Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi

Kinh nghiệm đi máy bay cho bà bầu an toàn với cả mẹ và bé

Thứ năm, 27/08/2020, 11:47 GMT+7

Đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con là ưu tiên hàng đầu với mẹ bầu và gia đình trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, đôi khi bà bầu vẫn bắt buộc phải đi máy bay khi mang thai. Câu hỏi đặt ra là bà bầu đi máy bay có ảnh hưởng gì không? Năm 2020 rồi, đừng lo với những kinh nghiệm đi máy bay cho bà bầu sau.


Những điều nên biết với bà bầu đi máy bay: tìm hiểu quy định của hãng hàng không, hãng bảo hiểm
 

Kinh nghiệm đi máy bay cho bà bầu: tìm hiểu quy định của hãng hàng không.
Kinh nghiệm đi máy bay cho bà bầu: tìm hiểu quy định của hãng hàng không. Ảnh: Webdm


Nhiều hãng hàng không không cho phép bà bầu mang thai ngoài 36 tuần đi máy bay. Vậy nên, trước khi đặt vé, hãy tham khảo thông tin, quy định đi máy bay cho bà bầu của hãng hàng không. Hãy check xem liệu bạn có cần mang theo giấy khám sức khỏe khi mang thai, giấy xác nhận thai phụ để hãng hàng không kiểm tra thời gian dự sinh hay không.

Ngoài ra, quy định của hãng bảo hiểm (nếu có) cũng là điều bạn cần quan tâm với phụ nữ mang thai khi đi máy bay. Hãy kiểm tra các điều khoản trong trường hợp bạn cần hỗ trợ khẩn cấp trên chuyến bay hoặc sau khi hạ cánh. Trong trường hợp bay ra nước ngoài, hãy liên hệ với hãng bảo hiểm để kiểm tra xem liệu bạn có cần những điều kiện phụ nào khác để được chi trả trong trường hợp xảy ra sự cố.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng phụ nữ mang thai trong thời gian 14-28 tuần có thể yên tâm hơn khi đi máy bay. Giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn, bạn nên tránh đi máy bay trong thời gian này để đảm bảo an toàn. 


Kinh nghiệm đi máy bay cho bà bầu: kiểm tra sức khỏe trước chuyến bay

 

Kinh nghiệm đi máy bay cho bà bầu
Kinh nghiệm đi máy bay cho bà bầu: kiểm tra sức khỏe trước chuyến bay. Ảnh: Webdm


Vài tuần trước chuyến bay, hãy đi khám sức khỏe để đảm bảo bạn đủ điều kiện sức khỏe và có thể chất phù hợp để đi máy bay. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ nếu bạn có một số bệnh mãn tính, đặc biệt là các bệnh về hô hấp.

Ngoài ra, bạn cần lưu tâm tới một số vấn đề sức khỏe khác để đảm bảo an toàn cho bà bầu khi đi máy bay. Bạn có thể mang theo tất y khoa trong hành lý để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn khi phải ngồi lâu trên máy bay. Tê bì, sưng phù chân tay là vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai và càng hay gặp cũng như nghiêm trọng hơn khi đi máy bay do phải ngồi lâu trong thời gian dài.

Nếu bạn có tiền sử say máy bay, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để mua thuốc chống say phù hợp với bà bầu. Ngoài ra, việc máy bay di chuyển ở tầm cao dễ khiến cơ thể bị ợ hơi. Do đó, bạn cần chuẩn bị sẵn thuốc chống tiêu chảy cũng như tránh các loại thực phẩm gây đầy hơi trước chuyến bay.

Một điều quan trọng khác bạn cần chuẩn bị trước chuyến bay là tìm hiểu thông tin về bệnh viện, cơ sở y tế tại điểm đến phòng ngừa trường hợp cần thiết. Ngoài ra, bạn cần mang theo giấy khám thai định kỳ để các bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe thai nhi cũng như có hướng điều trị hợp lý trong trường hợp khẩn cấp.

Một kinh nghiệm đi máy bay cho bà bầu là chuẩn bị hành lý gọn gàng, nhẹ nhàng, tránh mang vác hành lý cồng kềnh tốn sức. Bạn có thể mang những trang phục đa-zi-năng, có thể mặc trong nhiều dịp khác nhau để tiết kiệm không gian trong hành lý dành cho quần áo. Ngoài ra, bạn cũng có thể bỏ lại những thứ như bàn chải, kem đánh răng, dầu gội đầu… vì có thể dễ dàng mua ở điểm đến hoặc được cung cấp tại khách sạn. Hãy nhớ, chỉ mang theo những vật dụng cần thiết trong hành lý để tránh phải mang vác nặng nhọc trong suốt chuyến đi đối với bà bầu.


Kinh nghiệm đi máy bay cho bà bầu: lưu ý trong chuyến bay
 

Kinh nghiệm đi máy bay cho bà bầu
Kinh nghiệm đi máy bay cho bà bầu: những lưu ý trong chuyến bay. Ảnh: Webdm


Như đã nói ở trên, bà bầu đi máy bay cần lưu ý tránh các thực phẩm gây đầy hơi và nước uống có gas bởi chúng có thể khiến bạn đầy hơi, khó chịu trong suốt chuyến bay.

Một lưu ý với bà bầu khi đi máy bay là luôn thắt dây an toàn khi ngồi. Bạn nên đặt vị trí dây an toàn dưới phần bụng, ở khu vực gần hông để không gây khó chịu cho em bé. 

Bà bầu đi máy bay cần lưu ý thường xuyên uống nước trong chuyến bay cũng như vận động, đi lại nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu, tránh tình trạng tê bì chân tay. Khi ngồi tại ghế máy bay, bạn có thể thực hiện động tác co duỗi chân nhẹ nhàng để giúp máu dễ dàng lưu thông tới chân.

Nếu có thể, bạn nên đặt mua vé gần lối đi để thuận tiện cho việc di chuyển trên máy bay, đi vệ sinh… Bạn cũng có thể đặt vị trí ghế ngồi gần cánh máy bay vì đây là khu vực ít chịu tác động ngoại lực nhất trên máy bay khi di chuyển, giúp bạn có chuyến bay thoải mái và giảm thiểu nguy cơ say máy bay.


Bà bầu đi máy bay: những điều nên biết về đồ ăn, thức uống trên chuyến bay
 

Kinh nghiệm đi máy bay cho bà bầu
Bà bầu đi máy bay: những điều nên biết về đồ ăn, thức uống trên chuyến bay. Ảnh: Webdm


Hành khách luôn được khuyến cáo uống đủ nước khi đi máy bay. Điều này càng đặc biệt quan trọng với bà bầu khi đi máy bay. Việc cơ thể bà bầu thiếu nước có thể dẫn tới hiện tượng buồn nôn, mệt mỏi, chuột rút, táo bón… 

Tương tự, bà bầu để bụng đói khi đi máy bay có thể gây hạ đường huyết. Vì vậy, kinh nghiệm đi máy bay cho bà bầu là mang theo một vài đồ ăn nhẹ như trái cây, kẹo gừng để giúp ngăn ngừa say máy bay và giúp ổn định đường huyết.

Một vấn đề khác đi kèm với việc uống nhiều nước trong chuyến bay là bà bầu có thể thường xuyên cần đi vệ sinh. Đừng chỉ vì ngại đi lại khi mang bầu mà cố “nhịn” suốt cả chuyến bay, hãy thường xuyên đi vệ sinh để luôn thoải mái trong hành trình. Chính vì vậy, kinh nghiệm đi máy bay cho bà bầu khuyên bạn chọn ghế ngồi gần lối đi để thuận tiện đi lại và hạn chế làm phiền các hành khách khác. 

 

 

Những lưu ý với bà bầu khi đi máy bay ra nước ngoài


Các bác sĩ và chuyên gia về du lịch khuyên bạn không nên bay quốc tế trong những trường hợp: mang thai lần đầu, ngoài độ tuổi 35, mang thai đôi, ba, có tiền sử sảy thai, sinh non, mang thai ngoài tử cung, hoặc có những vấn đề sức khỏe khác như huyết áp cao, tiểu đường, tiền sản giật…

Bà bầu đi máy bay cần lưu ý sắp xếp nhiều thời gian nghỉ ngơi trong suốt hành trình. Chẳng hạn, bạn có thể đến sân bay sớm hơn để có thời gian nghỉ ngơi, làm thủ tục, lên máy bay… Khi đặt chuyến bay nối chuyến, bạn nên xếp khoảng thời gian phù hợp giữa 2 chuyến bay, tránh tình trạng hối hả di chuyển cho kịp chuyến bay kế tiếp. 


Bà bầu đi máy bay: những điều cần lưu ý về một số nguy cơ với sức khỏe
 

Kinh nghiệm đi máy bay cho bà bầu

Bà bầu đi máy bay: những điều cần lưu ý về một số nguy cơ với sức khỏe. Ảnh: Webdm


Bà bầu đi máy bay có trăm ngàn thứ phải lo để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Những mối lo này có thể khiến bạn stress, nhưng bạn không cần quá lo lắng với những vấn đề nhiều người lo ngại khi đi máy bay trong thai kỳ sau:

Bà bầu đi máy bay lo ngại rằng việc ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài có thể gây tê chân, thậm chí tụ máu ở chân. Không khí có độ ẩm thấp trong khoang máy bay cũng làm gia tăng nguy cơ này. Tuy nhiên, trên thực tế, nguy cơ bị tụ máu với bà bầu khi đi máy bay là không cao. Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng việc đi tất y khoa và thường xuyên vận động, đi lại như đã được khuyến cáo ở trên.

Một nguy cơ sức khỏe khác nhiều bà bầu đi máy bay lo lắng là tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những hiện tượng trên nếu xảy ra ở bà bầu khi đi máy bay thì cũng không tới mức nguy hiểm.

Một số phụ nữ mang thai khác quan ngại thiết bị scan để kiểm tra an ninh trước khi lên máy bay có ảnh hưởng lên thai nhi hay không. Câu trả lời là thiết bị này an toàn với phụ nữ mang thai. Ngoài ra, nói về nguy cơ nhiễm phóng xạ, nếu bạn không thường xuyên đi máy bay thì có thể yên tâm mức phóng xạ khi thỉnh thoảng "bắt" vài chuyến bay nằm trong ngưỡng an toàn với phụ nữ mang thai. 

Xem thêm: Tóm gọn những 'thủ phạm' khiến bạn thường xuyên mệt mỏi


Minh Hương
Theo Báo Thể Thao Việt Nam

minhhuongctv