Banner Movi

Tổng Giám đốc Sun World: Ngành du lịch biến đổi rất nhanh, nếu không dẫn dắt được thì hãy đi cùng thị trường chứ đừng đi sau!

Thứ hai, 22/06/2020, 09:29 GMT+7
Mặc dù du lịch nội địa đang được thúc đẩy để phát triển trở lại nhưng các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức đặc biệt ở lĩnh vực có yếu tố quốc tế và du lịch.
quảng cáo

Trong giai đoạn khủng hoảng bởi dịch bệnh vừa rồi, ngành du lịch đã chịu những tổn thất nặng nề và đến hiện tại vẫn chưa thể khai thác trở lại du lịch quốc tế. Mặc dù xu hướng kích cầu nội địa người Việt Nam du lịch cho Việt Nam được khuyến khích lan rộng nhưng tỷ lệ này vẫn rất thấp và hiệu quả chưa thực sự nổi bật.

Hiện nay tình hình dịch bệnh vừa chuyển sang giai đoạn phức tạp mới dẫn đến sự ách tắc chuỗi cung ứng sẽ còn kéo dài. Bởi vậy khủng hoảng trong ngành du lịch có thể vẫn chưa kết thúc. Mặc dù Việt Nam đã thực hiện kiểm soát tốt công tác phòng chống dịch nhưng doanh nghiệp vẫn phải chống chọi với không ít thách thức.

“Trong đợt Covid-19 vừa rồi, Sun World là một trong những đơn vị bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hiện tại, ngành du lịch biến đổi khá nhanh, khách hàng giờ đây đa số tự tổ chức du lịch và sử dụng các thiết bị công nghệ để hỗ trợ, thay vì liên lạc qua các công ty du lịch”, theo ông Dương Phú Nam, Tổng Giám đốc Sun World tại hội thảo Năng lực thích ứng linh hoạt trong thời đại số hóa do trường doanh nhân Dale Carnegie tổ chức.
 

Ngành du lịch hồi phục bám sát thị trường
Ngành du lịch vẫn chưa thể phục hồi nhanh chóng do chuỗi cung ứng bị gián đoạn. (Ảnh: Twitter)

Bởi vậy trải qua dịch bệnh, các doanh nghiệp kinh doanh vui chơi giải trí và công ty lữ hành có cơ hội để dự đoán, thay đổi thích ứng theo thị trường. Đây là sự thay đổi quan trọng để họ không chậm chân hơn đối thủ và thụt lùi trong bối cảnh mới.

"Nếu không dẫn dắt được thị trường thì hãy đi cùng thị trường chứ đừng đi sau thị trường", ông Nam khẳng định. Để “chạy” kịp với xu thế mới của ngành du lịch, đại diện Sun World cũng chia sẻ chìa khóa quan trọng cho các doanh nghiệp, công ty lữ hành, đó chính là nắm bắt xu thế.
 

Ngành du lịch hồi phục bám sát thị trường
Chìa khóa du lịch quan trọng cho các doanh nghiệp, công ty lữ hành phục hồi đó là nắm bắt xu thế. (Ảnh:Twitter)
 
Xem thêm: 'Bao' nguyên căn hộ để nghỉ dưỡng - xu hướng du lịch 'lên ngôi' hè 2020


Đầu tư vào công nghệ

Công nghệ phát triển đang định hướng con đường mới cho rất nhiều lĩnh vực bao gồm cả du lịch. Tuy nhiên công nghệ luôn có sự dịch chuyển và biến đổi chóng mặt nên nếu ngành du lịch không theo kịp xu thế công nghệ đồng nghĩa với việc bỏ lỡ cơ hội để quảng bá rộng rãi sản phẩm, dịch vụ của mình.

“Hãy để nhân viên của mình tiếp xúc nhiều với công nghệ để họ sẵn sàng, không bị choáng ngợp trong cuộc chiến liên quan đến công nghệ. Có một sự chuẩn bị tốt bao giờ cũng giúp chúng ta có một tâm thế làm chủ hơn khi mọi sự thay đổi đến”, ông Nam khẳng định.

Để chứng minh cho sự chuyển hướng đầu tư vào công nghệ, ông Nam chỉ ra 80% ngân sách của Sun World đã dành cho các kênh social media, 10% cho truyền hình và 10% cho báo chí, so với trước đây là 70% ngân sách cho truyền hình và báo chí. Chính sự thay đổi này đã mang lại cuộc cách mạng cho quá trình tiếp cận thị trường.

Vào mùa du lịch hay những ngày lễ, Tết, công nghệ đã hỗ trợ Sun World quảng bá hình ảnh rộng rãi và phủ sóng đến với khách hàng, thu hút nguồn du khách đến với các cơ sở vui chơi giải trí. Điều này đã chứng minh các doanh nghiệp cần linh hoạt để đáp ứng xu thế, đặc biệt trong giai đoạn còn nhiều thách thức này.
 

Ngành du lịch hồi phục bám sát thị trường
Xu thế công nghệ định hướng con đường phát triển của nhiều doanh nghiệp, công ty khách sạn và du lịch. (Ảnh: Pintererst)
 
  GỢI Ý TOUR DU LỊCH HẠ LONG KHUYẾN MÃI


Xây dựng chiến lược lâu dài

Dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn ra phức tạp làm chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc tế bị đứt gãy, du lịch cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Chính biến động này đã khiến ngành du lịch phải định hình lại thị trường và sản phẩm của mình vì các nước vốn là thị trường truyền thống của Việt Nam như Mỹ, Nga, châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đều đang ngưng trệ.

Xác định xu thế này sẽ kéo dài, nhiều doanh nghiệp hàng không và du lịch đã chuyển hướng khai thác sang các thị trường mới như Đông Nam Á, Ấn Độ, Úc, Trung Đông và Nam Mỹ. Sống sót qua khủng hoảng là điều may mắn nhưng để tiếp tục phát triển đòi hỏi sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp, công ty lữ hành cũng cần đa dạng và đổi mới.

 

Ngành du lịch hồi phục bám sát thị trường
Ngành du lịch nên xây dựng chiến lược lâu dài với sự thay đổi về thị trường và sản phẩm. (Ảnh: Baodanang)

The Cliff Resort là một khách sạn 4 sao ở Mũi Né đã chấp nhận chỉ mở cửa cuối tuần và cắt giảm lương nhân viên trong thời dịch. Bà Phùng Kim Vy - Chủ tịch HĐQT The Cliff Resort cho biết đây là lần đầu tiên công ty phải đối mặt với thử thách như vậy, tuy nhiên các chiến dịch kích cầu du lịch đã được triển khai hiệu quả với slogan “Ngày mai trời lại sáng”.

Sự điều chỉnh và thích ứng kịp đã giúp The Cliff sau khi mở cửa trở lại đã đón nhận lượng khách khá ổn. Công ty đã đẩy mạnh hơn các chiến lược thích ứng linh hoạt và kiểm tra “sức khỏe” của từng bộ phận để tăng sự kết nối với thị trường.

Là quốc gia kiểm soát dịch bệnh thành công top đầu thế giới, Việt Nam với hình ảnh điểm đến an toàn, thân thiện sẽ tìm thấy nhiều cơ hội trong thách thức để khôi phục ngành du lịch sau dịch bệnh. Giai đoạn này giống như cuộc cách mạng chuyển đổi số để ngành du lịch có thể bước ra khỏi vùng an toàn về năng lực cốt lõi trước đây và xây dựng con đường bền vững trong tương lai.

 

Ngành du lịch khôi phục bám sát thị trường
Ngành du lịch cần bước ra khỏi vùng an toàn để hồi phục trong giai đoạn mới. (Ảnh: Klook)
 

Xem thêm: Thỏa đam mê xê dịch với 8 công việc cho phép bạn vi vu khắp thế giới mà vẫn kiếm ra tiền

Ngọc Diễm

Theo Báo Thể thao Việt Nam

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)