Thời gian: 2/2 âm lịch.
Địa điểm: 125 đường Lê Lợi, phường 3, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng suy tôn: Thổ địa Phúc Đức Chính Thần và nhiều vị thần dân gian khác.
Đặc điểm: Hát bóng rỗi, diễn tuồng.
Miếu Ông Địa được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 và từng được vua Tự Đức sắc phong vào năm 1852. Miếu thờ Thổ Địa Phúc Đức Chính Thần và nhiều vị thần dân khác.
Lễ hội miếu Ông Địa diễn ra vào ngày 2/2 âm lịch hàng năm, là ngày vía Thổ Địa Phúc Đức Chính Thần. Đây là ngày lễ hội tiêu biểu cho các lễ hội miếu ở TP. HCM và Nam bộ. Du khách đi
du lịch lễ hội đến Sài Gòn dịp này, thì đây là lễ hội đặc sắc quy tụ nhiều hoạt động văn hóa tín ngưỡng độc đáo mang nhiều giá trị văn hóa, truyền thống đặc sắc. Trong
lễ hội miếu Ông Địa mở đầu là nghi thức giống trống “khai tràng” thông báo và lễ. Tiếp theo là phần “Chầu mời” liên tục bằng điện bát bóng rỗi để thỉnh thần về dự lễ.
Vào buổi chiều sẽ diễn ra chương trình tuồng hài “Địa Nàng” với 2 nhân vật Ông Địa và Nàng tiên mang nội dung phê phán thói hư tật xấu trong xã hội hương thôn xưa. Sau đó là nghi thức múa mâm vàng, mâm bạc và múa đồ chơi. Kết thúc
lễ hội miếu Ông Địa là nghi thức phát lộc.
Theo
kinh nghiệm du lịch Sài Gòn, du khách đi
du lịch Sài Gòn thành phố năng đông những vẫn không kém phần truyền thống với những lễ hội tâm linh đặc sắc. Hoạt động văn hóa lễ hội ở Sài Gòn mang nhiều giá trị văn hóa tâm linh mang đến những điều thú vị dành cho du khách thập phương khi trẩy hội về vùng đất nơi đây.