Banner Movi
Nga

Đường sắt xuyên Siberi, hành trình kỳ thú bậc nhất hành tinh

Chủ nhật, 19/05/2019, 14:31 GMT+7
Trans-Siberian không chỉ là một tuyến đường sắt. Đó là một cuộc hành trình bước vào tiềm thức của nước Nga hiện đại, một chiến thắng trước nghịch cảnh thời tiết, yếu tố kỹ thuật cùng hành trình kỳ thú, bí ẩn nhất trên Trái đất…

Vượt qua 7 múi giờ, giữa Moscow tới Vladivostok, tuyến đường xe lửa xuyên Siberian dài hơn 9.280 km khiến cảnh quan nơi phương Bắc xa xôi bớt ảm đạm và trở nên giàu sức sống.

Trong kỷ nguyên của vé máy bay giá rẻ, tuyến đường sắt dài nhất thế giới tiếp tục gắng gượng phục vụ du khách, trở thành giá trị tinh thần quý giá của hàng triệu người dân nước Nga.

Từ những năm 1850, ý tưởng về một tuyến đường sắt nối thủ đô Moscow với Siberia giàu tài nguyên cùng bờ biển Thái Bình Dương manh nha xuất hiện. Tuy nhiên, những thách thức tài chính, kỹ thuật đã khiến tham vọng này bị trì hoãn trong nhiều thập kỷ. Các nhà đầu tư nước ngoài bày tỏ quan tâm đến việc xây dựng tuyến đường sắt nhưng chính quyền Sa Hoàng dường như chẳng mặn mà cho phép các lợi ích bên ngoài có lợi ích trong một dự án chiến lược như thế.

Đường sắt xuyên Siberi, hành trình kỳ thú bậc nhất hành tinh

Mãi đến Nga hoàng Alexander III, trị vì vào những năm 1880, dự án mới hình thành và bắt đầu xây dựng ở cả hai đầu: Moscow và Vladivostok. Để tiết kiệm tiền, các tiêu chuẩn kỹ thuật đã bị cắt giảm một cách dại dột: nền móng bị thu hẹp, lớp dằn giảm, đường ray nhẹ hơn được sử dụng và những cây cầu nhỏ hơn được xây dựng bằng gỗ thay vì sắt, thép.

Tuyến đường sắt xuyên Siberia thực sự trở thành thách thức với ngay cả kỹ sư trình độ. Việc thiếu nguồn lao động đồng nghĩa với việc các binh sĩ quân đội cũng phải tham gia xây dựng tuyến đường giữa vùng rừng Taiga hoang vắng, khí hậu khắc nghiệt.

Trước khi tuyến đường sắt quanh hồ Baikal hoàn thành, xe lửa đã được tiến hành 60 dặm trên tàu phà phá băng SS Baikal. Được xây dựng vào năm 1897 tại Newcastle-Ty-Tyne bởi Armstrong Whitworth dưới dạng kit, nó được vận chuyển thành từng mảnh và lắp ráp trên bờ hồ. Ngay cả khi Đường sắt Circum-Baikal hoàn thành vào năm 1904, Baikal vẫn được giữ lại cho đến khi nó bị phá hủy trong Nội chiến Nga. Một tàu chị em nhỏ hơn sống sót như một mảnh bảo tàng ở Irkutsk.

Đường sắt xuyên Siberi, hành trình kỳ thú bậc nhất hành tinh

Sự sai lầm của việc xây dựng đường sắt với giá rẻ đã trở nên rõ ràng trong Chiến tranh Nga-Nhật năm 1904 -1905, khi đường sắt không thể đáp ứng với các yêu cầu đặt ra. Đến những năm 1920, mọi sự thiếu sót đều xảy ra, sửa chữa và thiệt hại nội chiến càng khiến chi phí tăng cao đột biến.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), đường sắt đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại lợi ích. Trong hai năm đầu của Thế chiến thứ 2, khi Liên Xô tuyên bố trung lập, tuyến đường sắt này giống như mối liên kết thiết yếu giữa phát xít Đức và Nhật.

Vào năm 1941, tình hình đã thay đổi rõ rệt khi Đức xâm lược Liên Xô. Điều này đã thúc đẩy Liên Xô tham gia lực lượng với quân Đồng minh và chặn tiếp cận của Đức Quốc xã vào mạng lưới đường sắt. Trans-Siberian tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong chiến tranh: nó được sử dụng để chở hàng tiếp tế từ Mỹ đến các nước Đồng minh châu Âu rồi vận chuyển lực lượng Hồng quân Liên Xô đến mặt trận Nhật Bản khi cuộc chiến bước đến hồi kết.

Đường sắt xuyên Siberi, hành trình kỳ thú bậc nhất hành tinh

Sau năm 1945, Trans-Siberia tiếp tục là một mắt xích thương mại quan trọng đối với Liên Xô. Nó vẫn gắn kết mật thiết đến ngày hôm nay khi gần 1/3 hàng xuất khẩu của Nga chuyên chở trên tuyến, chưa kể hàng chục ngàn khách du lịch Nga.

Vào tháng 10/1916, đường sắt xuyên Siberia khánh thành, giúp vị thế nước Nga vươn lên, giúp các nước Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc gần hơn với phương Tây. Thủ tướng Anh, Winston Churchill từng mô tả, Nga giống như một câu đố chưa có lời giải và hành trình trên tàu Trans-Siberian đã giúp người ta trả lời câu đố ấy…

Kỳ 1: Hành trình từ Matxcơva đến Irkutsk


Sau nhiều năm tự hỏi làm thế nào để trải nghiệm chuyến tàu Trans-Siberian, nhiều tháng chuẩn bị, cuối cùng tôi cũng có thể một lần thử đi trên đoàn tàu kỳ thú bậc nhất hành tinh này.

Chuyến xe lửa được sơn màu 3 màu rực rỡ gồm xanh, trắng và đỏ, biểu trưng 3 màu của lá quốc kỳ Liên bang Nga vĩ đại, trông thật tráng lệ trong ánh sáng tối muộn trên sân nhà ga Yaroslavsky ở Moscow.

Đường sắt xuyên Siberi, hành trình kỳ thú bậc nhất hành tinh

Sau những cuộc chia tay vội vàng, tất cả chúng tôi đã an toàn trên tàu, bỗng một tiếng nhạc theo phong cách võ thuật khi những người bảo vệ trên sân ga phát ra tiếng reo hò cuối cùng và một đoàn tàu chầm chậm chuyển bánh. Vậy là, chúng tôi vừa mới bắt đầu hành trình xe lửa xuyên lục địa vĩ đại nhất thế giới.

Từng hơi e ngại về khoang hạng hai, bốn giường của chúng tôi sẽ thế nào nhưng ngạc nhiên thay, nó sạch sẽ nhờ được hút bụi mỗi ngày. Không gian ấm cúng, không quá chật chội. Cậu con trai khó tính của tôi cũng chẳng hề phàn nàn. Khoang giường nằm này được chuẩn bị tấm trải giường, chăn mới và một chiếc bàn nhỏ để chúng tôi có thể dùng bữa ăn nhẹ với những món ăn yêu thích như bánh mì, bơ đậu phộng, mì…

Tôi có thể chỉ cần vui vẻ trong khoang hành khách nhưng điều đó là không thể. Bên ngoài, có quá nhiều điều để chiêm ngưỡng. Đối với một người cảm thấy mệt mỏi với đô thị xô bồ, cuộc sống như cân bằng khi đoàn tàu cứ lướt qua những vùng nông thôn yên bình của nước Nga rộng lớn.

Đường sắt xuyên Siberi, hành trình kỳ thú bậc nhất hành tinh

Hành lang toa tàu là nơi giao lưu với những người bạn đồng hành, bao gồm một nhóm du khách nước ngoài đến từ Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản và rất nhiều người Nga. Một trong những điều tuyệt vời của hành trình này là nó không dành riêng khách du lịch; Trans-Siberian là một chuyến tàu thường xuyên được người Nga lựa chọn.

Chúng tôi hào hứng chia sẻ cảm giác về chuyến tàu Trans-Siberian với Alexander, một chàng kỹ sư từ Kolomna, ngay phía nam Moscow, dự định du lịch tới Barabinsk. Vào ngày thứ hai của hành trình, chúng tôi rời khỏi Perm, chúng tôi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của dòng suối trải dài cùng khu rừng tuyệt đẹp dưới ánh chiều tà. 

Đường sắt xuyên Siberi, hành trình kỳ thú bậc nhất hành tinh

Xem thêm: Khám phá nước NgaĐông Âu

"Đây thực sự là nước Nga," Alexander nói rồi đặt tay lên ngực anh. "Tôi yêu đất nước này, nước Nga thật tuyệt vời”. Thời gian cứ trôi qua, khung cảnh nước Nga, những cánh rừng thông, những đồng cỏ ngập tràn sắc hoa tím dại bao la giữa ngọn đồi xinh xắn quanh Krasnoyarsk, hiện đầy mê hoặc trước ô cửa đoàn tàu. 

Khi ngày thứ ba của chúng tôi kết thúc, chúng tôi đến Irkutsk, chỉ còn cách điểm cuối của hành trình, Vladivostok khoảng 3 đêm trên tàu. Chúng tôi đã quen với nhịp điệu sinh hoạt trên tuyến đường sắt xuyên Siberi; câu chuyện phiếm từ những hành khách vốn xa lạ bên nơi lấy nước nóng trên toa; ở các cuộc trò chuyện bên hành lang, lựa chọn các món đồ yêu thích trên xe đẩy trên tàu. Đồng thời, ai nấy cũng quen với hành trình kỳ thú trải dài trên nhiều múi giờ, mọi người xích lại cùng nhau trải qua những thời khắc đầy ắp kỷ niệm như một gia đình thực sự…

Còn tiếp và hết - Kỳ 2: Irkutsk-Vladivostok
Hữu Phúc
Theo Báo Du lịch
CÁC TIN CÙNG CHUYÊN MỤC