Tết Thanh Minh ở Bắc Cạn tổ chức vào mùng 3 tháng 3. Cùng
Du Lịch Việt Nam khám phá nét độc đáo của tết Thanh Minh này.
Tết Thanh Minh, là một ngày lễ thể hiện sự giao thoa văn hóa của dân tộc Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tết Thanh Minh bắt nguồn Trung Quốc. Từ xa xưa, trong văn hóa dân tộc Trung Hoa đã lưu truyền một câu chuyện: “Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chớ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3.3 âm lịch hằng năm được coi là ngày tết hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất”.
Tết Thanh Minh còn gọi là Tết Hàn Thực được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch. Với đồng bào các dân tộc vùng cao Bắc Cạn, ngày tết Thanh Minh được coi là dịp lễ thiêng liêng, thể hiện lòng thành kính của con cháu với tổ tiên. Vào dịp này, người dân Bắc Cạn có tục đi tảo mộ. Mâm lễ cúng tảo mộ được chuẩn bị chu đáo, gồm có: Chai rượu, gà, xôi Đăm Đeng (loại xôi nhiều màu sắc, đặc trưng của khu vực miền núi phía Bắc), các loại bánh trái đặc trưng của vùng cao: Bánh trứng kiến, bánh lá ngải, bánh mật, bánh gai…. Tết Thanh Minh là dịp duy nhất trong năm đồng bào dân tộc nơi đây sửa sang, quét dọn mộ phần của gia đình, dòng họ.
Trôi nước - một món bánh trong dịp thanh minh
Bên cạnh lễ tảo mộ, ngày này, gia đình nào cũng làm một mâm cơm đầy đủ bánh trái, xôi, thịt, hoa quả để cúng gia tiên. Người dân Bắc Cạn dù đi xa cũng cố gắng trở về sum họp, đoàn tụ với gia đình, bên mâm cỗ ngày tết Thanh Minh, để hướng về tổ tiên và cầu mong bình an trong cuộc sống.
Ngày
tết Thanh Minh - mùng 3 tháng 3 đã được đồng bào dân tộc vùng cao Bắc Cạn gìn giữ và lưu truyền qua bao thế hệ, trở thành một nét đẹp văn hóa không thể phai nhạt cho tới ngày nay.
Theo
kinh nghiệm du lịch Bắc Cạn tham gia
tết Thanh Minh ở Bắc Cạn, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị khó quên, được thưởng thức nhiều món bánh nổi tiếng của người dân nơi đây, có lẽ đây sẽ là kỷ niệm khó quên của bạn khi đi
du lịch Bắc Cạn.