Nhắc tới du lịch Hà Giang, người ta sẽ nghĩ tới những bản làng nguyên sơ, Cột cờ Lũng Cú hay Hoàng Su Phì, đèo Mã Pí Lèng huyền thoại... Ít ai biết rằng ở Hà Giang cũng có một con thác cực đẹp và hùng vỹ. Thác Khau Làn Hà Giang hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên.
Thác Khau Làn ở đâu hay vị trí chính xác của thác Khau Làn là điều mà nhiều người thắc mắc khi đang lên kế hoạch cho chuyến đi sắp tới của mình. Cụ thể, con thác này nằm trong một thung lũng thuộc địa phận xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
Thác Khau Làn được bao bọc bởi một hệ thống rừng cây nhiệt đới tươi tốt, chưa chịu nhiều tác động của con người. Như vậy, sau khi đã biết thác Khau Làn ở đâu, còn chần chờ gì nữa mà không rủ ngay hội bạn thân tới đây check in thôi nào. Chắc chắn thác Khau Làn Hà Giang sẽ không khiến du khách phải thất vọng đâu nhé.
Theo kinh nghiệm đi thác Khau Làn, nơi này cách trung tâm TP Hà Nội hơn 330km, thời gian di chuyển từ 6-7 tiếng đồng hồ. Do quãng đường khá xa, bạn có thể đi xe giường nằm từ đêm hôm trước để tới được Quản Bạ vào sáng sớm hôm sau.
Nếu tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân, khách du lịch đi theo cao tốc Nội Bài – Lào Cai rồi rẽ vào cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ => Quốc lộ 2 => Quốc lộ 4C là tới được gần thác Khau Làn Hà Giang. Đường đèo có nhiều khúc cua tay áo nguy hiểm, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, thách thức các tay lái. Nếu không phải là người có tay lái vững thì bạn có thể thuê xe do người địa phương lái dẫn đường.
Theo kinh nghiệm đi thác Khau Làn Hà Giang, địa điểm này cách trung tâm TP Hà Giang khoảng hơn 40km, nên việc di chuyển cũng không mất quá nhiều thời gian, tầm hơn 1 tiếng đồng hồ. Nếu xuất phát từ trung tâm thành phố, bạn đi theo Quốc lộ 4C là được xã Quyết Tiến. Từ đây, bạn cần đi tiếp 10 km nữa là đến điểm trekking xuống thác.
Đoạn đường vào thác có phần nhỏ và khó đi hơn đường lớn. Thác cũng chưa có vị trí chính xác trên ứng dụng bản đồ. Do đó, trên đường trekking, bạn nên hỏi người dân địa phương để tránh trường hợp bị lạc đường nhé.
Quãng đường trekking đến thác Khau Làn Hà Giang chỉ tầm 1km, tương đương với 15-20 phút di chuyển mà thôi, không quá tốn sức lực. Con đường này cũng được người dân phát quang, tạo bậc di chuyển thuận tiện. Do đó, bạn không cần quá lo ngại về việc đi lại khó khăn. Tuy nhiên, tốt nhất, du khách cũng nên trang phục giầy dép chống trơn trượt, ma sát tốt để không gặp rắc rối trong chuyến đi.
>>Xem thêm: Khám phá Đi dọc con đường tơ lụa Hà Giang, khám phá những điểm đến độc đáo
Vùng đất địa đầu Tổ quốc nổi tiếng với cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vỹ, nơi có ruộng bậc thang trù phú, có núi đồi trập trùng, có các loài hoa đua nhau khoe sắc... Ít ai biết rằng ở Hà Giang còn có cả những thác nước chảy xiết ngoạn mục. Thác Khau Làn Quản Bạ như một tọa độ bị bỏ quên giữa vô vàn cảnh sắc tuyệt vời khác của Hà Giang. Thậm chí, nhiều người bản địa còn chưa khám phá con thác này.
Với quãng đường trekking đến thác chỉ 1km nên bạn có thể đi về trong ngày. Đường vào thác xuyên rừng, rất nhiều cây cao cổ thụ rợp bóng mát, tạo cảm giác vô cùng mát mẻ cho khách du lịch. Cây cổ tụ ở thác Khau Làn Hà Giang cao vun vút, đứng sừng sững kiên cố từ ngày này qua tháng khác như một bức tường.
Sau hành trình xuyên rừng nhiệt đới, bạn sẽ sớm nghe thấy âm thanh ào ào của nước đổ từ trên cao xuống. Thác Khau Làn dần dần hiện ra trước mắt sau 15-20 phút đi bộ. Không khí xung quanh nơi này rất trong lành, thoáng đãng và dễ chịu. Bởi vậy nên dù phải trekking, cũng chẳng du khách nào thấy mệt mỏi hay chùn bước.
Thác Khau Làn Quản Bạ cao khoảng 20m, rộng hơn 10m, như một người khổng lồ với thế lực siêu nhiên đứng hiên ngang giữa núi đồi Đông Bắc. Nước thác chảy rất lớn, ào ào ào ào từ trên cao xuống, len lỏi qua cây cối, đổ xuống hồ chứa nước phía dưới, rồi lại chảy tiếp xuống dưới.
Bọt nước thác Khau Làn Hà Giang trắng xóa, mát lành. Nhìn từ trên cao, thác như một dải lụa đào nhấn nhá giữa màu xanh thăm thẳm của núi đồi. Càng lại gần, thác càng dữ dội, càng hùng vỹ và mạnh mẽ. Đứng trước thiên nhiên hào hùng này, con người bỗng nhiên trở nên thật nhỏ bé.
Nước chảy phía dưới chân thác tạo thành một bể bơi lộ thiên, xanh ngắt, in bóng mây trời, cây cối hai bên. Ngồi bên những tảng đá, đưa chân xuống hồ nước, nước mát rượi, đánh bay cảm giác mệt mỏi, nhọc nhằn của cuộc sống.
Không chỉ vậy, gần thác còn có những bãi đất nhỏ để khách du lịch Hà Giang dựng lều, dã ngoại, tổ chức ăn uống đơn giản, vui chơi và tắm thác. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những người đi trước, khoảng đất trống này không quá rộng, gần suối nên tuyệt đối không cắm trại qua đêm, dễ nguy hiểm.
Thác Khau Làn Hà Giang chiêu đãi du khách gần xa một bức tranh thiên nhiên vừa trữ tình, vừa hùng vỹ. Khác xa với chốn thành thị tất bật, thác Khau Làn là điểm đến lý tưởng cho những ai đã quá chán với cảnh tượng ồn ã, quá chán với khói bụi đô thị và quá mệt mỏi với những deadline, với công việc...
Bạn có thể trekking tới thác Khau Làn bất kể thời điểm nào trong năm, bởi mỗi thời điểm cảnh thiên nhiên xung quanh cũng như lượng nước ở thác sẽ khác nhau. Nếu muốn được tắm thác, thì thời điểm thích hợp nhất là vào tháng 6 tới tháng 10. Lúc này là mùa hè, thác Khau Làn sẽ giúp bạn xả nhiệt, tránh nóng trên cả tuyệt vời đấy.
Khi đến đây, ngoài các vật dụng để tổ chức tiệc nướng hay tắm thác, du khách nên mang theo cả kem chống nắng, xịt chống côn trùng vì địa hình rừng rậm. Ngoài ra, bạn nên tránh những ngày mưa vì rừng rậm ẩm ướt, đường đi trơn trượt, các loài côn trùng có hại, động vật bò sát có độc cũng xuất hiện nhiều hơn, không thích hợp để trekking hay thăm quan. Để tránh lạc đường, bạn cũng nên thuê porter địa phương đi cùng và nhớ chú ý dọn rác sạch sẽ khi ra về.
Tới gần thác Khau Làn Hà Giang, ngoài ngắm thác, vui chơi, cắm trại, khách du lịch có thể kết hợp vi vu xã Quyết Tiến. Xã vùng cao này là nơi sinh sống của nhiều người dân tộc thiểu số như Dao, Tày, Nhùng, Bố Y. Đây là một trong số những dân tộc đặc biệt ít người tại tỉnh Hà Giang. Họ vẫn còn lưu giữ nhiều nét đẹp về văn hóa, kiến trúc, ngôn ngữ, trang phục và ẩm thực. Bạn có thể lắng nghe các điệu hát dân ca, xem múa trống đồng rồi thưởng thức đặc sản địa phương ngon rẻ như bánh sừng bò, bánh chưng gù đen, rượu ngô men lá... nữa đấy.
Nhắc tới địa điểm check in ở Hà Giang chắc chắn không thể bỏ qua cây cô đơn với tuổi đời khoảng 250 năm. Cây mọc đơn độc ven núi đá thuộc Công viên Địa chất toàn cầu, thuộc cây gỗ nghiến chắc khỏe. Cây cao 40m, nằm ven quốc lộ 4C đoạn đi qua xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ.
Cây có thân rộng tới 5 người ôm mới xuể cùng tán lá um tùm. Cây cô đơn có vị trí cực đẹp khi một bên là núi đá, một bên là vực sâu. Chiếc cây đứng lẻ loi bên lề đường trở thành điểm nhấn nhá thú vị cho khung cảnh núi đồi. Đặc biệt, cây cách thác Khau Làn Hà Giang không xa, thuận tiện đường cho bạn ghé thăm. Tới với cao nguyên đá mà bỏ qua điểm check in này thì quả là thiếu sót.
Cổng trời Quản Bạ tọa lạc tại xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ. Địa phận này cao 1500m so với mực nước biển, đã được cắm biển báo nên rất dễ tìm. Đây là điểm xuất phát của nhiều khách du lịch cho hành trình khám phá cao nguyên đá Đồng Văn.
Với vị trí đắc địa, hướng thẳng ra núi đôi Cô Tiên mộng mơ sương mù quanh năm, Cổng trời Quản Bạ là nơi để bạn chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên Hà Giang tuyệt vời. Những dãy núi trập trùng kéo dài không điểm dừng, những khúc cua tay áo nhìn từ trên cao như một dải lụa... Tất cả đều được chiêm ngưỡng từ vị trí cổng trời – một điểm đến trên con đường tơ lụa Hà Giang. Không chỉ là viewpoint để ngắm cảnh mà nó còn gắn với những câu chuyện lịch sử đầy oai hùng của cao nguyên đá.
Trên đây là thông tin về thác Khau Làn Hà Giang cho bạn và gia đình. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé.
Yến Yến