Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Trung thu ở các nước châu Á và Việt Nam có điều gì khác biệt?

Thứ sáu, 07/09/2018, 19:42 GMT+7
Tết Trung Thu không phải là lễ hội chỉ có ở Việt Nam thôi đâu, mà ở các nước châu Á, họ cũng có một ngày Trung Thu trong năm như vậy, chỉ khác nước mình ở truyền thống và các món ăn trong đêm trăng rằm mà thôi. Muốn biết Trung thu ở các nước châu Á và Việt Nam có điều gì khác biệt thì hãy theo dõi bài viết này nhé!
test

Cùng dạo một vòng để xem Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên, Thái Lan, Nhật Bản…đón Tết Trung Thu như thế nào qua bài viết về sự khác biệt giữa Trung thu ở các nước châu Á và Việt Nam nhé!
 

Sự khác biệt giữa Trung thu ở các nước châu Á và Việt Nam

 

Trung thu Nhật Bản


Người Nhật cũng có Tết Trung Thu, không những vậy, Trung Thu của người Nhật còn được tổ chức đến…2 lần. Lần thứ nhất chính là lễ Zyuyoga vào ngày 15/8 Âm lịch, và lần thứ 2 sau đó 1 tháng, vào ngày 13/9 Âm lịch. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nói về lễ thưởng trăng vào ngày 15/8 như các quốc gia khác.

Zyuyoga đối với người Nhật chính là lễ hội nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu. Đây là thời điểm trăng tròn nhất, người ta thường đổ xô ngắm trăng.

Món ăn trong ngày thưởng trăng của người Nhật là Dango. Đây là một loại bánh bao được làm từ bột gạo, khi thưởng thức là phải dùng cùng với trà, dưới ánh trăng thanh lộng gió. Người ta tự tay trộn bột nếp cùng với nước, sau đó giã thành bánh. Dango được bày ra cùng với chiếc bình trang trí làm từ cỏ susuki.
 
Món bánh Dango mà người Nhật thưởng thức khi ngắm trăng
Món bánh Dango mà người Nhật thưởng thức khi ngắm trăng

Tương truyền về sự tích của cái bánh này, thì có một giai thoại, ấy là vào ngày rằm tháng 8, vô tình khi vi hành xuống trần gian, Ngọc Hoàng đã gặp một chú thỏ. Lúc này, người đói quá và hỏi xin thỏ thức ăn. Thỏ mặc dù rất muốn cho Ngọc Hoàng, nhưng lại không có gì lúc ấy cả. Chú ta bèn nhảy vào đống lửa để nguyện làm món ăn cho Ngọc Hoàng. Thấy thế, người vô cùng cảm động và đem chú lên cung trăng. Từ đó trở đi, cứ vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch, thỏ lại làm bánh Dango rồi chia cho mọi người ở trần gian.
 

Trung thu ở Hàn Quốc


Người Hàn Quốc ăn Trung thu rất lớn. Trung thu Hàn Quốc có tên gọi là Tết Chuseok, hay còn gọi là lễ tạ ơn. Vào ngày này, những người đi xa sẽ trở về quê nhà để đoàn tụ cùng gia đình, và cùng nhau làm món bánh songpyeon. Đây là một loại bánh gạo có hình trăng lưỡi liềm. theo người Hàn, những ai làm được chiếc bánh đẹp nhất sẽ là người được may mắn nhất trong tình duyên.
 
Mọi người quây quần trong dịp Tết Chuseok ở Hàn Quốc
Mọi người quây quần trong dịp Tết Chuseok ở Hàn Quốc
 

Mâm cúng Tết Trung thu của người Hàn Quốc cũng rất đa dạng, và có nhiều món không thể thiếu. Sau khi cúng, mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức dưới ánh trăng, và uống cùng nhau ly rượu sindoju.
 

Trung thu của Thái Lan

 

Khác với Nhật Bản, Hàn Quốc, những công dân xứ Chùa Vàng gọi Trung thu là “Tết cầu trăng”. Vào dịp này, họ sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống lộng lẫy, tụ họp với nhau và cùng nhau thả những chiếc đèn trời viết nguyện ước để gửi tới mặt trăng.
 
Người Thái thả đèn lồng ước nguyện lên mặt trăng dịp Trung Thu
Người Thái thả đèn lồng ước nguyện lên mặt trăng dịp Trung Thu
 

Người Thái bày biện mâm cúng Tết Trung thu, và không bao giờ thiếu quả bưởi, tượng trưng cho sự đoàn viên, sum tụ. Trên bàn thờ, người ta cũng bày biện quả đào và bánh Trung thu và tin rằng, Bát Tiên sẽ giúp họ dâng quả đào tới cung trăng chúc thọ Quan Âm, như thế các vị thần sẽ ban phước lành cho người trần thế. Chính vì thế mà bánh trung thu của Thái Lan có hình dạng giống như quả đào. Tuy nhiên, ngày nay, loại bánh trung thu phổ biến của Thái Lan là bánh nướng nhân sầu riêng trứng muối, tượng trưng cho mặt trăng tròn.
 

Trung thu Triều Tiên


“Thu tịch tiết” (lễ hội đêm Thu) là tên gọi Tết Trung Thu của người Triều Tiên. Người Triều Tiên sẽ cùng nhau thưởng thức món bánh xốp và ngắm trăng vào đêm rằm.
 
Bánh xốp là món ăn người Triều Tiên sử dụng trong "Thu tịch tiết"
Bánh xốp là món ăn người Triều Tiên sử dụng trong "Thu tịch tiết"

Bánh xốp là loại bánh truyền thống trong dịp Lễ Trung Thu của Triều Tiên, gọi là muffin. Bánh có hình bán nguyệt, làm từ bột gạo, nhân đậu, táo, mứt…Họ cũng thường dùng loại bánh này để biếu nhau mỗi dịp Trung thu.
 

Trung thu ở Việt Nam


Người Việt quan niệm Trung thu là Tết dành cho trẻ em. Vào đêm rằm Trung thu, trẻ em nông thôn sẽ rước đèn khắp xóm, còn thành phố thì lại có múa lân. Người ta cũng bày cỗ trông trăng vào dịp này. Trăng lên cao cũng là lúc trẻ em cùng nhau phá cỗ, múa hát.
 
Trẻ em rước đèn trong dịp Tết Trung Thu
Trẻ em rước đèn trong dịp Tết Trung Thu

Phong tục Trung thu của người Việt liên quan tới Chú Cuội ở trên cung trăng. Người lớn thường kể với trẻ em rằng những vết đen trên mặt trăng chính là hình ảnh Chú Cuội ngồi gốc cây đa.

Mâm cỗ Trung thu của người Việt không thể thiếu những loại bánh nướng, bánh dẻo và trái cây, kẹo, rau câu…rất nhiều hương vị khác nhau

Mâm cỗ cúng trăng truyền thống của người Việt Nam trong ngày Tết Trung thu gồm 5 loại hoa quả tượng trưng cho ngũ hành trong trái đất, và bánh nướng, bánh dẻo với những hương vị khác nhau.

Tết Trung thu của người Việt ngoài là Tết cho thiếu nhi thì còn mang ý nghĩa đoàn viên. Những người đi xa thường quay về đón Trung thu cùng với gia đình. Con cái mang những chiếc bánh biếu cha mẹ, ông bà.

Đúng là chỉ dịp Trung Thu thôi mà có sự khác nhau rất nhiều giữa nền văn hóa các nước đúng không. Trung Thu các nước châu Á khác Việt Nam như thế nào thì các bạn đã biết được qua bài viết này. Còn gì bổ sung, hãy để lại bình luận cho Du Lịch Việt Nam bạn nhé!
Lành Trần
Theo Báo Du Lịch
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc