Đã mười lăm năm kể từ ngày quả bom phát nổ ở Iraq làm rung chuyển cả khu vực Trung Đông, bạo lực xảy ra tràn lan, đời sống nhân dân vô tội rơi vào cảnh lầm than. Và cho đến tận bây giờ, lời hứa của Mỹ dành cho Iraq vẫn chưa thành hiện thực, vết thương ngày nào của đất nước này vẫn chưa thôi rỉ máu.
Iraq - quốc gia có thành tích bóng đá sáng chói
Người ta gọi Iraq là bi kịch của một cuộc chiến khủng khiếp giữa thế kỷ 21 khi không quân Mỹ bắt đầu dội bom xuống thủ đô Baghdad vào năm 2003. Dai dẳng suốt một thời gian, đất nước này luôn chìm trong khói lửa mịt mù, bạo loạn, những cuộc phản công và nổi dậy diễn ra khắp nơi trên đất nước.
Cảnh chết chóc, tang thương bao trùm lên đất nước vùng vịnh Trung Đông vốn dĩ đang rất yên bình. Khắp nơi người ta chỉ thấy sự tàn sát lẫn nhau, sự đổ máu, sự hồn nhiên đến mức đáng thương của những đứa trẻ hay ánh mắt đau khổ của những người dân vô tội.
Iraq dù trải qua nhiều thăng trầm, biến động nhưng vẫn là quốc gia quan trọng trong khu vực và thế giới. Sau chiến tranh, đất nước này đã dần ổn định hơn và có những nỗ lực đáng ghi nhận. Tình trạng bạo động giảm đáng kể theo sau đó là nỗ lực hòa giải dân tộc song song với việc khôi phục nền kinh tế Iraq.
Một Iraq chìm trong khói lửa chiến tranh
Iraq là một trong những chiếc nôi lớn của văn hóa nhân loại với nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại xuất hiện từ những năm trước công nguyên. Bên cạnh diện tích sa mạc đặc biệt, khu vực miền núi rộng lớn, vùng châu thổ phì nhiêu thì Iraq cũng có những khu vực đầm lầy. Điều đó đã tạo nên một Iraq đa dạng về địa lý cũng như khí hậu.
Cũng giống các nước vùng Vịnh như Qatar hay các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, nền kinh tế Iraq phụ thuộc vào nguồn lợi thu được từ dầu mỏ, với trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Arab Saudi.
Iraq cũng là một đất nước Hồi giáo là tôn giáo chính. Ngoài ra còn có các tôn giáo của các dân tộc nhỏ khác.
Sa mạc Arabian
Ít ai biết rằng Iraq là tiền đề của nhiều phát minh quan trọng trên thế giới như cách chia thời gian thành 60 phút/tiếng và 60 giây/phút, bánh xe, bản đồ thế giới đầu tiên, lịch vạn niên hay việc tiên đoán tương lai dựa trên chòm sao cũng bắt nguồn từ quốc gia Trung Đông này.
Đây cũng là quê hương của câu chuyện “Alibaba và bốn mươi tên cướp” thần thoại cũng là nơi phát minh ra chữ viết được sử dụng hiện nay. Nói về Iraq cũng là nói về một nền văn minh cổ đại lừng lẫy. Những giá trị của nền văn minh ấy vẫn tiếp diễn trong cuộc sống hôm nay cho dù thời thế đã khác. Người Iraq vẫn giữ cho mình lối sống, lối nghĩ truyền thống và vẫn hết sức tự hào về quá khứ vẻ vang.
Câu chuyện Alibaba và bốn mươi tên cướp
Là một quốc gia vốn không quá nổi tiếng với khách du lịch, nhưng hàng năm nơi đây vẫn đón hàng triệu người Hồi giáo hành hương đến thành phố Karbala (Iraq) để tham dự Arbaeen - ngày lễ tưởng nhớ Imam Hussein, cháu trai của nhà tiên tri Mohammed. Người Iraq hiếu khách và vô cùng văn minh, lịch sự. Hiếm thấy một hành vi ngỗ nghịch hay ồn ào nào của người Iraq trên đường phố hay nơi công cộng bất kể là trẻ em. Người ở đây họ tôn trọng người già, phụ nữ và trẻ em, họ thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ những ai đang gặp khó khăn trên đất nước Iraq.
Người Hồi giáo hành hương đến dự lễ Arbaeen
Trước khi chìm đắm trong chiến sự, đất nước Iraq từng là một đất nước hiện đại với tầng lớp trung lưu đầy tham vọng và những bến cảng nhộn nhịp. Ngày nay, vượt qua những đau thương và đổ máu, có một Iraq đang dần hồi sinh. Và từ trong khói lửa của bi thương họ đã làm nên những điều kỳ diệu.