Thành phố Hageisa từ lâu đã chuyển mình thay đổi dần để trở thành một đô thị lớn. Không chỉ có nguồn nhân lực dồi dào, nơi đây còn có nhiều mỏ đá quý và phong cảnh đặc trưng của Phi Châu. Đến nơi đây, bạn sẽ thấy khi nét truyền thống của người Phi hòa nhập cùng sự lịch lãm phương Tây, chúng ta có một Hageisa duyên dáng đáng yêu, nhưng không kém phần năng động.
Khi nghe tôi sắp đến thành phố Hageisa, nhiều anh bạn trong quán hỏi tính đi Nhật à. Tôi bảo không phải nhưng họ cứ khăng khăn đã Geisha là phải Nhật. Tôi đính chính rõ là mình đến Somalia để khảo sát, thế là cả bọn bỏ ly cốc xuống mà bảo tôi: “Coi chừng lũ phiến quân đấy”.
Trời ơi, truyền hình phương Tây hay gây cấn hóa tình hình nơi đây. Đúng thật ở Somalia thường bất ổn nhưng may thay, thành phố Hageisa không nằm trong số ấy. Dù sao tôi cũng hơi run. Tôi vẽ ra viễn cảnh nhiều anh da đen tay cầm AK, đi dọc khắp các con phố chăng dây kẽm gai, và ngay cả tôi muốn yên tâm đi họp phải nhờ cảnh sát hỗ trợ. Thực tế thì ngược hẳn 100%.
Tôi đang đứng ở một thành phố khá hiện đại và giao thương đông đúc. Hargeisa là thành phố lớn thứ hai tại Somalia, thuộc vùng Woqooyi Galbeed. Thành phố Hargeisa còn là thủ đô của Somaliland, một nước cộng hòa tự xưng nhưng được quốc tế nhìn nhận là một vùng tự trị của Somalia. Thành phố từng là thủ đô của lãnh thổ bảo hộ Somaliland thuộc Anh từ năm 1941 đến 1960. Vậy nên sao khi giành được độc lập thành phố Hageisa đã có nền móng để tự thân vươn lên.
Bên ngoài bệnh viện quốc tế tại Hageisa
Nếu dựa theo chỉ số đánh giá global index, thì Hageisa là một trong những thành phố tự trị đầu bảng. Tôi cứ sợ sẽ phải nhận sự thù địch gay gắt nhưng không người dân nơi đây khá thân thiện và vô cùng dễ mến. Những nụ cười ấm áp chào đón tôi khắp mọi ngã đường. Tôi cứ nghĩ là mình vừa trở về chứ không hẳn là ở chốn xa xôi ghé qua.
Nếu nói điểm tham quan thì hơi buồn một chút, vì thành phố Hageisa vẫn mang những vết sẹo của cuộc nội chiến đã phá hủy đất nước trong những thập niên vừa qua. Nhưng khi nhìn qua các cửa hàng và nhà ở tạm bợ, bạn sẽ thấy những hình ảnh đậm chất Hargeisa nổi bật lên.
Điều tôi thích nhất ở thành phố này là dù còn đang bận rộn khắc phục hậu quả, họ vẫn có trường đại học mang tên University of Hageisa. Chắc chắn tầm nhìn và hướng đi của những người da đen khắc khổ này sẽ vượt qua những anh láng giềng chưng diện, giàu xổi.
Một góc đường phố Hageisa
Nếu đến thành phố Hageisa bạn sẽ nhìn thấy nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh như xe lừa đi vào làn đường xe hơi, hay nhiều loại xe cộ tự chế đảm bảo không đụng hàng. Vì không đủ thời gian và điều kiện khám phá vùng cao nguyên xung quanh, nên chúng ta sẽ dùng mỹ thực để bù đắp.
Đến Châu Phi nói chung và thành phố Hageisa nói riêng mà không uống Sweet Tej là sai lầm vô cùng lớn. Đây là món rượu có nguồn gốc từ đất nước Ethiopia cổ. Và bạn phải qua tận Phi Châu, tìm đến nhà người quen nào đó có chưng cất rượu bạn sẽ chếnh choáng lúc nào cũng chẳng hay.
Loại rượu này từng được chia làm nhiều rank, dành cho tầng lớp thượng lưu, trung lưu hoặc người nghèo. Rượu được chưng cất từ mật ong hảo hạng, vậy nên ngay cả phái nữ cũng khó mà từ chối món ngon trứ danh này. Nhìn vậy thôi chứ Sweet Tej có niên đại ngót nghét 3000 năm. Hóa ra ông bà ngày xưa cũng sành ăn quá trời.
Còn về đồ ăn, nếu ăn ở khách sạn hay nhà hàng bạn sẽ có muỗng, nĩa, nhưng nếu ăn ở nhà dân bạn phải…bốc tay cho nó đúng điệu. Chủ nhà sẽ dọn mâm đồ ăn lên, và nếu bạn cứ ngồi ngây ra chờ muỗng, nĩa họ sẽ nghĩ bạn chê và không thích ăn cùng họ.
Món cơm và thịt lạc đà trứ danh Hageisa
Tôi được dọn một dĩa cơm trộn cùng đậu và một thứ thịt gì đó, ban đầu tôi nghĩ là thịt heo. Nhưng khắp phố tôi có thấy heo đâu, với cả vị thịt này dai hơn nhưng chắc chắn không phải bò. Tôi bắt đầu sợ, có lẽ nào là thịt…chuột.
Tôi hỏi thăm anh bạn mời cơm, anh ta tự hào đây là Camel meat, tức thịt lạc đà. Đây là món thịt được xếp và loại ngon có tiếng và rất được mấy ông hoàng bên xứ dầu mỏ ưa chuộng. Vậy là tôi tranh thủ thưởng thức chứ khờ đâu mà bỏ qua. Sao mà tự nhiên thành phố Hageisa bỗng dưng đáng yêu quá.