Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Độc đáo những món bánh có cặp có đôi của Việt Nam

Thứ sáu, 03/04/2020, 11:00 GMT+7

Có những món bánh có cặp có đôi của Việt Nam mà mỗi khi nhắc đến bánh này người ta lại không thể không nhắc đến loại bánh kia tựa như một định lý vậy.

test

Ẩm thực của người Việt không chỉ là những món ăn, công thức chế biến mà còn là một nét văn hóa tự nhiên được hình thành trong cuộc sống mà ở mỗi một vùng miền lại có những món ăn đặc trưng không thể hòa lẫn. Đặc biệt, trong số đó phải kể đến những món bánh có cặp có đôi của Việt Nam luôn gắn liền với nhau, không thể tách rời mỗi khi nhắc đến.
 

bánh có cặp có đôi của Việt Nam
Những món bánh có cặp có đôi của Việt Nam luôn gắn liền với nhau mỗi khi nhắc đến. Ảnh: afamily 


Bánh chưng - bánh dày

Đây là hai loại bánh đã quá quen thuộc trong số những món bánh có cặp có đôi của Việt Nam. Cứ năm hết, tết đến là người ta lại hay nhắc đến cụm từ này. Đây được coi là hai loại bánh lâu đời nhất của Việt Nam, gắn với truyền thuyết cúng trời đất của người Việt từ xa xưa.
 

bánh có cặp có đôi của Việt Nam
Đây là hai loại bánh đã quá quen thuộc với người Việt. Ảnh: voca

Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất, còn bánh dày thì có hình tròn tượng trưng cho trời. Vào dịp Tết Nguyên đán, việc gói, nấu và cúng bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa của người Việt. Thậm chí với nhiều gia đình, chúng không còn đơn thuần là món ăn mà đã trở thành niềm vui, niềm hân hoan sum họp trong những ngày đầu năm mới.
 

bánh có cặp có đôi của Việt Nam
Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất, còn bánh dày thì có hình tròn tượng trưng cho trời. Ảnh: 95loduc

Có lẽ vì chiếc bánh Chưng tượng trưng cho đất, nên phải có đầy đủ cỏ cây hoa lá, muông thú muôn loài…, vì thế nhân bánh truyền thống luôn phải có đủ cả gạo nếp, đỗ xanh, hành, thịt lợn và gói bằng lá dong. Khi cúng hay biếu, người Việt thường tặng cả cặp bánh chứ không bao giờ để lẻ.
 

bánh có cặp có đôi của Việt Nam
Vào dịp Tết Nguyên đán, việc gói, nấu và cúng bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa của người Việt. Ảnh: place

Bánh dày hay còn gọi là bánh giầy có màu trắng tinh khiết làm từ gạo nếp giã mịn, nặn thành miếng tròn đầy đặn thường dùng để tế trời cầu mong thời tiết thuận lợi.

Ngày nay, do khó bảo quản lâu nên người ta không hay làm bánh giầy nữa, mà bánh chưng và bánh dày thường chỉ xuất hiện cùng nhau ở lễ Giỗ tổ Hùng Vương. Ngoài ra, đồng bào dân tộc Mông ở Tây Bắc vẫn làm món bánh này trong các dịp như tết địa phương, thờ cúng việc quan trọng.
 

bánh có cặp có đôi của Việt Nam
Bánh dày hay còn gọi là bánh giầy có màu trắng tinh khiết. Ảnh: youtube

Tuy nhiên, nếu bạn muốn vẫn có thể thưởng thức ở Hà Nội và TP HCM như một thức ăn sáng bình dân với một miếng giò chả kẹp vào giữa hai tấm bánh giá từ 10.000 đồng một phần.
 

Bánh trôi - bánh chay

Từ lâu bánh trôi, bánh chay đã trở thành một trong những món ăn truyền thống, là nét đẹp văn hóa ẩm thực độc đáo của người Việt Nam. Và trong số các món bánh có cặp có đôi của Việt Nam, bánh trôi và bánh chay là hai món thường xuất hiện cùng nhau nhất.
 

bánh có cặp có đôi của Việt Nam
Từ lâu bánh trôi, bánh chay đã trở thành một trong những món ăn truyền thống. Ảnh: traveline

Trước đây, hai loại bánh này chỉ xuất hiện trong trên mâm cúng ngày tết Hàn thực, mỗi loại bánh bày theo số lẻ 3 hoặc 5 bát chứ không bày theo số chẵn. Nhưng đến nay, chúng đã trở thành một thức quà vặt phổ biến không chỉ ở miền Bắc mới có mà ở miền Trung và miền Nam cũng có rất nhiều phiên bản hấp dẫn khác nhau phù hợp với đặc trưng của từng vùng.
 

bánh có cặp có đôi của Việt Nam
Bánh trôi và bánh chay cũng là hai món thường xuất hiện cùng nhau nhất. Ảnh: Delightfulplate

Hai thức bánh đều được làm từ bột nếp dẻo và nặn thành hình tròn. Bánh trôi có nhân đường phèn, được ve thành viên nhỏ xếp tròn trên đĩa, rồi rắc một ít vừng lên trên. Còn bánh chay thì có kích thước lớn hơn bên trong là nhân đậu xanh, khi ăn người ta thường cho vào chén rồi để ngập trong nước đường nấu với gừng thơm lừng có vị ngọt thanh chứ không hề bị gắt.
 

bánh có cặp có đôi của Việt Nam
Hai thức bánh đều được làm từ bột nếp dẻo và nặn thành hình tròn nhưng vẫn có chút khác biệt. Ảnh: vtimes


Bánh bò - bánh tiêu

Bộ đôi bánh này là món quà vặt phổ biến ở miền Nam. Du lịch miền Nam bạn sẽ đễ dàng bắt gặp những hình ảnh một người phụ nữ mặc áo bà ba cùng tiếng rao lanh lảnh "ai bánh bò, bánh tiêu đây” từ những chiếc rổ mây, hay một chiếc gánh hoặc xe đẩy. 
 

bánh có cặp có đôi của Việt Nam
Bộ đôi bánh này là món quà vặt phổ biến ở miền Nam. Ảnh: picuki

Hai loại bánh có hình dáng, hương vị và cách chế biến không tương đồng. Bánh tiêu có thành phần chính từ bột mì, đường, men và được chế biến bằng cách chiên trong chảo dầu nóng. Khi chín, bánh vàng ruộm và phồng to, để ráo dầu ăn vừa mềm bên trong vừa giòn vỏ ngoài, ăn ngon nhất khi còn nóng. Còn bánh bò thì xốp dẻo làm từ bột gạo, nước, đường và men.
 

bánh có cặp có đôi của Việt Nam
Hai loại bánh có hình dáng, hương vị và cách chế biến không tương đồng. Ảnh: vietravel

Tuy vậy chúng thường được bán và ăn cùng nhau. Bánh tiêu vốn rỗng, thế là người ta lại sáng tạo thêm cách ăn mới chính là cho bánh bò ngọt, mềm vào bên trong bánh tiêu giòn, thơm như một loại nhân đem đến một thức quà lạ miệng nhưng cũng rất ngon. Đây là món vặt được nhiều người chuộng ăn vì dễ ăn mà giá lại rất rẻ chỉ từ 1.000 - 3.000 đồng một cái.
 

món bánh có cặp có đôi của Việt Nam
Tuy vậy chúng thường được bán và ăn cùng nhau. Ảnh: hochoichiase


Bánh cam - bánh còng

Đối với nhiều người ở miền Tây Nam Bộ, hình ảnh những người bán rong đội trên đầu một rổ hay mâm chất đầy bánh cam, bánh còng màu óng cùng tiếng rao len lỏi tận từng con hẻm đã trở nên quen thuộc. Chỉ cần nghe tiếng rao ở đầu ngõ là bao đứa trẻ đã háo hức đợi mua cho bằng được để cùng ăn với chúng bạn.
 

bánh có cặp có đôi của Việt Nam
Đối với nhiều người ở miền Tây Nam Bộ, bánh cam, bánh còng đã trở nên quen thuộc. Ảnh: yan

Hai loại bánh đều làm từ bột gạo và bột nếp rồi rán phồng lên cho đến khi có màu vàng nâu ngả cam, sau đó phủ một lớp mè và đường lỏng cho bóng, ngọt. Còn bánh còng tương tự, chỉ không có nhân. Ngoài ra, người ta còn chế biến thêm loại bánh cam áo bên ngoài là lớp đường cát trắng, nhưng lại không hấp dẫn bằng bánh cam đường mạch nha.
 

bánh có cặp có đôi của Việt Nam
Hai loại bánh đều làm từ bột gạo và bột nếp rồi rán phồng lên. Ảnh: vietgiaitri

Sỡ dĩ có tên gọi như vây là do xuất phát từ hình dáng bên ngoài. Người ta thấy bánh cam tròn tròn với một màu vàng bắt mắt, nhìn không khác gì một trái cam nhỏ nên gán lên nó cái tên như vậy. Với bánh còng, nhìn hình dáng giống chiếc còng nên gọi luôn là bánh còng cho dễ nhớ. 
 

bánh có cặp có đôi của Việt Nam
Ngày nay, ngoài miền Tây thì bạn còn có thể bắt gặp bánh cam, bánh còng khi du lịch đến TP HCM và nhiều nơi khác. Ảnh: @nguyentuuyen41

Ngày nay, ngoài miền Tây thì bạn còn có thể bắt gặp bánh cam, bánh còng khi du lịch đến TP HCM, các tỉnh Tây Nguyên hoặc ở miền Bắc với tên gọi khác là bánh rán, được bán với giá rất rẻ chỉ khoảng 2.000 đồng – 5.000 đồng/cái. Nhưng dù là ở đâu, miền nào thì chúng vẫn luôn là món bánh có cặp có đôi của Việt Nam mà chẳng thể nào tách rời.  

Chỉ với một vài món bánh có căp có đôi của Việt Nam nhưng cũng đủ để thấy được phần nào sự phong phú và độc đáo trong nền ẩm thực Việt Nam. Nếu như có cơ hội, bạn đừng quên thưởng thức những món bánh ấy để hiểu hơn về nét văn hóa ẩm thực của từng vùng miền trên mảnh đất hình chữ S này.

Xem thêm: 'Ngon tuyệt cú mèo' 3 món ăn vị đắng của miền Tây

Minh Nguyên
Theo Báo Thể Thao Việt Nam

quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc