duy trì hoạt động trong suốt thời kỳ Xô Viết; thứ hai, đây là nơi có cổ vật Hồi giáo quan trọng nhất của đất nước: một mimbar (bục giảng trong nhà thờ Hồi giáo) được trang trí công phu có từ năm 1684. Nhà thờ Hồi giáo Raižiai là nhà thờ Hồi giáo bằng gỗ lớn nhất trong lịch sử của Litva.

Khám phá Grand Muftiate


Nhà thờ Hồi giáo Kaunas ở Litva là nhà thờ duy nhất ở vùng Baltic được xây dựng bằng đá. Nhà thờ này được xây dựng vào năm 1930. Nó được xây dựng ở phía đông trung tâm, thay thế một ngôi nhà cộng đồng Hồi giáo cũ bên cạnh một nghĩa trang. Được lấy cảm hứng từ kiến ​​trúc Hồi giáo truyền thống, chẳng hạn như phong cách Mamluk của Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, tòa nhà màu trắng như tuyết tự hào với mái vòm hình trứng nứt tuyệt đẹp cùng một tháp nhọn thanh lịch.

Khám phá Cộng hoà Litva - di sản Hồi giáo ít được biết đến
 
Mái vòm trứng nứt tuyệt đẹp của Nhà thờ Hồi giáo Kaunas 

Nhà thờ Hồi giáo Kaunas đã đóng cửa vào những năm 1940, và trong thời kỳ Xô Viết, nó được sử dụng làm rạp xiếc. Đây cũng là lúc nghĩa trang bị phá hủy. Ngày nay, nó đã được trở lại là một nhà thờ Hồi giáo và là trụ sở chính của Grand Mufti (nơi ở của người Lãnh đạo tôn giáo) của Litva. Đây cũng là nơi dễ tham quan nhất trong tất cả các nhà thờ Hồi giáo Litva.

Ẩm thực di sản Hồi giáo Litva


Sự hiện diện của người Hồi giáo trong thời gian dài ở Litva có nghĩa là, đất nước này cũng đã có các món ăn Tatar ngon như chính ẩm thực của đất nước vậy.

Một trong những món ăn phổ biến nhất là món ăn vặt đường phố: chebureki. Thường được so sánh với samosa (món bánh gối nướng của Ấn Độ), món bánh hình lưỡi liềm chiên giòn này chứa đầy thịt băm tẩm gia vị nhẹ. Đó là một món ăn cổ điển của bán đảo Krym và rất ngon khi được chiên giòn.

Khám phá Cộng hoà Litva - di sản Hồi giáo ít được biết đến
Món thịt băm chiên giòn chebureki vẫn là một món ăn nhẹ phổ biến ở Litva ngày nay 

Khi nói đến các món ăn ngọt, không thể bỏ qua simtalapis, hay còn được gọi là “một trăm tờ”. Chiếc bánh có hình dạng chữ “u” này chứa đầy đường, hạt anh túc và bơ có nguồn gốc Tatar. Nó thường được nướng trong lò nướng bằng củi và được ăn trong những dịp đặc biệt như bayram (lễ hội hoặc ngày lễ nổi tiếng, ví như như Eid – ngày lễ tôn giáo quan trọng của người Hồi giáo).

Khám phá Cộng hoà Litva - di sản Hồi giáo ít được biết đến
Món bánh simtalapis nổi tiếng tại Litva

Tip di chuyển thuận tiện


Văn phòng Mufti là nơi tốt nhất để bạn lên kế hoạch cho bất kỳ chuyến khám phá nào, vì họ sẽ giúp bạn bằng cách ra những lời khuyên cần thiết. Văn phòng cũng có thể giúp sắp xếp phương tiện giao thông cá nhân đến các làng Hồi giáo. Mặt khác, cách tốt nhất để đến thăm những di sản Hồi giáo là thuê phương tiện riêng vì các ngôi làng được kết nối với nhau bằng đường bộ.

Chắc chắn những trải nghiệm khi tới đất nước Lithuania này sẽ rất thú vị. Vậy bạn đã sẵn sàng lên đường để tới với những ngôi làng Hồi giáo có lịch sử hơn 600 năm này chưa?

Diệp Hằng
Theo Báo Du lịch
CÁC TIN CÙNG CHUYÊN MỤC