Đây là câu chuyện bạn chẳng thể tìm thấy ở đâu khác. Chỉ có thể là Tel Aviv, Israel mới có gom tất cả bãi biển đồng tính, bãi biển chó và bãi biển sùng đạo sống chung dưới một bầu trời.
Đường bờ biển Tel Aviv Israel trải dài từ bãi biển Nordau đến bãi biển Hilton là một khu vực đầy mâu thuẫn: Vừa căng thẳng lại vừa yên bình, vừa thù địch lại vừa tò mò, vừa mâu thuẫn lại vừa khả thi.
Bãi biển Nordau, được bao quanh bởi những vách gỗ, dành cho đám đông Do Thái Chính thống bảo thủ đến cực kỳ bảo thủ. Có cả ngày riêng cho nam giới và phụ nữ.
Ở phía bên kia là bãi biển Hilton, một trong những bãi biển đồng tính tuyệt vời nhất thế giới.
Hai bên bị ngăn bởi một bãi biển chó, có chức năng chẳng khác gì một khu phi quân sự của Liên Hợp Quốc.
Tổ hợp độc đáo này được hình thành một cách hoàn toàn tình cờ. Và bộ ba kỳ quặc này đã sống yên ổn với nhau trong suốt nhiều thập kỷ. Nhưng đôi khi biển lại là người trung gian hòa giải tốt nhất thế giới.
“Ngay khi bạn xuống nước 50m, đường biên giới biến mất”, Zuri Shasho, quản lý một trạm cứu hộ ở Tel Aviv, cho biết. “Đôi khi cũng có hỗn loạn đấy. Đôi khi hỗn loạn cũng dẫn đến sự thay đổi nho nhỏ.”
Bãi biển Hilton là một trong 10 bãi biển nóng bỏng nhất thế giới, theo GayCities, hình thành một cách tự phát. Nó nằm dưới khách sạn Hilton và Công viên Độc lập (Independence Park). Kể từ khi hình thành vào năm 1953, công viên đã trở thành điểm gặp gỡ và điểm du lịch của những người đồng tính nam.
Trong những năm gần đây, du lịch trên biển gần như biến mất do sự gia tăng của các nền tảng hẹn hò trực tuyến. Đồng thời, cộng đồng LGBTQ của Tel Aviv đã trở thành một trong những cộng đồng mạnh mẽ nhất thế giới. Vào năm 1998, khi lễ hội tự hào cộng đồng LGBT ở đây, Tel Aviv Pride, chính thức diễn ra, thì bãi biển Hilton cũng ra đời.
Bãi biển Nordau, nơi được cộng đồng Haredi chính thống gh1 thăm, từ lâu đã nổi tiếng là chốn phân biệt giới tính nghiêm khắc. Phụ nữ và bé gái tắm biển vào chủ nhật, thứ ba và thứ năm. Đàn ông và bé trai tắm vào thứ hai, thứ tư và thứ sáu. Vài tiếng trước ngày Sabbath (ngày nghỉ và ngày thứ bảy trong Do Thái giáo), trưa thứ sáu, người Haredi rời khỏi bãi biển biệt lập này, và sau đó, những người không theo tôn giáo sẽ xuống tắm biển. Bức tường gỗ được dựng lên vào cuối những năm 1990 để tách người Do Thái Haredi khỏi bãi biển lân cận.
Shasho tiết lộ nhân viên cứu hộ và nhà quản lý rất cẩn thận với những người tắm Haredi cực kỳ nhạy cảm. Người ta bố trí một nơi để cầu nguyện ở lối vào bãi biển riêng này. Trong Lễ Lều tạm (Sukkot), họ sẽ xây dựng một sukkah (lều tạm). Vì người Haredi tắm kiểu bảo thủ, nên có rất nhiều quần áo và khăn. Thế nên, hàng ngàn móc treo được thêm vào.
Tel Aviv cũng rất công chính. Họ còn đầu tư cho cả bãi biển bên kia. Chẳng hạn vào Tuần lễ Tự hào (Pride Week), lực lượng cứu hộ đã được bổ sung để tiếp đón hàng chục ngàn người đến từ khắp nơi trên thế giới.
Những con chó ở giữa không biết những điều này. Có rất nhiều chó trong thành phố Tel Aviv. Người ta chỉ đơn giản là dựng ra một khu tắm cho chúng. Nào ngờ, chẳng biết tự lúc nào, đã trở thành ranh giới giữa hai hàng xóm “ngổ ngáo” kia. Mặc dù đôi khi, những chú chó cũng xâm phạm bãi biển riêng và tạo nên cuộc hỗn loạn, vì những người Chính thống giáo gần như không nuôi chó.
Có một bộ phim tài liệu tên là Kosher Beach đã được phát sóng vài tháng trước. Nó là phần tiếp theo của “Brave Bunch”, kể về những phụ nữ Do Thái Haredi từ Bnei Brak đi tìm nơi ẩn náu ở những bãi biển phân biệt giới tính. Họ buộc phải đấu tranh để giành quyền tắm biển khi đối mặt với sự phản đối.
Đạo diễn Karin Kainer cho biết kế hoạch ban đầu của cô là ghi lại toàn bộ vịnh, nhưng sau đó cô phát hiện ra Brave Bunch làm về bãi biển Chính thống giáo đã nhanh chóng trở thành câu chuyện về trao quyền cho phụ nữ. Trong ba năm Kainer xây dựng bộ phim bãi biển đã dần thay đổi. Ngày càng nhiều phụ nữ Do Thái mặc bikini và thongs, nhiều cuộc trò chuyện giữa các bà mẹ và con gái về việc tự kiếm tiền, mua quần áo, tự chủ và là chính mình.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH ISRAEL KHUYẾN MÃI
>> Du Lịch Trung Đông: Hà Nội - Jordan - Israel - Ai Cập 13 Ngày giá chỉ từ 75,900,000 đồng >> Du Lịch Châu Âu: Israel - Palestin - Jordan 10 Ngày giá chỉ từ 68,000,000 đồng |
Brave Bunch bao gồm những phụ nữ ở mọi lứa tuổi, được lãnh đạo bởi Rebbetzin Idela Ravitz, người có các thành viên gia đình nắm giữ các vị trí chủ chốt trong xã hội Haredi của Israel. Cuộc đấu tranh của cô xoay quanh điều mà người Haredi gọi là “Giao ước Sinai”. Sinai là nơi Moses tiếp nhận Mười Điều Răn. Trên sườn núi, người dân thờ con bê vàng.
Kainer tiết lộ: “Đàn ông phụ nữ Chính thống giáo đến bãi biển trên những chiếc xe buýt chật cứng, chủ yếu vào mùa hè. Bãi đỗ xe buýt ở rìa Công viên Độc lập. Hành khách phải đi bộ qua công viên. Trên đường, họ có thể bắt gặp những người mặc áo choàng hôn nhau, những người trong cộng đồng LGBT. Đây là những khoảnh khắc đầy thách thức. Và những người Chính thống giáo cố gắng thờ ơ nhất có thể. Khi bắt gặp những người tắm biển nam giới bối rối hay cười khúc khích, họ cụp mắt xuống. Một số sẽ không cho con gái mình đi theo.”
“Giao ước Sinai là lý do tại sao hàng năm các giáo sĩ Do Thái cấm đi biển. Và luôn là giáo sĩ nam”, Kainer nói. Chẳng hạn, tòa án giáo quyền Edah HaChareidis tuyên bố rằng: Thật là bê bối khi các vụ vi phạm nghiêm trọng diễn ra trên bãi biển riêng biệt của Tel Aviv, trên cả lối đi và bãi biển. Do đó, Do Thái giáo nghiêm cấm đi lại và ở trên bãi biển này. Nó nguy hiểm cho cả phụ nữ và nam giới…
Nhưng những người mà Kainer đã tiếp xúc là những phụ nữ mạnh mẽ. “Ravitz là một người phụ nữ có mối quan hệ tốt, biết cách bãi bỏ các lệnh cấm. Dù vậy, đôi khi mất khá nhiều thời gian. Trong quá trình quay phim, bãi biển đã bị đóng cửa trong bốn tháng [bởi tòa án giáo sĩ]. Các nữ anh hùng của tôi chán nản. Nhưng cuối cùng họ đã chiến thắng và được đến bãi biển thường xuyên, trong nắng nóng, mưa hoặc bão.”
Trong khi bộ phim cho thấy những thách thức mà bãi biển đồng tính đưa ra cho cộng đồng Haredi, Robert Ross nói rằng chính nó cũng đưa ra giải pháp. Ross, một thợ làm tóc sinh ra ở Pháp sống ở Tel Aviv với vợ và hai con, nói rằng bãi biển Chính thống giáo chỉ định ngày tắm riêng cho nam và nữ. “Có những người đàn ông Chính thống giáo không muốn đến bãi biển mà không có gia đình. Họ tìm đến bãi biển đồng tính và cùng tồn tại trong hòa bình.”
“Bãi biển đã trở thành điểm đến thường xuyên của tôi kể từ khi đến Israel những năm 80, khi tôi chưa tròn 18 tuổi”, Ross nói. “Nó trở nên khá trống rỗng: Trừ những người đồng tính, nó từng dành cho những người muốn ở một mình, chẳng hạn như những phụ nữ muốn tắm nắng trong những bộ đồ mát mẻ.”
Ross là người đàn ông đầu tiên trong cộng đồng LGBTQ toàn cầu có con thông qua một người mẹ mang thai hộ ở Ấn Độ, 12 năm trước. “Trước đó, các cặp đồng tính nam muốn bắt đầu một gia đình sẽ hợp tác với một người phụ nữ và nhận quyền nuôi con chung. Chúng tôi là cặp đồng tính nam đầu tiên ở Israel có con ở nhà mỗi ngày trong tuần.”
Theo anh, gia đình là một trong những thay đổi đáng kể trong cộng đồng và tại bãi biển Hilton. “Những người đàn ông đồng tính đã thay đổi. Họ kết đôi và có gia đình. Hôm nay, tôi đến bãi biển với những đứa trẻ của tôi, một hoạt động gia đình bình thường.”
Khi nhân viên cứu hộ Zuri Shasho nghe Ross nói rằng anh “chưa từng nghe một lời nói xấu giữa hai ‘bộ tộc’”, ông cười chua chát. “Không như những người khác, nhân viên cứu hộ phải nhận hết mọi thứ ‘rác rưởi’. Một người đàn ông Haredi có thể vô tình bơi vào bãi biển đồng tính và bạn bè của anh ta sẽ hoảng loạn. Họ sẽ yêu cầu tôi giải cứu anh ta như thể anh ta bị mắc kẹt trong địa ngục.”
Shasho tự nhận mình là nhân viên cứu hộ thế hệ thứ hai. “Cha tôi cũng làm việc trên bãi biển này. Tôi lớn lên trong tháp cứu hộ, gần biển và được chứng nhận chính thức vào năm 1996. Khi tôi làm việc trên bãi biển tách biệt, tôi cần sự kiên nhẫn vô hạn. Đám phụ nữ sẽ tranh luận với tôi khi tôi đi bên cạnh họ. Đôi khi chúng tôi phải giải cứu phụ nữ theo cách kỳ cục hoặc mệt mỏi. Người dưới nước nhưng tay phải trên thuyền. Đám mày râu thì chẳng nghe lời tôi, vì họ có Chúa. Kiểu như ‘Anh nói tôi không được bơi gần bến tàu vì nguy hiểm. Nhưng biển thuộc về Đấng Tạo Hóa, không phải của anh’. Đôi khi tranh luận trở thành tranh cãi. Họ xô ngã chúng tôi, ném cát vào chúng tôi.”
Trong khi đó, trên bãi biển chó, “mọi người” thì ném cát xung quanh để chơi đùa. “Bạn phải chấp nhận thôi, vì đó là những chú chó mà”, một blogger người địa phương cảnh báo. Tel Aviv là thủ đô chó của nước Israel, nơi sinh sống của hơn 30.000 con chó. Bãi biển chó Hilton, một dải ngắn hẹp khoảng 500m, là một trong những thiên đường của loài chó. Không giống như “những người láng giềng”, nó là một bãi biển thực sự đa dạng. Có chó to, chó nhỏ, chó đực, chó cái, chó săn, chó thuần chủng… Nhưng chúng lại “cắm cảu” đến mức ám ảnh. Clinic, một trung tâm thú y Tel Aviv, đảm bảo đưa ra khuyến nghị sau: Bãi biển chó có nhiều chó chạy rông. Nếu con chó của bạn không hòa thuận được với những con chó khác, tốt nhất nên tránh nơi này.”
Xem thêm: Những điều kỳ lạ và hấp dẫn du khách đến với Biển Chết |
Phong Sa