Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương

Có thể bạn không tin, nhưng món 'mì bẩn' này vô cùng được yêu thích ở Indonesia

Thứ ba, 20/10/2020, 15:00 GMT+7
Có cái tên không mấy thiện cảm nhưng món “mì bẩn” này lại được người dân Indonesia yêu thích vô cùng. “Mie Lethek” chính là món ăn được nói đến ở đây.
test

Có thể bạn không tin, nhưng món mì bẩn “Mie Lethek” này đã có hơn 80 năm lịch sử, và là một trong những món ăn truyền thống của “xứ sở vạn đảo”.
 

Mì bẩn “Mie Lethek” là một món ăn truyền thống được ưa chuộng ở Indonesia.Mì bẩn “Mie Lethek” là một món ăn truyền thống được ưa chuộng ở Indonesia. Ảnh: Indira Tjokoda.
 
Xem thêm: Cẩm nang du lịch Indonesia


Khám phá nét ẩm thực Indonesia - “Mì bẩn”


Mì bẩn - một nét ẩm thực truyền thống Indonesia

Tại ngôi làng nhỏ Srandakan, khu vực cuối cùng được cai trị bởi một Vương quốc Hồi giáo của Indonesia có món “mì bẩn” hấp dẫn nhiều du khách tới thưởng thức bởi cái tên độc lạ cùng lịch sử lâu đời của mình.

Theo truyền thống, món mì Indonesia này được sản xuất thủ công với bò và công nhân mà không hề có máy móc. Hầu hết trong số họ là độ tuổi từ trung niên đến cao tuổi. Tất cả đều có cơ hội làm việc như nhau và không lo bị cho nghỉ việc hay nghỉ hưu.
 

Nhân lực lao động ở xưởng “mì bẩn” đa phần đều lớn tuổi. Nhân lực lao động ở xưởng “mì bẩn” đa phần đều lớn tuổi. Ảnh: Agung Parameswara.

Theo nghĩa đen, “mie lethek” có nghĩa là mì “xấu xí” hay mì “bẩn thỉu”. Nguyên liệu chính làm nên thức mì Indonesia truyền thống này là bột sắn và khoai lang. Trong đó, nhựa sắn vẫn còn bám dính trên từng sợi, không qua tẩy rửa nên thay vì trắng tinh như những loại mì thường thấy, mì bẩn Mie Lethek có màu nâu nhạt. Do đó, nó được đặt tên như thế bởi màu sắc nhợt nhạt và xấu xí của mình. 

 
Cận cảnh những sợi “mì bẩn” được yêu thích ở xứ sở vạn đảo. Cận cảnh những sợi “mì bẩn” được yêu thích ở xứ sở vạn đảo. Ảnh: Reddit.

Ngược lại với dáng vẻ của mình, mì bẩn Mie Lethek lại mang một hương vị vô cùng hấp dẫn của khoai lang và kết cấu dai hiếm thấy ở những loại mì thông thường. Do đó, Mie Lethek đã trở thành món mì Indonesia đặc trưng. Người ta còn coi thứ mì này là biểu tượng của vùng Bantul (hay Yogyakarta).

Mì bẩn Mie Lethek thường được chiên hoặc luộc với trứng, thịt gà, rau, tỏi và hạt nến, một loại hạt nhiều dầu có hương vị tương tự như hạt macadamia - chúng nổi tiếng ngon và tốt cho sức khỏe bởi không có chất bổ sung và chất tạo màu thực phẩm.
 

Mì bẩn Mie Lethek được cho là tốt cho sức khỏe. Mì bẩn Mie Lethek được cho là tốt cho sức khỏe. Ảnh: Guruasiana.

Người ta còn truyền rằng, Barack Obama, cựu tổng thống Hoa Kỳ, đã từng rất thích món mì bẩn Mie Lethek trong chuyến ghé thăm Yogyakarta.

 
  GỢI Ý TOUR DU LỊCH INDONESIA KHUYẾN MÃI
 
  >> Bali - Brunei - Trải Nghiệm KS Empire 6 Sao 6N5Đ chỉ từ 26,900,000 đồng
  >> Khám Phá Đảo Bali 4 Ngày chỉ từ 7,990,000 đồng


Nguồn gốc của món “mì bẩn”

Anh Yasir Feri Ismatrada, chủ sở hữu hiện tại của xưởng sản xuất “mì bẩn” Mie Lethek Garuda chia sẻ rằng ông của anh chính là người đã phát minh ra những sợi mì này. Là một người nhập cư Yemen, ông của Feri đã kết hôn với một phụ nữ địa phương gốc Hoa. Và bà sau này đã gợi ý sáng tạo thử bột sắn, cung cấp thêm kinh nghiệm làm mì để sau này làm nên thành công của nhà máy. Gia đình Yasir Feri Ismatrada đã chính thức mở cửa hàng vào những năm 1940.

"Chạy theo lợi nhuận chưa bao giờ là mục tiêu của ông tôi. Ông chỉ muốn tạo thêm công ăn việc làm cho người dân xung quanh, đồng thời có được món ngon. Vào thời điểm đó, người dân còn sống dưới sự thống trị của thực dân Hà Lan, đồng thời đối mặt với khủng hoảng lương thực", Feri cho biết.

Sau 80 năm, trải qua 2 thế hệ, xưởng “mì bẩn” của nhà Yasir Feri Ismatrada vẫn không có nhiều thay đổi về kỹ thuật và công thức. Vẫn là phương pháp thủ công, dùng bò để kéo nghiền, trộn bột làm mì. Nguyên liệu chính vẫn chỉ có bột sắn và khoai lang, sau khi trộn đều thì được ép vào khuôn hình vuông và đem đi hấp. Đây được cho là công đoạn khó nhất khi sản xuất thức mì Indonesia này.
 

Các phương thức sản xuất “mì bẩn” Mie Lethek đều được giữ nguyên. Các phương thức sản xuất “mì bẩn” Mie Lethek đều được giữ nguyên. Ảnh: Agung Parameswara.

Mặc dù ngày nay nhiều thứ đã hiện đại hơn nhưng xưởng của Yasir Feri Ismatrada vẫn chỉ sử dụng loại lò hấp đốt nóng bằng củi. Sau khi hỗn hợp bột được hấp thì lại tiếp tục được trộn, nghiền với bột xay trong cối bằng sức bò cho đến khi mịn và sẵn sàng ép thành sợi.

Sau đó, “mì bẩn” được đem đi hấp lần 2, rồi chuyển mì ra ngoài làm lạnh qua đêm. Hôm sau mì được ngâm với nước để loại bỏ phần nhựa sắn thừa và tiếp tục phơi ngoài trời từ 6 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Cuối cùng, khi mì khô cũng là lúc chúng được đóng gói và đem đi phân phối ở các cửa hàng.
 

Sau 2 lần hấp, “mì bẩn” Mie Lethek được đem đi phơi khô. Sau 2 lần hấp, “mì bẩn” Mie Lethek được đem đi phơi khô. Ảnh: Agung Parameswara.

Mặc dù vẻ ngoài không mấy mỹ quan nhưng mì bẩn “Mie Lethek” lại được ủng hộ nhiệt tình nhờ chất lượng của mình. Sợi mì được đánh giá là có độ dai vừa phải và hương vị đậm đà, chế biến thành mì nước hay mì trộn cơm đều ngon. 
 

Xem thêm: Team yêu mèo không thể bỏ qua làng Houtong: Nơi ở của các boss mập ú


Linn Tran

Theo Báo Thể Thao Việt Nam
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)