Không thể tìm thấy trong bất kỳ tạp chí du lịch nào, đầy xa lạ và quyến rũ, nghèo nàn và hỗn loạn, những yếu tố đó lại khiến quần đảo Comoros trở nên hấp dẫn và khiến tôi dấn thân vào hành trình khám phá đầy may rủi này.
Trước mắt tôi là Ấn Độ Dương ấm áp vỗ vào bờ như một lời cầu nguyện cuối ngày. Đây là đêm đầu tiên của tôi ở quần đảo Comoros. Sân bay ở đây khá nhỏ. Ngay khi vừa rời khỏi phi trường, tôi dừng chân và thưởng thức cá ngừ hun khói ở một quán rượu nhỏ bên bờ biển, ngắm hoàng hôn đỏ thẫm, tôi tự hỏi liệu những hòn đảo xa xôi này, liệu có phải là nơi giao nhau giữa các nền văn hóa châu Phi và Ả Rập như Zanzibar, một quần đảo sầm uất ngoài khơi bờ biển phía đông châu Phi có chung nguồn gốc.
Nằm giữa Madagascar và Tanzania, quần đảo Comoros được các thương nhân Ả Rập thế kỷ thứ mười đặt tên là Quần đảo Qamar (Mặt trăng). Những người Comorian bản địa là những người châu Phi vùng Baltu chịu ảnh hưởng trong các vấn đề thương mại và tôn giáo bởi các nền văn hóa Hồi giáo của người Hồi giáo ở vùng duyên hải Kenya, Mozambique và Zanzibar.
Người dân trên đảo phơi khô vani
Đinh hương, nhục đậu khấu và vani đã trở thành tiền tệ của họ, và sự giàu có của quần đảo Comoros đã nhanh chóng thu hút người châu Âu. Chính nước Pháp cuối cùng đã nắm quyền cai trị thuộc địa này, vào năm 1912, cho đến khi Liên minh Comoros đơn phương tuyên bố độc lập vào năm 1975.
Một số khu vực trên quần đảo vẫn còn hỗn loạn
Nhưng ngay khi vừa rời khỏi mẫu quốc, quần đảo Comoros sụp đổ một cách tàn nhẫn để trở thành một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, bị bao vây bởi các cuộc đảo chính quân sự và các chính trị gia tự xưng hùng, xưng bá tiếp tục khiến Comoros lâm nguy. Cuối cùng Comoros cũng trở về với Pháp và trở thành một viên kim cương thô,bị khói bụi đấu tranh vùi lấp.
Moroni, thủ đô của quần đảo Comoros
Sau buổi ăn, xe taxi đưa tôi đến thành phố Moroni, thủ đô Quần đảo Comoros. Khách sạn Golden Tulip, nơi tôi trọ là một trong hai khách sạn tốt nhất tại đây. Tôi đặc biệt yêu thích khách sạn này vì bãi biển sạch sẽ và rùa thường xuyên ghé cư trú. Những chú rùa ở đây thân thiện đến mức, thích được con người đút cho ăn bằng tay.
Biểu tượng chính của thành phố Moroni là nhà thờ Hồi giáo Old Friday có từ thế kỷ 15. Nhà thờ đầy những đường cong, cao hai tầng và trắng lấp lánh như một viên ngọc. Old Friday được người Pháp trùng tu vào những năm 1920 để tỏ lòng thành kính với những người Comorian đã chiến đấu cho họ trong Thế chiến thứ nhất.
Nhà thờ Old Friday trang nghiêm
Tôi quan sát thấy các tín đồ nam tan lễ đi về. Họ mặc đồng phục trong áo choàng dài màu trắng kandu và mũ như chiếc hộp nho nhỏ. Trên quần đảo Comoros, 99% dân cư là người Hồi giáo nhưng họ vô cùng hiếu khách, nồng nhiệt chào đón những du khách nước ngoài hiếm khi ghé qua.
Chợ Volo-Volo sực nức mùi hương liệu
Cách đó không xa là chợ Volo-Volo nơi các nữ thương nhân bán mặt nạ chống nắng bằng bột gỗ đàn hương, với nụ cười trên khuôn miệng rộng đặc trưng của họ. Nhìn vào chợ, bạn sẽ thấy rõ sự thiếu hụt về kinh tế. Các mặt hàng trong chợ chỉ có hàng đống quần áo giá rẻ, mỹ phẩm được bán trong xe cút kít, cà chua vườn nhà trồng và đồ dùng nhà bếp bằng nhựa của Trung Quốc.
Bánh mì que kiểu Pháp được bày bán trong chợ
Một khu vực có mái che đông đúc với những thực khách đang ăn các món ăn địa phương, chẳng hạn như thịt gà với nước sốt dừa, và bên cạnh là các loại gia vị nổi tiếng của quần đảo Comoros: những viên nhục đậu khấu đen huyền hay những cuộn quế mềm thơm tho.
Con hẻm nơi tôi thưởng thức cafe
Sau đó, tôi dừng lại để uống cà phê, và thưởng thức thảo quả trong một khu phố đổ nát của những con đường ngoằn ngoèo và những ngôi nhà bằng đá san hô. Nhiều người địa phương tiến đến bắt chuyện và họ chia sẻ với tôi khá nhiều điều về truyền thống của quần đảo Comoros.
Nhứng đứa trẻ trên quần đảo tò mò với du khách
Nhìn những nụ cười chất phác, những câu chuyện rời rạc, pha hai thứ tiếng Anh và Pháp, tự nhiên tôi thấy buồn và tiếc cho một quần đảo xinh đẹp, bị lãng quên cùng những sản vật giữa bạt ngàn biển khơi.