Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến đấu trường La Mã ở Ý, hay còn gọi là đấu trường Colosseum – một kiến trúc vĩ đại, là minh chứng cho sự phồn vinh của thời kỳ La Mã cổ đại. Điều gì tạo nên sự hùng vĩ này, điều gì khiến hàng triệu du khách ghé thăm công trình này mỗi năm. Hãy cùng Du Lịch Việt Nam vén màn các bí mật này bằng những thông tin dưới đây.
Xem thêm: Tất tần tật những điều bạn nên biết khi đi du lịch Áo
Đấu trường La Mã ở Ý hiện đang tọa lạc ở Piazza del Colosseo, thuộc thành phố Rome ở Italy. Đây là một điểm đến mà bạn không thể bỏ qua khi đi du lịch Ý vì đây là một địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút hàng ngàn du khách ghé thăm mỗi năm. Đây cũng được coi là công trình lớn nhất được xây dựng dưới thời Đế chế La Mã. Và nếu có cơ hội, du khách hãy ghé đến đây một lần để chứng kiến và cảm nhận một phần nào sự hào hùng của một đế chế vị đại trong lịch sử nhân loại.
Đấu trường La Mã ở Ý hay còn gọi là đấu trường Colosseum, được xây dựng bởi hai hoàng đế La Mã là Vespasian và Titus. Vespasian đã đặt nền móng xây dựng công trình từ năm 72 sau Công nguyên, sau khi ông chiến thắc trong các cuộc nội chiến La Mã. Ông bắt đầu có ý định tạo ra một địa điểm chung cho các trận đấy gladiator và các cuộc săn thú, vốn là một phần quan trọng trong văn hóa La Mã cổ đại. Sau khi ông qua đời, Titus, con trai của Vespasian tiếp tục xây dựng Colosseum. Đến năm 80 sau Công nguyên, công trình được hoàn thành và trở thành một công trình kiến trúc đáng kinh ngạc vào thời kỳ đó.
Và khoảng từ 81 – 96 sau Công nguyên, vua Domitian cho sửa chữa thêm. Cho đến năm 1349, sau một trận động đất làm sụp đổ phần tường phía Nam của công trình này, cùng với chiến tranh và nhiều lý do khác đấu trường khó giữ như được vẻ ban đầu. Tuy nhiên đến giờ nó vẫn được coi là công trình tiêu biểu nhất của đế chế La Mã cổ đại còn lại cho đến ngày nay. Và điều làm nên dấu ấn lịch sử của nơi này đó chính là “công dụng” của nó. Được xây dựng ra với mục đích tổ chức các cuộc chiến giữa các võ sĩ giác đấu, các loài mãnh thú. Ước tính các “trò chơi” đậm tính lịch sử, sinh tử và đẫm máu diễn ra ở nơi này là của hơn 500.000 người và hơn 1.000.000 động vật. Sau này đấu trường được đưa vào sử dụng với nhiều hình thức đa dạng hơn: biểu diễn công chúng, tập trận giả trên biển, săn thú, kịch cổ đại, nhiều lễ hội… Tất cả vẫn lưu giữ những nét đặc trưng của nền văn minh La Mã cổ xưa.
Nếu du khách muốn được tận mắt tham quan đấu trường La Mã ở Ý, thì trước hết, bạn cần cầm trên tay một chiếc vé trong tay để đến nước Ý. Đất nước Ý cách Việt Nam chúng ta khoảng 10.000 km, mất khoảng 16 giờ bay để bạn có thể đến được thủ đô Rome, Ý. Du khách từ Việt Nam có thể đặt vé bay thẳng đến Ý. Bên cạnh đó, du khách cũng có thể bay đến các quốc gia khác thuộc châu Âu và di chuyển đến Ý bằng máy bay, ô tô hay tàu hỏa cũng rất thuận tiện. Sau khi đã đến Ý, du khách có thể chọn các phương tiện di chuyển như tàu hỏa, ô tô để di chuyển đến đấu trường La Mã.
Đấu trường La Mã ở Ý là điểm đến tham quan, thu hút lượng khách đông đảo ghé thăm mỗi ngày. Để có thể tự do khám phá đấu trường và tham quan các cảnh đẹp nơi đây, du khách có thể đến vào mùa xuân hoặc mùa thu. Lúc này, thời tiết trong ngày khá dễ chịu với nhiệt độ trung bình từ 15 đến 25 độ C. Đồng thời, lượng khách du lịch cũng ít hơn so với mùa hè, giúp bạn thoải mái tham quan và khám phá những điều thú vị ở đây.
Còn nếu du khách muốn tham quan đấu trường La Mã vào mùa hè thì hãy cố gắng đến sớm để tránh đám đông cũng như tránh nóng. Đấu trường sẽ mở cửa từ 8h30 sáng đến 1 giờ chiều và từ 2 giờ đến 5 giờ chiều. Du khách cũng có thể cân nhắc mua vé vào cửa sớm để được ưu tiên vào cửa. Vé vào cửa đấu trường La Mã có thể mua online hoặc mua trực tiếp tại quầy vé. Để có thể mua được vé online, du khách cần đặt trước một tháng.
Xem thêm: Tour du lịch Châu Âu: Khám phá vùng đất cổ tích với những trải nghiệm thú vị
Tổng thể đấu trường La Mã ở Ý có chiều cao 48m, chiều dài 199m và chiều rộng là 156m. Chu vi của cả đấu trường thời nguyên vẹn lên đến 545m với sức chứa từ 50.000 đến 60.000. Điểm gây ấn tượng của đấu trường không nằm ở diện tích rộng lớn mà là nơi đây từng chứng kiến hàng ngàn trận đấu đẫm máu. Theo ước tính, tại đây đã có 500.000 ngàn người và 1 triệu động vật đã tử vong trong những trận đấu sinh tử.
Để xây dựng được công trình kiến trúc vĩ đại này, người La Mã đã dùng tới 100.000 mét khối đá Travertine và buộc chúng chặt với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp bằng sắt. Họ cũng đã dùng hơn 25.000 mét khối vữa trộn cùng với đá sổi để tạo thành một loại chất thay thế cho bê tông. Chưa dừng lại ở đó, đấu trường La Mã ở Ý cũng đã dùng hơn 1 triệu viên gạch với các kích cỡ khác nhau để phục vụ cho việc xây dựng.
Đấu trường La Mã ở Ý có hình elip, dài 188 mét và rộng 156 mét. Đấu trường được xây dựng theo hình elip để tạo ra tầm nhìn tốt cho tất cả các khán giả. Các bức tường được trang trí bằng đá Travertine, một loại đá tự nhiên có màu trắng kem. Các bức tường được trang trí bằng các hàng cột Corinthian. Đây là một loại cột có thân cột được trang trí bằng các vòng xoắn và hoa văn. Phía trên các hàng cột là một mái vòm lớn, xen kẽ với các vòm nhỏ hơn, tạo nên sự nổi tiếp không ngừng.
Phần kiến trúc bên trong của đấu trường La Mã ở Ý gây ấn tượng với sàn đấu được làm bằng gỗ và được phủ cát để tăng sự ma sát và giảm chấn thương cho các đấu sĩ. Điểm đặc biệt ở đây là sàn đấu này còn được nâng lên và hạ xuống nhờ một hệ thống máy móc phức tạp. Dần dần, mặt sàn không còn giữ được chất lượng vốn có của nó, nhất là khi đấu trường La Mã không còn được sử dụng cho các trận thi đấu. Sau này, một phần của sàn đấu đã được xây dựng lại để mang đến cho du khách một cảm giác chân thực mà các đấu sĩ đã trải qua.
Nếu kiến trúc bên ngoài và bên trong của đấu trường khiến du khách phải ngạc nhiên 1 thì khu vực khán đài sẽ khiến du khách phải trầm trồ đến 10. Khu vực khán đài được xây dựng từ thấp đến cao để mỗi chỗ ngồi đều thể hiện được vị trí xã hội của mỗi khán giả. Người càng cao quý thì vị trí càng thuận lợi để theo dõi trận đấu và ngược lại. Cả khán đài được chia làm 3 phần. Đầu tiên là khu vực gần đấu trường nhất, khu vực này được làm bằng đá hoa cương dành cho hoàng đế và các vị quan. Tiếp teo là 14 hàng ghế được làm bằng sa thạch cho các tướng sĩ trong quân đội. Sau cùng là 3 phần ghế riêng biệt cho người giàu có, người nghèo và phụ nữ.
Cách xây dựng đấu trường La Mã ở Ý rất thuận tiện cho việc ra vào của khán giả, khi toàn bộ kiến trúc có 4 hàng cửa vòm đá chia ra làm 3 tầng với mỗi tầng là 80 cửa lớn. Điều này giúp cho toàn bộ khán giả có thể di chuyển dễ dàng để xem trận đấu và ra về, mà không gây ùn tắc. Đặc biệt hơn cả là bên dưới đấu trường còn là một dãy hành lang ngầm đồ sộ, nơi để cho các chiến sĩ chuẩn bị cho một trận đấu khốc liệt sắp diễn ra.
Nếu bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho một chuyến du lịch Ý đáng nhớ thì chỉ ghé thăm đấu trường La Mã thôi là chưa đủ. Du khách hãy dành một chút thời gian của mình để ghé thăm Khải Hoàn Môn ở Ý được xây dựng từ thời La Mã. Đây được coi là một trong những công trình kiến trúc đồ sộ nhất từ thời La Mã vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Đây từng là nơi vinh danh Hoàng đế Constantine sau khi ông giành chiến thắng trong trận Milvian Bridge năm 312.
Nếu muốn trở về thời kỳ La Mã thì hãy đến Ý, còn nếu bạn muốn trở về trung tâm văn hóa của thời kỳ La Mã thì hãy đến Roman Forum ở Ý. Cách đây hàng nghìn năm, công trường La Mã đã diễn ra nhiều hoạt động sinh hoạt như diễu binh, hội họp,... Đến nay, các nhà khảo cổ vẫn còn tìm thấy những tàn tích đa dạng, chứng minh cho sự phồn vinh một thời của nơi đây.
Chắc hẳn du khách nào đã ghé thăm đấu trường La Mã ở Ý thì sẽ ghé thăm luôn cả đồi Palatine ở Ý. Theo lịch sử, thành Rome được xây dựng trên 7 quả đồi nối liền nhau, trong đó có đồi Palatine. Với vị trí đắc địa ngay tại trung tâm thành Rome, khi dừng chân tại ngọn đồi Palatine ở Ý, du khách có thể có tầm nhìn bao quát khu quân ftheer di tích La Mã cổ đại.
Và đó là những thông tin du khách cần biết khi muốn khám phá đấu trường La Mã ở Ý. Đừng quên theo dõi trang Du Lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị về du lịch trong và ngoài nước.
Xem thêm: Du lịch thị trấn Hallstatt Áo - một trong những ngôi làng cổ nhất châu Âu
Hoàng Yến