Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương

Lễ hội cầu ngư Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ ba, 10/03/2015, 18:48 GMT+7
Lễ hội Cầu Ngư bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải (Cá Voi) - là tục lâu đời của cư dân vùng biển từ Bắc miền Trung trở vào Nam và điển hình nhất là ở Khánh Hòa.
Lễ hội Cầu ngư bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải, là tập tục lâu đời của cư dân vùng biển từ Bắc Trung bộ trở vào Nam, trong đó tiêu biểu nhất là vùng Nam Trung bộ và điển hình nhất là Khánh Hòa.

Từ những truyền thuyết đầy màu sắc thần bí và niềm tin tưởng sâu sắc của các ngư dân, “Cá Voi” đã được linh thiêng hóa thành một vị “Phúc thần” của biển cả, được ngư dân vùng ven biển tôn thờ với những danh từ thể hiện sự tôn kính như: Đức Ông, Cá Ông hay Ông Nam Hải…
 
Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa còn bảo lưu các nghi thức truyền thống với các nghi lễ: Lễ rước sắc, Lễ Nghinh Ông, hò bá trạo, Lễ Tỉnh sanh, Lễ Tế chánh, Thứ lễ và Tôn vương, Lễ Tống na. Với nhiều nét đặc thù, hội tụ đầy đủ những giá trị văn hóa cổ truyền và có tác động sâu rộng đến đời sống tinh thần của cư dân vùng biển đảo, Lễ hội Cầu Ngư là yếu tố tổng hợp các hình thức nghệ thuật truyền thống, diễn xướng dân gian, các trò chơi dân gian, tạo thành một bức tranh sinh động, đa sắc của ngày hội làng biển, được nhân dân Khánh Hòa sáng tạo, trao truyền và gìn giữ bao đời nay.
 
Ngày 27-12-2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể (đợt 1). Theo đó, 33 di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa, trong đó có Lễ hội Cầu Ngư của tỉnh Khánh Hòa.
 
Dulichvietnam
Sưu tầm