Büsingen am Hochrhein là một thị trấn của Đức mang nhiều nét đặc trưng của Thụy Sĩ. Đó là bởi vì thị trấn nhỏ trên sông Rhine này được bao quanh hoàn toàn bởi Thụy Sĩ. Điều đó làm cho Büsingen am Hochrhein trở thành một lãnh thổ tách rời. Giống như nhiều lãnh thổ tách rời khác, Büsingen đã tiếp thu văn hóa của nước sở tại. Họ thậm chí còn rất vui vẻ với điều đó.
Cư dân của Büsingen am Hochrhein nói tiếng Thụy Sĩ và thích sử dụng đồng franc Thụy Sĩ thay vì Euro. Trên thực tế, cho đến cuối những năm 1980, Büsingen đã không chấp nhận đồng Deutsche Mark của Đức rồi. Ngay cả bưu điện Büsingen cũng chỉ chấp nhận đồng franc Thụy Sĩ để thanh toán… tem Đức.
Mặc dù trẻ em theo học trường Đức, nhưng khi lên trung học thì lại chạy quay bên kia biên giới. Hầu hết cư dân thị trấn Büsingen am Hochrhein làm việc cho Thụy Sĩ, được trả lương bằng đồng franc Thụy Sĩ. Điều này giải thích sự yêu mến đồng tiền nước bạn hơn đồng tiền cố quốc của họ.
Ngay cả điện của họ cũng đến từ Thụy Sĩ. Tuy nhiên, họ phải trả thuế thu nhập của nước Đức, vì về mặt kỹ thuật họ vẫn là công dân Đức.
Có rất nhiều tính hai mặt ở thị trấn Büsingen am Hochrhein. Cư dân có thể chọn giữa hai mã bưu điện và các nhà cung cấp điện thoại từ cả hai quốc gia. Công ty bảo hiểm cũng vậy. Bạn có thể tìm thấy cả ổ cắm điện của Đức và Thụy Sĩ trong nhà của người dân và trong khách sạn. Họ thậm chí có hai lực lượng cảnh sát. Một kẻ gây rối bị bắt ở Büsingen hoàn toàn có thể bị xét xử tại tòa án Đức hoặc Thụy Sĩ tùy thuộc vào việc cảnh sát nào tham gia vào vụ bắt giữ.
Vậy làm thế nào mà thị trấn Büsingen am Hochrhein lại kỳ quái như vậy?
Tất cả bắt đầu từ mối thù gia đình vào năm 1693. Vào thời điểm đó, Büsingen nằm dưới sự kiểm soát của một lãnh chúa phong kiến người Áo tên là Eberhard Im Thurn. Eberhard thuộc về một gia đình Tin lành, nhưng sau một cuộc cãi vã với mục sư thị trấn, Eberhard bị buộc tội là kẻ ngầm theo Công giáo. Ngay sau đó, anh ta bị chính anh em họ của mình bắt cóc và giao cho chính quyền Thụy Sĩ ở Schaffhausen.
Eberhard đã trải qua 6 năm trong ngục tối trước khi được đưa trở lại Büsingen, mệt mỏi cả về thể xác và tinh thần. Khi trở về, Eberhard thực sự chuyển sang Công giáo. Vụ bắt cóc và giam cầm lãnh chúa Büsingen dưới bàn tay của nước láng giềng Thụy Sĩ gần như đã dẫn đến chiến tranh giữa Áo và Thụy Sĩ.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH CHÂU ÂU KHUYẾN MÃI
>> Hà Nội - Pháp - Bỉ - Hà Lan - Đức - Thụy Sĩ - Ý 15N giá từ 67,900,000 đồng >> HCM - Pháp - Thụy Sĩ - Đức - Áo - Hungary 9N giá từ 40,900,000 đồng |
Vài thập kỷ sau, khi Áo bán cổ phần địa phương của mình cho bang Zurich của Thụy Sĩ, họ đã giữ Büsingen để làm mồi. Cuối cùng, phần này của đế chế Áo đã bị cuốn vào Đức và Büsingen trở thành lãnh thổ của người Đức.
Nhưng cư dân thị trấn Büsingen am Hochrhein không thích người Đức. Năm 1918, họ đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định theo phe nào! Tới 96% cử tri bỏ phiếu sáp nhập vào Thụy Sĩ. Nhưng trớ trêu là Thụy Sĩ lại chẳng có vùng thừa mứa nào để đổi lại với người Đức. Lẽ tất nhiên, Đức không đồng ý và Büsingen vẫn miễn cưỡng làm công dân Đức.
Cuối cùng, vào năm 1967, thị trấn Büsingen am Hochrhein chính thức gia nhập liên minh hải quan với Thụy Sĩ, biến nó thành lãnh thổ duy nhất của Đức không thuộc Liên minh châu Âu. Do đó các quy định EU cũng chẳng thể áp dụng được ở đây.
Điều này đã làm cho Büsingen trở thành một thiên đường thuế. Khi cư dân mua hàng hóa tại EU và xuất khẩu sang Büsingen, họ có thể yêu cầu hoàn thuế VAT. Các giao dịch mua được thực hiện trong Büsingen chịu thuế VAT Thụy Sĩ, thấp hơn của Đức. Cư dân thị trấn Büsingen am Hochrhein cũng không phải trả thuế bất động sản.
Tất nhiên thì đời cũng chẳng ưu ái hết ai. Büsingen lại có thuế thu nhập cao hơn các thị trấn Thụy Sĩ xung quanh. Điều này khiến nhiều người trẻ tuổi bỏ Büsingen chạy vào Thụy Sĩ. Nhưng khi cao tuổi thì ngược lại. Những người nghỉ hưu, như phần còn lại của nước Đức, trả rất ít thuế đến không phải đóng thuế từ phần lương hưu. Thế là, với nhiều người Thụy Sĩ, Büsingen lại trở thành địa điểm lý tưởng để nghỉ hưu.
Đối với bản thân thị trấn Büsingen am Hochrhein, nhiều người cảm thấy rằng cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu họ là một phần của Thụy Sĩ. Nhưng điều đó khó có thể xảy ra. Vì vậy, thay vào đó, mọi người giả vờ là người Thụy Sĩ! Họ treo cờ Thụy Sĩ và ăn mừng lễ hội Thụy Sĩ.
Khi phóng viên BBC, Larry Bleiberg hỏi Phó Thị trưởng về việc Büsingen tổ chức lễ kỷ niệm ngày quốc khánh Thụy Sĩ vào ngày 1/8, ông giải thích: “Đó là một ngày lễ hấp dẫn ở đây. Cũng là một dịp vui chơi giải trí. Tinh thần và trái tim của chúng tôi là Thụy Sĩ.”
Xem thêm: Chuyện độc lạ: Lọ nước hoa cổ điển sống tới 150 năm trong con tàu đắm đáy biển Bermuda |
Phong Sa