Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương

Sự tích chợ tình Khâu Vai

Thứ hai, 25/02/2019, 11:04 GMT+7
Đến với cao nguyên đá Đồng Văn, ngoài sự cuốn hút bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nơi đây còn có một phiên chợ rất được chờ đợi là “Chợ tình khâu vai”, hơn cả một phiên chợ bán buôn bình thường, ẩn chứa bên trong đó là một câu chuyện buồn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. 

Theo tiếng dân tộc Tày thì Khâu Vai có nghĩa là “đèo gai” đây là một phiên chợ nổi tiếng đã thôi thúc được rất nhiều người tìm về “bến đậu yêu thương”. Phiên chợ đã có và họp chợ được gần 100 năm nay tại xã Khâu Vai, huyện Vèo Mạc, tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 180 km, ở cuối con đường đèo. Phiên chợ chỉ được diễn ra một năm một lần vào ngày 27/3 âm lịch, đây chính là ngày trai bản trên, gái bản dưới được gặp gỡ và giao lưu với nhau.
 
Sự tích chợ tình Khâu Vai
Khung ảnh thiên nhiên tại Đồng Văn

Nơi đây đã từng có một chàng Ba người dân tộc Nùng và một Cô Út con của một tộc trưởng người Giáy, đã đem lòng yêu nhau nhưng vì gia thế của chàng Ba nghèo và không cùng dân tộc nên đã bị gia đình của cô Út không đồng ý. Gia đình cô Út còn nhấn mạnh đã không cùng phong tục tập quán thì con trai Nùng không thể lấy gái người Giáy làm vợ. Theo truyền thuyết thì đây chính là cậu chuyện tình yêu tạo nên sự tích chợ tình này.
 
Sự tích chợ tình Khâu Vai
 
Sự tích chợ tình Khâu Vai
Chợ tình Khâu Vai

Xem thêm: Tour du lịch miền Bắc

Mối tình của họ đẹp như hoa rừng, đằm thắm như đôi chim, trong như nước suối, hai người thường rủ nhau lên núi Khâu Vai tâm sự. Sau khi bị gia đình cô Út không đồng ý tưởng chừng như hai người sẽ không còn ở bên nhau nữa. Nhưng không, cũng chính vì sự cấm đoán của gia đình mà tình cảm của hai người càng trở nên yêu nhau tha thiết hơn.
 
Sự tích chợ tình Khâu Vai
Trai gái bản
 
Một ngày kia hai người đã cùng nhau trốn nhà để lên hang núi Khâu Vai sống. Gia đình cô Út đã vác súng kíp, cung nỏ sang nhà Chàng Ba chửi mắng. Hai người nhìn từ hang núi xuống thấy được cảnh máu chảy, đâm chém nhau giữa hai họ. Vì thương cha mẹ, thương dân bản của hai làng bỗng trở nên hận thù chỉ vì tình yêu của mình nên Chàng Ba và Cô Út đã chia tay nhau về làng và thề kiếp sau sẽ thành vợ chồng. Ngày họ chia tay là ngày 27/3, người dân trong vùng lấy ngày đó làm ngày họp chợ.
 
Sự tích chợ tình Khâu Vai
Biểu diễn văn nghệ tại chợ tình Khâu Vai
 
Khi đôi trai gái chia tay nhau đã cắt máu thề: dù không lấy được nhau nhưng mỗi năm, cứ đến ngày 27/3 họ lại lên Khâu Vai hát cho nhau nghe, kể với nhau những thầm kín ấp ủ trong lòng trong suốt một năm xa nhau. Họ tâm tình, ca hát hết đêm hôm sau rồi lại trở về với cuộc sống ngày thường. Và chợ tình Khâu Vai trở thành thời gian để những người yêu nhau tìm đến nhau.
 
Sáng sớm ngày 27 là lúc chợ tình mang nhiều ý nghĩa nhất. Khi rượu đã hết, chợ đã tan, giờ chia tay đã đến, từng đôi nam nữ bịn rịn chia tay nhau. Ở ven đường, men theo các sườn núi, các vách đá… họ trao nhau ánh mắt nhìn đắm đuối và hẹn hò sang năm lại gặp nhau, tại chính nơi này.
 
Sự tích chợ tình Khâu Vai
Lễ hội Khâu Vai 2018

Hàng năm tỉnh Hà Giang có tổ chức lễ hội Chợ tình Khâu Vai, đây là một hoạt động văn hóa vô cùng ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang. Và Khau Vai nói riêng hay Hà Giang nói chung sẽ là điểm hẹn tuyệt với nhất cho những ai ưa khám phá, mạo hiểm.
Hằng Nga
Theo Báo Du lịch