Từng là vùng đất điêu tàn nhất Belarus sau thảm họa hạt nhân. Nhưng nhiều năm trôi qua, sau khi loài người sơ tán ra khỏi vùng đất Chernobyl thì sinh cơ lại phát triển ở khu vực này. Những loài động vật quý hiếm dần xuất hiện, tạo nên tiềm năng du lịch sinh thái cho Belarus.
Tôi thức dậy vào lúc 5:30 sáng ở miền Nam Belarus. Một mặt trăng màu hồng treo lơ lửng giữa cánh đồng phủ sương. Xe chúng tôi dần tiến vào rìa vùng đất Chernobyl, sau 5 tiếng lái xe từ thủ đô Minsk. Bình minh từ từ xua đi đêm tối lộ ra khung cảnh như bức tranh xắp đặt với cần cẩu và những vật liệu xây dựng ngổn ngang.
Sự hoang vắng của vùng đất Chernobyl khiến cả đoàn rợn người, dường như nơi đây không thích hợp cho một chuyến tham quan, nhưng tôi đang tiến sâu hơn vào vùng đất đáng sợ này, trong một chuyến du lịch sinh thái đảm bảo có một không hai.
Phong cảnh hệt như phim trường một bộ phim kinh dị
Lời nguyền của vùng đất Chernobyl xảy ra vào tháng 4 năm 1986, vụ tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất thế giới đã xảy ra, ngay trên biên giới phía bắc Ukraine, một thảm họa thật sự mà chẳng ai dám nghĩ tới. Thị trấn Chernobyl đã được sơ tán và khu vực ‘cấm ra vào’ bao gồm 2.600 km2 ở Ukraine và 2.100 km2 ở Belarus.
Du khách chuẩn bị tiến sâu hơn tham quan Chernobyl
Ukraine đã biến một phần của khu vực cấm này thành một điểm thu hút khách du lịch vài năm trước. Hơn 50.000 người đã đến thăm lò phản ứng hạt nhân và thị trấn ma Pripyat vào năm ngoái, và thậm chí viêc mở cửa du lịch đã khiến nhiều người giận dữ phản đối. Đến tháng 12 năm ngoái Belarus chính thức khai thác tiềm năng du lịch của vùng đất Chernobyl.
Khu rừng mọc lên xung quanh nơi từng trực tiếp bị thảm họa
Nếu phần thảm họa bên Ukraine nổi bật với thị trấn ma và tàn tích của lò phản ứng hạt nhân, thì vùng đất Chernobyl ở Belarus lại là một cảnh quan độc đáo và lạ lùng không thể tả. Thiên nhiên đang hàn gắn những vết thương từ thảm họa hạt nhân của loài người và cư dân hưởng lợi chính là những đàn sói, bò rừng, gấu và các loài chim đang làm tổ nơi đây.
Một chú cáo lang thang trong khu rừng ảm đạm
Chuyến đi được bắt đầu trong một viện bảo tàng. Hướng dẫn viên của chúng tôi là anh Valery Yurko, một nhà nghiên cứu về chim sẻ. Chuyến thăm của chúng tôi được giới hạn trong bảy giờ, và tôi rất muốn khám phá càng nhiều càng tốt. Anh Yurko đã giới thiệu sơ lược cho chúng tôi về các loài động vật sẽ xuất hiện trong cuộc hành trình, và nai sừng tấm là chủng loài đông nhất tại đây. Vậy nên, vừa ra khỏi bảo tàng một đoạn, tôi thấy ngay một chú cáo đang lang thang giữa khung cảnh buồn và đẹp.
Một chú sói tách đàn dõi theo đoàn du khách không chút e dè
Khi chúng tôi tiếp tục đi dọc theo một khu rừng, từng là con đường chính dẫn đến thủ đô Kiev của Ukraine, Yurko nói rằng nếu may mắn cả đoàn sẽ nhìn thấy một con sói. Có khoảng một trăm con sói đang sinh sống trong vùng đất Chernobyl. Và khi việc săn bắn bị cấm, những con vật đang dần mất đi nỗi sợ hãi trước loài người.
Ngọn tháp làm mát cho công trình điện hạt nhân còn đang dang dở
Chúng tôi dừng lại ở một tháp quan sát của Liên Xô ở giữa khu bảo tồn. Kiến trúc này cao khoảng 30 mét. Đây hẳn là là địa ngục cho những người mắc chứng sợ độ cao, với những nấc thang kim loại uốn cong và những mảnh gỗ có vài vết nứt. Toàn cảnh vùng đất Chernobyl sẽ là phần thưởng cho sự kiên trì nếu bạn leo tới phần đỉnh tháp.
Một ngôi nhà bị nổ tung tại khu Droniki
Trước chuyến hành trình này một hôm, tôi đã đến thăm một trong những khu định cư bị bỏ hoang, Droniki. Khi 232 cư dân của ngôi làng được sơ tán vào ngày 4 tháng 4 năm 1986, họ không có thời gian để đóng gói đồ đạc và sàn nhà bằng gỗ vẫn còn vương vãi với giày, hộp thuốc lá và giày chạy bộ trẻ em. Tuy nhiên khi nhìn những loài động vật đang dần trở lại khu vực từng bị con người chiếm đóng, tôi thấy một tia sáng, một thế giới nơi loài vật ngự trị như trước đây. Chính con người là căn nguyên của mọi sự tàn phá, và mẹ thiên nhiên hình như chẳng trách cứ, vẫn âm thầm bảo hộ từng mảnh đất nơi đây.
Các nhà khoa học kiểm tra lượng bức xạ còn sót
Còn về vấn đề bức xạ? Yurko cho tôi biết mức độ mà tôi tiếp xúc trong chuyến thăm này ít hơn so với khi tôi đi trên một chuyến bay xuyên Đại Tây Dương - nhưng còn những động vật sống và kiếm ăn ở vùng đất Chernobyl thì sao?
Một mẫu động vật đột biến được trưng bày tại đây
Đây là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà khoa học. Một số nghiên cứu đã tìm thấy các dấu hiệu đáng lo ngại của bệnh và đột biến liên quan đến bụi phóng xạ trên vùng đất Chernobyl, nhưng một nghiên cứu khác đã ghi nhận các quần thể động vật có vú không ngừng mở rộng trong khu vực. Có vẻ như các loài vật đang dần thích nghi với sự khắc nghiệt và thậm chí một vài thế hệ sau của chúng, chẳng còn vết dấu của bụi phóng xạ nơi đây.