Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương

Tóm gọn những 'thủ phạm' khiến bạn thường xuyên mệt mỏi

Thứ sáu, 21/08/2020, 13:22 GMT+7

    Nhiều người thường có quan niệm rằng mệt mỏi kéo dài là do mất ngủ, thực tế là chất lượng giấc ngủ chỉ đóng một phần. Rất nhiều yếu tố khác có thể khiến bạn mệt mỏi thường xuyên như chế độ ăn, luyện tập, hệ miễn dịch cơ thể, thói quen hàng ngày… 

    Việc thường xuyên mệt mỏi trong mùa dịch khiến nhiều người lo lắng. Những bệnh truyền nhiễm như Covid-19 có thể ảnh hưởng lên chất lượng giấc ngủ và gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài. Tuy nhiên, đừng lo lắng thái quá nếu bạn không có những triệu chứng khác như khó thở, đau nhức, ho sốt, cảm lạnh…


    Nguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài: thiếu ngủ
     

    mệt mỏi kéo dàiNguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài: thiếu ngủ. Ảnh: CNN


    Thiếu ngủ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mệt mỏi thường xuyên. Hầu hết chúng ta cần giấc ngủ khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm để nạp lại năng lượng, sẵn sàng “chiến đấu” trong ngày mới. Chỉ cần vài đêm ngủ không ngon giấc, trằn trọc mất ngủ cũng có thể khiến bạn “vật vã” cả ngày và thường xuyên mệt mỏi


    Thường xuyên mệt mỏi: có thể do chất lượng giấc ngủ
     

    Thường xuyên mệt mỏiThường xuyên mệt mỏi: có thể do chất lượng giấc ngủ. Ảnh: CNN


    Kể cả trong trường hợp bạn ngủ đủ khoảng 7-8 tiếng/ngày, điều này không có nghĩa là giấc ngủ của bạn đạt chất lượng và bạn vẫn có thể tỉnh dậy và cảm thấy mệt mỏi kéo dài như thường. 

    Giấc ngủ ngon, chất lượng, giúp cơ thể tiết hormone điều tiết mức năng lượng trong ngày hôm sau. Vậy nên, nếu bạn thường xuyên thức giấc giữa đêm, trằn trọc, khó ngủ lại… sẽ ảnh hưởng tới chu trình của giấc ngủ và do đó, khiến bạn mệt mỏi thường xuyên.

    Một vài cách đơn giản bạn có thể thử để nâng cao chất lượng giấc ngủ gồm tránh những thực phẩm, đồ uống gây kích thích trước khi đi ngủ (chẳng hạn như một tách café nếu bạn là người khó ngủ), thiết kế không gian phòng ngủ êm ái thoải mái giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ. Quan trọng nhất, để tránh tình trạng mệt mỏi kéo dài, hãy tập cho mình thói quen đi ngủ vào khung giờ cố định trong ngày. Việc này sẽ tạo ra nhịp sinh học, giúp bạn đỡ cảm thấy mệt mỏi và dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn thay vì cứ “đếm cừu” mãi mà không thể ngủ.


    Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi: chế độ ăn uống không lành mạnh
     

    Thường xuyên cảm thấy mệt mỏiThường xuyên cảm thấy mệt mỏi: chế độ ăn uống không lành mạnh. Ảnh: CNN


    Chế độ ăn nhiều đường, chất béo và carbohydrate tinh chế rất dễ khiến bạn rời rã cả ngày. Nguyên nhân là do việc nạp quá nhiều những loại đồ ăn trên sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, ảnh hưởng tới năng lượng của bạn trong ngày. Kết quả là bạn có thể xuất hiện những triệu chứng như cảm thấy mệt mỏi, hồi hộp, dễ cáu kỉnh.

    Do đó, nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, việc đầu tiên bạn có thể làm để khắc phục tình trạng này là xem xét lại chế độ ăn của mình. Liệu bạn có đang tiêu thụ quá nhiều đường và carbohydrate tinh luyện có trong các món tráng miệng, kẹo, nước ngọt, bánh mỳ trắng và pasta trắng hay không. Thay vào đó, bạn có thể chuyển sang chế độ ăn với các thực phẩm giàu chất xơ  như rau xanh, ngũ cốc nguyên cám để cân bằng lượng đường trong máu. 

     

    Nguyên nhân gây mệt mỏi thường xuyên: do “lười” vận động


    Nhiều dân công sở than phiền vì thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Nguyên nhân có thể do bạn ngồi một chỗ, làm việc với máy tính cả ngày và không dành thời gian tập luyện thường xuyên. Việc rèn luyện thể lực giúp tăng tuần hoàn máu, vận chuyển oxy và dưỡng chất hiệu quả hơn tới các bộ phận trong cơ thể. Việc này giúp bạn tăng cường năng lượng và giúp đánh bay tình trạng mệt mỏi kéo dài. Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi do mất ngủ, tập thể dục cũng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. 


    Mệt mỏi thường xuyên do mất ngủ mãn tính

     

    Mệt mỏi thường xuyênMệt mỏi thường xuyên do mất ngủ mãn tính. Ảnh: CNN


    Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng tới việc bạn khó có thể chìm vào giấc ngủ, thức giấc cả đêm hoặc khó có thể ngủ lại sau khi tỉnh. Mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân như stress, căng thẳng kéo dài. Trong trường hợp này, bạn cần đi khám bác sĩ, khám tâm lý… để điều trị chứng mất ngủ mãn tính. 


    Nguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài: do thiếu chất


    Bạn có thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi khi cơ thể thiếu một số dưỡng chất quan trọng, liên quan mật thiết tới mức năng lượng của cơ thể như sắt, magie, vitamin B, D, thiếu máu, mất cân bằng hormone… Trong những trường hợp này, bạn cần đi thăm khám và điều trị, uống bổ sung thuốc, vitamin... để trị dứt điểm tình trạng mệt mỏi kéo dài.


    Cảm thấy mệt mỏi do vấn đề về sức khỏe tâm thần

    mệt mỏi kéo dàiCảm thấy mệt mỏi do vấn đề về sức khỏe tâm thần. Ảnh: CNN


    Mệt mỏi thường xuyên có thể do mất ngủ kéo dài hoặc những vấn đề nghiêm trọng hơn như trầm cảm, rối loạn lo âu. Hãy suy nghĩ lại về những khía cạnh trong cuộc sống của bạn thời gian gần đây, liệu có vấn đề gì khiến bạn cảm thấy căng thẳng? Đó có thể là khó khăn trong công việc, các mối quan hệ, tài chính hay thậm chí do ảnh hưởng của đại dịch. Nhiều người dân trên thế giới gặp stress do dịch Covid-19 đi kèm với thời gian phong tỏa kéo dài, mất việc làm, căng thẳng do nguy cơ lây nhiễm bệnh… 


    Thường xuyên mệt mỏi do sử dụng điện thoại, laptop liên tục
     

    Thường xuyên mệt mỏiThường xuyên mệt mỏi do sử dụng điện thoại, laptop liên tục. Ảnh: CNN


    Vào buổi tối, hãy hạn chế sử dụng laptop, smartphone ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ để tạo cơ chế cho cơ thể sẵn sàng chìm vào giấc ngủ đúng giờ. Ánh sáng xanh, trắng từ các thiết bị điện tử có thể phá vỡ hormone kiểm soát giấc ngủ trong não bộ. Vì vậy, bạn không nên đặt TV trong phòng ngủ, đặt laptop, điện thoại ngoài tầm tay với vào buổi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon và chất lượng.

    XEM THÊM: “Tất tần tật” những gì liên quan tới hộ chiếu khi đi du lịch: thời hạn và thủ tục gia hạn


    Minh Hương
    Theo Báo Thể Thao Việt Nam 


     

    minhhuongctv