Đầu tư vào trải nghiệm ẩm thực là chiến lược quan trọng để thúc đẩy ngành khách sạn và du lịch phát triển trở lại sau khủng hoảng dịch bệnh.
Du lịch ẩm thực đang ngày càng khẳng định thế mạnh và tiềm năng của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành khách sạn và các tour lữ hành. Sức hút của loại hình này thể hiện qua tốc độ phủ sóng trên truyền thông, số lượng khách hàng đặt phòng ngày càng tăng với mong muốn khám phá đặc sản địa phương hay lưu lượng truy cập lớn các trang web liên quan đến du lịch ẩm thực. Điều này cho thấy xu hướng ngành du lịch sẽ cần đầu tư nhiều hơn đến trải nghiệm ẩm thực của khách hàng để tạo động lực thu hút công chúng.
Đối với mỗi chuyến du lịch, khách hàng không chỉ quan tâm đến những địa điểm tham quan nổi tiếng hay dịch vụ khách sạn mà còn đặc biệt thu hút với ẩm thực địa phương. Điều này khiến du lịch ẩm thực ngày càng mở rộng và phát triển.
Sự phủ sóng hình ảnh các món ăn độc đáo, hấp dẫn trên các kênh truyền thông đã thôi thúc du khách trải nghiệm nhiều điểm đến hơn và khám phá chúng.
Khác với các hoạt động du lịch thông thường, trải nghiệm ẩm thực tập trung khai thác sự độc đáo, đặc trưng của những đặc sản địa phương giúp du khách có thể tìm hiểu về giá trị văn hóa, di sản, tinh hoa nghệ thuật truyền thống được phản ánh trong đó.
Đây được xem là loại hình có thể tạo nên nhiều giá trị tích cực bao gồm nâng cao chất lượng thị trường, hiệu quả kinh tế cũng như tạo lợi thế cạnh tranh cho các điểm du lịch nổi tiếng.
Theo Hiệp hội Du lịch ẩm thực Ontario (OCTA), du lịch ẩm thực về bản chất cốt lõi là gắn liền mối quan hệ giữa việc thưởng thức đặc sản của du khách và trải nghiệm văn hóa địa phương được phản ánh thông qua giá trị ẩm thực.
Đây được xem là một trong những trải nghiệm du lịch hàng đầu, yếu tố quan trọng để thu hút du khách đến với khám phá ẩm thực ở bất kỳ địa điểm nào.
Sau đợt khủng hoảng do dịch bệnh, ngành khách sạn và du lịch lữ hành cần đẩy mạnh hơn các chiến lược kích cầu du lịch để thu hút du khách trở lại. Đặc biệt trải nghiệm ẩm thực là hướng đi không nên bỏ qua bởi vị thế ngày càng phát triển mạnh mẽ của nó.
Bên cạnh tour du lịch truyền thống, nhiều công ty lữ hành đã xây dựng các tour trải nghiệm ẩm thực riêng biệt, đem đến cho du khách trải nghiệm có tính tập trung và mới lạ. Điển hình như hệ thống khách sạn Four Seasons tại Trung Quốc đã bổ sung thêm một tour du lịch ẩm thực tối cho khách hàng bằng việc giúp họ trải nghiệm trực tiếp các chợ thực phẩm địa phương, nơi du khách có thể thưởng thức các đặc sản Thượng Hải và Quảng Đông chính hiệu.
Ngoài ra để thu hút sự quan tâm của công chúng, những sự kiện, lễ hội ẩm thực luôn là điểm nhấn tạo sức hút mạnh mẽ. Chính những hiệu ứng của các sự kiện này trên phương tiện truyền thông đã góp phần đem đến lượng du khách đông đảo cho các điểm du lịch đặc biệt.
Trong một khảo sát gần đây từ Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO) đối với các thành viên của tổ chức làm việc ở những lĩnh vực khác nhau, kết quả cho thấy các sự kiện liên quan đến ẩm thực luôn là hoạt động thu hút và phổ biến nhất với công chúng, sau đó là các hội thảo, lớp nấu ăn cũng như những hội chợ đặc sản địa phương. Nghiên cứu khác cũng chỉ ra tổ chức sự kiện là công cụ quảng bá hiệu quả, sau đó là các kênh thương hiệu và quảng cáo.
Xem thêm: Kịch bản nào cho chi phí du lịch hàng không hậu Covid 19 |
Truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm và hứng thú của công chúng với du lịch ẩm thực. Điều này đã làm làn sóng những food blogger, food reviewer và các kênh du lịch ẩm thực nở rộ, phủ sóng trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, YouTube.
Lượt tương tác với những nội dung ẩm thực trên các kênh truyền thông cho thấy sự quan tâm của công chúng với loại hình này đang ngày càng tăng cao, có thể sánh ngang với các nội dung thời trang, thể thao hay du lịch.
Những hashtag liên quan đến ẩm thực thu hút hàng triệu người theo dõi nổi bật như #foodie, #foocards và #nom đều có hơn 20 triệu bức hình trên kênh Instagram.
Sức hút từ những hình ảnh du lịch ẩm thực đã thôi thúc các tín đồ khám phá trải nghiệm nhiều hơn tại những nơi họ đến. Hiệu ứng này ngày càng lan rộng khiến các doanh nghiệp du lịch và lữ hành nhận ra việc cần thiết để tạo dựng thương hiệu và nhận diện thương hiệu từ du lịch ẩm thực.
Tăng cường hình ảnh về trải nghiệm ẩm thực sẽ là hiệu ứng tăng cường sức hút của du lịch với công chúng trở lại.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH KHUYẾN MÃI
>> Du Lịch Miền Trung: Sài Gòn - Đà Nẵng - Bà Nà - Hội An - Huế - Quảng Bình 4 Ngày + Vé Máy Bay giá chỉ 4.290.000 VND >> Du Lịch Miền Trung: Sài Gòn- Đà Nẵng - Hội An 3 Ngày + Vé Máy Bay giá chỉ 3.490.000 VND |
Ẩm thực là một phần không thể thiếu trong bất cứ hành trình trải nghiệm văn hóa nào. Trong sự phát triển hội nhập, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ, du lịch ẩm thực đang ngày càng khẳng định vị thế và thu hút sự quan tâm của công chúng nhiều hơn.
Theo thông tin của Tổ chức du lịch ẩm thực thế giới (WFTA), du khách quốc tế trung bình dành khoảng 25% ngân sách cho các khoản chi liên quan đến thực phẩm và đồ uống xuyên suốt chuyến du lịch. Tại những điểm du lịch đắt đỏ, con số này có thể lên 35% và thấp nhất là 15% tại những điểm du lịch giá rẻ.
Để thu hút nhiều khách hàng và nhanh chóng phục hồi sau dịch bệnh, các công ty lữ hành và cơ sở khách sạn có thể đẩy mạnh đầu tư vào trải nghiệm ẩm thực như một phần của chiến lược quảng bá. Theo WFTA, có đến 81% du khách quốc tế có nhu cầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực địa phương khi họ đặt chân đến vùng đất mới.
Tại Úc, một trang Instagram đại diện đã được lập nên để quảng bá tất cả tiềm lực du lịch của địa phương bao gồm cả những đặc sản địa phương. Điều này sẽ giúp du khách có được những gợi ý đáng tin cậy khi lên kế hoạch khám phá nơi đây.
Nếu phát triển du lịch ẩm thực chỉ đơn thuần dừng lại ở việc giới thiệu các nhà hàng chất lượng, những món ăn ngon mà thiếu sự đầu tư vào việc xây dựng các trải nghiệm tương tác thì sẽ không phát huy hết được sức hút của nó với du khách.
Thị hiếu và yêu cầu của công chúng đang ngày càng tăng cao. Họ mong muốn tìm kiếm ở du lịch ẩm thực các trải nghiệm địa phương cho phép họ có thể nắm bắt được các câu chuyện văn hóa ẩm thực bản địa.
Từ nhu cầu của du khách, các tour lữ hành và khách sạn có thể tập trung phát triển những hoạt động đề cao tính tương tác như các lớp học nấu ăn, các chương trình tour ẩm thực chuyên sâu, tham quan các chợ địa phương, tham quan các làng nghề, nghệ nhân ẩm thực và đặc biệt du khách mong muốn việc được giới thiệu những câu chuyện hay giá trị mang tính truyền thống địa phương đằng sau mỗi món ăn.
Trong tương lai, du lịch ẩm thực có thể trở thành trọng tâm của các xu hướng phát triển ngành du lịch. Để bắt kịp với sự đổi mới, các công ty du lịch cần chuyển hướng đầu tư, xem trải nghiệm ẩm thực là chiến lược cần được quảng bá rộng rãi.
Bên cạnh đó, những điểm đến vốn đã có tiềm lực về văn hóa ẩm thực địa phương cũng cần phát huy thế mạnh của mình và quảng bá sâu rộng đến công chúng hơn để hướng tới mục tiêu du lịch ẩm thực chất lượng.
Xem thêm: Hậu Covid-19: Ngành khách sạn sẽ thay đổi ‘diện mạo mới' |
Ngọc Diễm
Theo Báo Thể thao Việt Nam