Banner Movi
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Lễ hội Xíp xí Tây Bắc: Lễ hội truyền thống của người Thái

Thứ tư, 31/07/2024, 10:00 GMT+7
Người Thái ở vùng núi Tây Bắc có lễ hội với cái tên độc đáo Xíp xí, được tổ chức theo nét đặc trưng riêng. Lễ hội Xíp xí Tây Bắc mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, là dịp để người ta được quây quần bên nhau và mời nhiều khách khứa tham dự. 
quảng cáo

Người Thái có lễ hội cầu mưa, cầu mùa rồi lễ hội gội đầu... Mỗi lễ hội lại mang đặc trưng và ý nghĩa khác nhau. Trong đó, Lễ hội Xíp xí Tây Bắc cũng là lễ hội lớn của bà con người Thái vùng núi cao. Cùng theo chân Du lịch Việt Nam tìm hiểu về lễ hội này xem có gì thú vị nhé. 
 

1. Khám phá Lễ hội Xíp xí Tây Bắc độc đáo và đầy nhăn văn


1.1. Tết Xíp xí diễn ra khi nào, ở đâu?

Lễ hội Xíp xí hay còn được gọi là Tết Xíp xí, đây là ngày lễ lớn nhất của người Thái trắng ở vùng núi Tây Bắc. Ngay từ tên gọi, Xíp xí đã khiến nhiều người phải tò mò. Tết Xíp xí là gì và Tết Xíp xí diễn ra khi nào là câu hỏi của không ít du khách khi đang lên kế hoạch cho chuyến đi của mình. 

 

Lễ hội Xíp xí Tây Bắc diễn ra vào ngày 14 tháng 7 hàng nămLễ hội Xíp xí Tây Bắc diễn ra vào ngày 14 tháng 7 hàng năm. Ảnh: Viện NN Việt Nam

Cụ thể, Xíp xí là tiếng địa phương, trong tiếng Thái, có nghĩa là 14. Bởi vậy, lễ hội này được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 7 âm lịch. Nếu ghé thăm các bản làng người Thái trên vùng núi Tây Bắc những ngày này, bạn có thể thấy không khí vui nhộn khi nhà nào nhà nấy cũng đều rộn ràng chuẩn bị đón Lễ hội Xíp xí Tây Bắc. 

 

Lễ hội Xíp xí Tây Bắc là lễ hội lớn của người Thái trắngLễ hội Xíp xí Tây Bắc là lễ hội lớn của người Thái trắng. Ảnh: Fanpage

Như vậy, sau khi biết Tết Xíp xí diễn ra khi nào, còn chần chờ gì nữa mà không rủ ngay hội bạn thân tới đây tìm hiểu, vui chơi thôi nào. Chắc chắn, qua đây bạn sẽ càng thêm yêu mến nét văn hóa độc đáo của bà con vùng Tây Bắc đấy. 
 

1.2. Ý nghĩa lễ hội Xíp xí

Tây Bắc là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc anh em như người Mường, Dao, Nùng, Mông... trong đó, người Thái chiếm phần lớn. Họ có những nét văn hóa truyền thống độc đáo, những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc. 

 

Lễ hội Xíp xí Tây Bắc còn được gọi là Tết trẻ em và cũng là dịp để gia đình quây quầnLễ hội Xíp xí Tây Bắc còn được gọi là Tết trẻ em và cũng là dịp để gia đình quây quần. Ảnh: Fanpage

Ngoài Tết Nguyên đán, người Thái còn có Tết thanh minh, Tết Đoan ngọ và cả Tết Xíp xí. Trong những ngày Tết Xíp xí của người Thái, các gia đình sẽ mổ gà, vịt, làm mâm cơm mặn cúng tổ tiên, nấu những món ăn đặc sản dân tộc, mời mọi người, họ hàng đến chung vui.  

 

Trong Lễ hội Xíp xí Tây Bắc có nhiều hoạt động và ẩm thực phong phúTrong Lễ hội Xíp xí Tây Bắc có nhiều hoạt động và ẩm thực phong phú. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển

Người Thái ở đây quan niệm, dù đi ngược về xuôi, dù có đi làm ăn ở đâu, thì vào Lễ hội Xíp xí Tây Bắc cũng sẽ quay trở về đoàn tụ bên gia đình, quây quần bên bố mẹ, tổ tiên. Tết Xíp xí của người Thái được tổ chức theo từng gia đình, có một số nơi thì tổ chức theo cả dòng họ, tùy điều kiện hoàn carh mà quy mô to nhỏ khác nhau. Vào ngày này, nhà nào mà mời được càng nhiều khách khứa tới tham dự thì càng gặp nhiều may mắn. Khách lạ hay khách quen cứ đến nhà chơi là được tiếp đón chu đáo, nồng hậu, thưởng thức những món ăn ngon chỉ có trong ngày tết.  

 

Lễ hội Xíp xí Tây Bắc với những hoạt động sôi nổi là dịp để bạn tìm hiểu về văn hóa địa phươngLễ hội Xíp xí Tây Bắc với những hoạt động sôi nổi là dịp để bạn tìm hiểu về văn hóa địa phương. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển

Tết Xíp xí không chỉ là ngày con cháu hướng về ông bà, tổ tiên mà còn là dịp người lớn quan tâm, chăm sóc tới con nhỏ. Do đó, nhiều nơi còn gọi là Tết trẻ con. Chúng sẽ được người lớn trong nhà mua cho quần áo đẹp để chơi Tết, không phải làm việc nhà, không phải đi chăn trâu và sẽ được vui chơi thoải mái, ăn những món ăn ngon mà mình yêu thích. 

Nhân dịp này, bà con cũng tận dụng làm dịp sơ kết 6 tháng đầu năm, ăn mừng cho những thành quả lao động hăng say miệt mài thời gian qua của mình. Lễ hội Xíp xí Tây Bắc mang nhiều giá trị tốt đẹp và nhân văn. 

>>Xem thêm: Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình: Nét văn hóa độc đáo của người Mường

1.3. Hoạt động trong lễ hội Xíp xí

Người Thái kể rằng, sau khi cày cấy, trẻ con lên rừng thả trâu còn người lớn làm lễ gác cầy ở nhà, có mổ lợn, gà, tổ chức ăn uống nhưng không gọi trẻ em về, cũng chẳng để phần lại cho chúng. Thấy bị đối xử bất công nên trẻ em bèn dọ mõm hết đàn nghé lại, không cho chúng ăn và bú sữa. Chúng cho rằng trẻ em không được ăn thì nghé cũng vậy, xem người lớn suy nghĩ ra sao. 

 

Lễ hội Xíp xí Tây Bắc gắn liền với câu chuyện đầy thú vịLễ hội Xíp xí Tây Bắc gắn liền với câu chuyện đầy thú vị. Ảnh: YK

Chiều tối, trẻ con đưa trâu nghé về, trong khi trâu đức thì no căng bụng, nghé lại không đói meo. Người lớn thấy vậy liền hỏi tại sao, bọn trẻ mới lên tiếng rằng trâu được ăn uống no say giống như người lớn ở nhà còn trẻ con lại không được gì. Từ đó, người lớn hối hận và thống nhất lấy ngày 14 tháng 7 âm lịch để tổ chức Lễ hội Xíp xí Tây Bắc. 

 

Trong phần lễ cúng Lễ hội Xíp xí Tây Bắc sẽ do thầy mo chủ trìTrong phần lễ cúng Lễ hội Xíp xí Tây Bắc sẽ do thầy mo chủ trì. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển

Lễ hội Xíp xí của người Thái thường có 2 phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ thờ cúng tổ tiên, dâng lên tổ tiên các lễ vật gồm thịt vịt, bánh ít, thịt gà, nạp sườn, thịt lợn hun khói, cá nướng, nộm rau cải, canh chua, canh bon, khẩu cắm (cơm nếp 7 màu), bánh chưng gù... nhằm tỏ lòng thành kính, biết ơn thế hệ ông cha đã khai phá đất đai, lập bản. Đồng thời, họ cũng mong muốn tổ tiên phù hộ cho trẻ em quanh làng được mạnh khỏe, không ốm đau bệnh tật, hay ăn chóng lớn, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Trong mâm lễ cúng này không thể thiếu bánh ít và thịt vịt. Bánh ít được làm từ bột gạo nếp, bên trong có nhân đỗ nho nhe, hạt tiêu đen và thịt băm. Gạo nếp chọn làm bánh ít phải chất lượng, xay ra bột phải trắng, mịn màng, khi nhào không bị cứng hay sống.

 

Có rất nhiều món ăn địa phương được thực hiện trong Lễ hội Xíp xí Tây BắcCó rất nhiều món ăn địa phương được thực hiện trong Lễ hội Xíp xí Tây Bắc. Ảnh: Fanpage

Bánh được gói trong lá chuối, cũng là những tàu lá đẹp, xanh rờn. Bột sau khi nhào sẽ tán dẹt, bỏ nhân vào và nặn tròn trịa và gói một cách khéo léo. Bánh ít được đồ trong chõ gỗ giúp bánh không bị nhão và vẫn giữ được hương vị đặc trưng. Từng cặp bánh ít tượng trưng cho lứa đôi hạnh phúc. 

Trong Lễ hội Xíp xí Tây Bắc, thịt vịt cũng không thể thiếu. Người Thái trắng quan niệm vịt gắn bó với sông suối, đồng ruộng với đời sống sản xuất của bà con. Do đó, trong Lễ hội Xíp xí người Thái, những con vịt được cúng cũng trải qua tuyển chọn cẩn thận. Người Thái mong muốn con vịt sẽ mang theo điều không may mắn, những điều xui xẻo đi. 

 

Bạn sẽ có dịp lắng nghe câu chuyện lâu đời và thưởng thức món ăn ngon khi tới Lễ hội Xíp xí Tây BắcBạn sẽ có dịp lắng nghe câu chuyện lâu đời và thưởng thức món ăn ngon khi tới Lễ hội Xíp xí Tây Bắc. Ảnh: Fanpage

Tết Xíp xí của người Thái này được tổ chức theo gia đình, dòng họ và tùy hoàn cảnh gia đình mà quy mô to, nhỏ khác nhau. Thông thường, họ sẽ làm lễ cúng buổi trưa nên các món ăn sẽ được chuẩn bị từ sáng sớm cho thật tươm tất. Chủ nhà dâng lễ cúng lên tổ tiên, trước bàn thờ, các thành viên quây quần bên nhau, lần lượt vái lễ để mong cầu được phù hộ mạnh khỏe, ăn nên làm ra. Con cháu sẽ chúc người lớn sống lâu, người lớn chúc con trẻ khỏe mạnh. Dù vậy, bà con vẫn nhắc nhau ăn uống an toàn và lành mạnh. Nhất là khi uống rượu, uống đủ vui chứ không quá chén gây ảnh hưởng tới người khác. 

 

Lễ hội Xíp xí Tây Bắc tỏ lòng biến ơn tới tổ tiên và nguyện cầu một mùa vàng bội thuLễ hội Xíp xí Tây Bắc tỏ lòng biến ơn tới tổ tiên và nguyện cầu một mùa vàng bội thu

Mâm cỗ trong Lễ hội Xíp xí người Thái thể hiện sự sung túc, cũng như tấm lòng mến khách của gia chủ. Trong bầu không khí vui vẻ, chủ nhà giãy bày tình cảm bằng âm thanh, bằng ngôn từ mộc mạc, càng làm cho bữa tiệc ý nghĩa hơn. Trong men rượu cay nồng, họ trò chuyện, kể những câu chuyện về bản sắc dân tộc và múa những làn điệu thân thương... khiến du khách nào cũng phải nhớ mãi. 

 

Bà con trang trí hoa quả trước hiên nhà trong dịp Lễ hội Xíp xí Tây BắcBà con trang trí hoa quả trước hiên nhà trong dịp Lễ hội Xíp xí Tây Bắc. Ảnh: TTXVN

Vào Lễ hội Xíp xí Tây Bắc, nam thanh nữ tú còn rủ nhau đi chơi hội hang Thẩm Lé, chơi núi hái sim, tham gia các hoạt động như múa xòe, các trò chơi dân gian như đẩy gậy, ném còn...Ghé thăm miền núi Tây Bắc vào dịp này, bạn sẽ được hòa chung không khí vui nhộn, đậm đà bản sắc dân tộc. 

 

Lên Lễ hội Xíp xí Tây Bắc đừng quên khám phá ruộng bậc thang cùng các danh lam thắng cảnhLên Tây Bắc đừng quên khám phá ruộng bậc thang cùng các danh lam thắng cảnh. Ảnh: Tổ quốc

Mùa hè, các bản làng Tây Bắc rực rỡ trong sắc xanh của lúa trên những thửa ruộng bậc thang. Đây cũng là lúc để du khách tránh nắng, tránh nóng, tìm về những mảng màu sắc bình yên, thân quen. Bạn có thể kết hợp tham gia lễ hội và ghé thăm những điểm đến nổi tiếng của địa phương. Chắc chắn, chuyến đi sẽ càng có thêm những kỷ niệm đáng nhớ. 
 

2. Các lễ hội độc đáo khác của vùng Tây Bắc 


2.1. Lễ hội Xên bản, Xên mường

Lễ Xên bản, Xên mường là nghi lễ dân gian của bà con dân tộc Thái, thường được tổ chức vào mùa xuân với quy mô lớn nhỏ tùy thuộc từng địa phương. Cũng như Lễ hội Xíp xí Tây Bắc, Lễ Xen bản, Xên mường nhằm bày tỏ lòng biết ơn tới Pu Then (ông trời) và tổ tiên đã giúp họ có một cuộc sống bình yên, ấm no. 

 

Lễ hội Xên bản Xên mường cũng là lễ hội lớn không kém Lễ hội Xíp xí Tây BắcLễ hội Xên bản Xên mường cũng là lễ hội lớn không kém Lễ hội Xíp xí Tây Bắc. Ảnh: Mia

Nghi lễ này được tổ chức tại miếu với các lễ vật là Trâu, lợn, gà. Lễ cúng do thầy mo chủ trì, kéo dài tầm 30 phút, sau đó mâm lễ được hạ xuống cho bà con, dân bản cùng chung vui thụ lộc. Sau lễ cúng là các trò chơi, múa hát dân gian đầy vui nhộn như kéo co, thi bắn nỏ, cù quay, ném còn, múa xòe...
 

2.2. Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu

Đều đặn hàng năm, cứ vào rằm tháng 9 âm lịch, khi đã thu hoạch lúa xong, bà con dân tộc Thái ở Tây Bắc lại tổ chức lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu (lễ hội cốm mới) để tạ ơn các vị thần linh đã phù hộ cho vụ mùa bội thu.

 

Độc đáo Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu không kém Lễ hội Xíp xí Tây BắcĐộc đáo Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của vùng núi Tây Bắc. Ảnh: VOV

Đây cũng là dịp để nam thanh nữ tú trong bản tìm hiểu nhau, giao lưu và vui chơi, chuẩn bị cho mùa mang sắp tới. Điểm độc đáo của nghi thức này là sau khi cúng tế xong, người ta sẽ vãi cốm xung quanh để tượng trưng cho sự no đủ, tất cả mọi người sẽ ăn một chút cốm để lấy may. 

Trên đây là thông tin về Lễ hội Xíp xí Tây Bắc cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé. 

Yến Yến 

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)