Kĩ năng sinh tồn cần có khi vượt suối. Ảnh: VnExpress
Các chuyên gia cũng đưa ra rất nhiều những lời khuyên về những nguyên tắc sinh tồn khi đi rừng nơi có những con suối rì rầm. Nhưng không phải ai cũng để ý và thực hiện những nguyên tắc đó. Kĩ năng đi suối các chuyên gia cũng lưu ý về mực nước luôn ở mức đảm bảo và địa hình khô ráo. Trong trường hợp nước lên, hãy ở lại để tìm kiếm sự an toàn và chờ nước rút. Điều này có nghĩa là đặt sự an toàn của bản thân lên hàng đầu.
Chỉ khởi hành khi an toàn. Ảnh: Fanfa
Qua Suối Theo hàng ngang
Đây là cách vượt suối đơn giản nhất khi mực nước còn thấp dưới thắt lưng. Kĩ năng vượt suối này được áp dụng như sau: cả nhóm hãy lập thành một hàng ngang, dùng một cành cây thẳng có khả năng chịu lực tốt để mọi người cùng nắm tay đan xen trên cành cây nhằm mục đích hỗ trợ lực cho nhau. Việc cùng nhau nắm tay sẽ tạo ra bức tường vững chãi và khó quật ngã được các thành viên kể cả dòng nước có lớn.
Qua suối theo hàng ngang. Ảnh: VnExpress
Nếu không có cành cây thì có thể choàng tay qua vai và eo nhau. Người khoẻ nhất và có kinh nghiệm nhất nên là người đứng trên cùng theo hướng dòng chảy để cản lực chảy của dòng nước nhằm giảm tác động lực đẩy lên các thành viên khác trong đoàn. Những thành viên còn lại hỗ trợ lực cho người đứng trên cùng để cùng nhau vượt suối. Kĩ năng đi suối này sẽ rất hiệu quả nếu được áp dụng đúng cách.
Cùng nhau tạo thành hàng ngang để vượt suối. Ảnh: VnExpress
Vượt suối theo người ra hiệu lệnh
Bất cứ một công việc nào cũng sẽ trôi chảy và thống nhất nếu có một người chỉ huy và ra hiệu lệnh. Người này thường là người đứng trên cùng theo chiều dòng nước. Kĩ năng đi suối an toàn với người ra hiệu lệnh bắt đầu bằng việc một người đếm 1,2,3 và cả đoàn cùng bước theo nhịp. Việc di chuyển theo bước chân và cự li sẽ tránh được việc bị lệch đoàn và giảm việc bị quật ngã của đoàn.
Vượt suối theo hiệu lệnh của 1 người. Ảnh: Fanfan
Người ra hiệu lệnh đóng vai trò rất đặc biệt khi điều chỉnh và di chuyển cả đoàn. Việc phối hợp nhịp nhàng giữa chỉ huy và các thành viên sẽ tạo nên hiệu quả khi vượt suối. Tuyệt đối không tự ý làm khác hiệu lệnh của người chỉ huy và gây rối cho đoàn. Kĩ năng đi suối này cần được cả tổ chức làm theo mới tạo được hiệu ứng và hiệu quả khi băng qua những con suối nguy hiểm đòi hỏi sự phối hợp và tập trung cao.
Tuyệt đối không tự ý tách đoàn. Ảnh: Phuotvivu
Vượt suối solo với cành cây
Kĩ năng đi suối an toàn với cành cây cũng được thực hiện rất đơn giản. Người đứng đầu nên cầm một cành cây hoặc gậy có độ bền và chắc để chống trụ xuống lòng sông, suối nhằm làm điểm bám trụ. Người đứng đầu sẽ có trách nhiệm hô bước để cả đoàn cùng bước theo để tránh việc bị lệch đoàn sẽ gây giảm sức chống. Với kỹ thuật này thì việc di chuyển sẽ là bước sang một bên, sang trái hoặc sang phải tuỳ theo hướng di chuyển.
Vượt suối solo với cành cây. Ảnh: Fanfan
Cành cây là một trong những vật dụng hữu ích không chỉ khi đi suối mà cả khi đi rừng. Việc nhặt những cành cây khô vững chãi trên đường khi băng qua các cánh rừng lớn là những mẹo nhỏ nên nhớ khi đi du lịch qua địa điểm có địa hình đặc thù như thế này. Kĩ năng đi suối an toàn này tuy không khó thực hiện nhưng để áp dụng đúng thì không phải ai cũng áp dụng được. Chuyên gia cũng lưu ý về việc chỉ sử dụng những cành cây không quá nhọn vì rất dễ gây xước hoặc đứt tay.
Sử dụng cành cây để bám chắc. Ảnh: Phuotviv
Vượt suối bằng dây
Dây vượt suối có thể được sử dụng để hỗ trợ khi nước dâng cao. Người mang dây vượt suối phải là người rất kinh nghiệm, có sức khoẻ tốt và bơi giỏi. Dây thừng vượt suối phải là loại dây nổi, nhẹ và bền. Người đầu tiên đưa dây qua suối theo bằng việc buộc một vòng tròn rộng ở đầu dây sau đó choàng chéo qua vai. Lưu ý an toàn với kĩ năng đi suối này là không được cột thắt dây ở bụng hoặc cầm hay buộc dây ở tay.
Vượt suối bằng dây. Ảnh: Lữ hành Châu Á
Với kĩ năng đi suối bằng dây, nếu có trường hợp xấu xảy ra, người tiên phong có thể dễ dàng luồn tay đẩy dây khỏi cơ thể mình để thoát hiểm nhanh chóng. Góc bơi từ bên này sông qua bên kia sông nên ít nhất là 45 độ tuỳ theo lực chảy của dòng nước. Dây vượt sông suối cũng phải chênh lệch khoảng 45 độ xuôi dòng để người vượt sông giảm được lực đẩy từ dòng chảy.
Sử dụng dây để vượt suối rất hiệu quả. Ảnh: divui.com
Kỹ thuật vượt suối Flying Fox
Kĩ năng đi suối chuyên nghiệp không thể không kể đến kỹ thuật Flying Fox. Kĩ thuật này đòi hỏi công đoạn set up phức tạp. Vì độ phức tạp nên mức độ an toàn của kĩ thuật này cao hơn hẳn. Nói một cách đơn giản, đây là hình thức du dây zipline tạm thời để cả đoàn có thể băng qua một cách nhanh chóng mà tránh được nhiều rủi ro. Lưu ý, khi vượt suối bằng Flying Fox, không nên mang theo balo hoặc trang thiết bị nặng trên người vì có thể làm trùng dây hoặc ảnh hưởng đến tốc độ.
Kĩ thuật Flying Fox. Ảnh: Lead Travel
Với kĩ năng đi suối bằng phương pháp này, hãy luôn đảm bảo có sẵn một đội cứu hộ phía dưới được trang bị những dụng cụ nổi chuyên dụng để hỗ trợ. Loại dây zipline này dùng thường rất nhẹ, nhưng bền và đặc biệt nổi. Một ưu điểm nữa là dây có thể cuộn tròn được trong túi và không tốn quá nhiều diện tích. Túi đựng dây được kết nối với một đầu dây phòng trường hợp cần lấy nước để giúp ném xa hơn.
Sử dụng đúng cách kĩ thuật khó này. Ảnh: PYS Trvael
Khác với những chuyến du lịch biển nghỉ dưỡng ở
Đà Nẵng hay
Vũng Tàu, việc lựa chọn loại hình du lịch thám hiểm rừng sâu sẽ mang lại nhiều
trải nghiệm thú vị và mới mẻ hơn. Nhưng đi kèm với những lợi ích đó, bạn sẽ phải ghi nhớ rất nhiều các kĩ năng khác nhau. Trong đó,
kĩ năng đi suối an toàn là một trong những bước quan trọng. Việc thực hiện đúng cách không chỉ giúp bảo vệ chính bản thân mình mà còn bảo vệ cả những người xung quanh.
Hi vọng những lưu ý trên sẽ mang đến cho bạn những chuyến du lịch an toàn và ý nghĩa!