Cung Điện Ngô được ghi tên trong Đại sảnh Danh vọng hài hước Dad Joke (Dad Joke Hall of Fame).
Mitchell có thể là thành phố khôi hài nhất nước Mỹ. Không chỉ vì người dân nơi đây quá ám ảnh với việc chơi chữ xung quanh “corn” (ngô). Mọi thứ ở đây đều có thể gắn với ngô. Như “confused” (bối rối) sẽ thành “corn-fused”. Đúng hơn, không có thành phố nào có thể kết hợp một trung tâm văn hóa, một tác phẩm nghệ thuật dân gian trên diện tích 0,4ha với ngô. Đó chính là Cung Điện Ngô độc đáo khó tìm được ở nơi nào trên thế giới.
“Paris có tháp Eiffel, Mitchell có Cung Điện Ngô”, người dân nơi đây tự hào.
“Cung Điện Ngô Mitchell là cung điện ngô duy nhất trên thế giới”, bạn sẽ đọc thấy những quảng cáo như vậy dọc theo xa lộ Interstate 90 khi phóng qua South Dakota. Nếu nó đủ khiến bạn tò mò, bạn sẽ đến thị trấn nhỏ Main Street của Mitchell, thấy ngay một công trình khổng lồ màu vàng sáng trông giống như một cơn lốc xoáy ập vào Moscow và thả một phần Điện Kremlin xuống cánh đồng.
Tháp tròn bằng kim loại. Hai mái vòm khổng lồ nhô lên trời. Che phủ các bức tường là 6 loại cỏ bản địa khác nhau. Những bức tranh tường nhiều tầng gợi lại hình ảnh các địa điểm du lịch nổi tiếng của South Dakota. Dòng chữ “South Dakota Home Grown” nổi bật trên lối và chính. Tất cả đều được làm từ bắp ngô nhiều màu.
Mặc dù là địa điểm thu hút bên đường, nhưng Cung Điện Ngô lại có nguồn gốc xâu xa hơn cả những con đường bang South Dakota, hay thậm chí là cả ô tô.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH MỸ KHUYẾN MÃI
|
Cung điện ngô đầu tiên được xây dựng vào năm 1892, nhưng khi đó nó không phải là công trình duy nhất trên thế giới. Thậm chí cũng không phải là duy nhất ở bang South Dakota. Nó xuất hiện trên khắp South Dakota, xâm nhập Nebraska và Iowa. Đó như thể tri ân những người nông dân, cảm ơn công sức của họ cho một mùa bội thu.
Nhưng những cộng đồng ấy đã không bảo tồn được cung điện ngô của mình. Chỉ có thành phố Mitchell chưa từng từ bỏ.
Trải qua 128 năm và qua 3 địa điểm khác nhau cho đến khi Cung Điện Ngô “định cư” tại 604 North Main Street vào năm 1920. Mặc dù tuổi thọ của tòa nhà rất ấn tượng, nhưng điều đáng kinh ngạc nhất là, mỗi năm, “cung điện” lại được tân trang lại hoàn toàn.
Trước khi gieo trồng, thành phố Mitchell sẽ quyết định chủ đề cho các bức tranh tường trên Cung Điện Ngô trong năm tới là gì. Chẳng hạn, năm nay là “South Dakota Home Grown” (South Dakota - ngôi nhà nghệ thuật được trồng từ cây). Sau khi chủ đề được thiết lập, một nhóm sinh viên từ Đại học Dakota Wesleyan thiết kế các bức tranh tường. Dựa trên bảng màu, một nông dân địa phương trồng hơn 375.000 bắp ngô thuộc 12 giống khác nhau cho phù hợp “bức tranh”.
Khi đến kỳ thu hoạch - thường là vào cuối tháng 9, ngô được ngâm trong những xô nước khổng lồ để trở nên mềm dẻo. Những tấm giấy hắc ín khổng lồ được dán trên các bức tường của Cung Điện Ngô, các phần được mã hóa bằng màu sắc. Sau đó, những người thợ “đóng đinh” ngô lên đó cho đến khi toàn bộ cung điện được bao phủ hoàn toàn. Thông thường, Cung Điện Ngô mới được khai trương vào đầu tháng 12, nhưng còn phụ thuộc vào thời tiết. Họ sẽ không làm việc nếu nhiệt độ dưới -6 độ C và gió thổi mạnh.
Cung Điện Ngô bắt đầu được dỡ vào tháng 6 hoặc tháng 7, khi xanh nhất. Nên nếu muốn nhìn thấy thời khắc huy hoàng nhất của Cung Điện Ngô, đầu mùa hè là thời điểm tham quan tốt nhất. Toàn bộ dự án tiêu tốn khoảng 175.000 USD - một khoản đầu tư nhỏ cho một thứ thu hút nửa triệu du khách mỗi năm.
Tất nhiên, hạn hán hoặc lũ lụt có thể ảnh hưởng đến vụ thu hoạch và dĩ nhiên cả Cung Điện Ngô. Vì vậy, một số năm không có đủ ngô để làm lại toàn bộ và các bức tranh tường có thể tồn tại trong hai năm trở lên. Mặc dù ngô không bị thối rữa, nhưng nó sẽ tàn lụi, và chim chóc sẽ “điệu” một phần đi.
Nếu đến đây thường xuyên, sẽ có lúc bạn bắt gặp hình ảnh một bắp ngô chỉ còn lỗi “tòng teng” trên mái. Đó là hậu quả khi một chú chim nghĩ rằng đó là chiến lợi phẩm cho nó.
Xem thêm: Để đến đảo Washington Mỹ, bạn sẽ phải vượt qua Cánh cửa tử thần |
Phong Sa