Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Nhộp nhịp với những lễ hội Xuân dịp Tết Nguyên đán

Thứ ba, 05/02/2019, 23:00 GMT+7
Đi hội du xuân ngày đầu năm là một thú vui cũng là nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa không thể thiếu đối với người dân trên Việt Nam. Các lễ hội với nhiều tính chất khác nhau không chỉ là dịp để du ngoạn, vui chơi mà còn là dịp để mọi người nhớ lại những giá trị truyền thống của dân tộc. 
test
 

Lễ hội chùa Hương
 

Chùa Hương là một di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng thuộc xã Hương Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội. Thông thường lễ hội chùa Hương sẽ diễn ra từ ngày 6 tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội kéo dài nhất cả nước. Đến với lễ hội, du khách sẽ được tham gia vào hành trình về cõi Phật và ngồi thuyền đắm mình trong không gian của non nước mênh mông.
 
lễ hội
 

Hội rước pháo làng Đồng Kỵ 

Cũng như mọi năm, cứ vào khoảng mồng 4 – mồng 6 âm, người làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) sẽ tổ chức lễ hội này để tưởng nhớ, tái hiện âm vang ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng. Điểm nổi bật xuất hiện trong hội là hai quả pháo lớn, tượng trưng cho pháp Nhất, pháo Nhì được rước ra đình dưới sự chứng kiến của hàng ngàn ánh nhìn của du khách thập phương. Bên cạnh đó không thiếu các phần hát quan họ, hát tuồng và các cuộc so tài cầu lông, cờ tướng, chọi gà,…
 
lễ hội
 

Lễ hội Lồng Tồng

Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày - Tuyên Quang. Lễ hội được tổ chức vào mùng 8 tháng Giêng hàng năm với mong ước cầu một năm mới mưa thuận, gió hòa, gia đình hòa thuận, hạnh phúc và một mùa màng bội thu.  Trong ngày này, tất cả các gia đình đều tất bật chuẩn bị các vật phẩm từ nông nghiệp nào là sôi, thịt lơn, bánh chưng, trứng luộc,… để dâng lên các vị thần. Ngoài phần lễ còn có các trò chơi dân gian như ném còi, đánh đu, múa võng, cà kheo,… rất sôi nổi.
 
lễ hội
 

Lễ hội Yên Tử

Được xem là trung tâm Phật giáo của Việt Nam, mỗi năm nơi này thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến hành hương. Lễ hội yên tử diễn ra từ ngày 10 thang giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm. Du khách tham dự lễ hội được trải nghiệm hoạt động leo núi và chiêm ngưỡng không gian thiên nhiên bao la, kỳ vĩ cùng nhiều di tích quan trọng khác.
 
lễ hội
 

Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn

Về với vùng đất Duy Tiên, Hà Nam bạn sẽ được chứng kiến khung cảnh của lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn – một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông và được coi như là nét đẹp văn hóa trở về cội nguồn. Diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng giêng, gồm 2 phần chính là phần lễ và phần hội với hàng loạt các hoạt động: lễ cáo yết Thành Hoàng, lễ rước nước lên chùa Đọi; lễ sái tịnh, hội thi vẽ và trang trí trâu,... hoặc gian hàng trưng bày sản phẩm và một số trò chơi giải trí đặc trưng.
 
lễ hội
 

Lễ hội cầu ngư

Mảnh đất cố đô Huế, nơi diễn ra nhiều lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc dịp tết. Trong đó có lễ hội cầu ngư của người dân ở Thái Dương Hạ, Thuận An (ngày 12 tháng 1 âm). Trong lễ sẽ có trò diễn bủa lưới tổ chức trước đình làng, sau đó là cuộc đua thuyền của trên phá của các xã. Cuối cùng là một buổi cơm thân mật của dân làng và các quan khách đến tham dự.
 
lễ hội
 

Lễ hội Đống Đa

Vùng đất võ Tây Sơn – Bình Định cũng góp vui cho không khí tết với lễ hội Đống Đa. Lễ hội diễn ra từ mùng 4 đến mùng 5 tháng Giêng âm lịch, tại Bảo tàng Quang Trung. Đây là dịp tưởng nhớ công tích lẫy lừng của các thủ lĩnh phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. 
 
lễ hội


Hội đua ngựa Gò Thì Thùng

Cứ vào mùng 9 tháng Giêng hàng năm, bà con nhân dân tại Gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An lại sống hết mình trong hội đua ngựa chào xuân. Mặc dù tham gia đường đua là những chú ngựa hàng ngày thồ hàng và kỵ sĩ là những người nông dân chân chất. Nhưng kho vì thế mà hội mất đi phần hấp dẫn, tới đây trúng vào dịp này, du khách sẽ được chứng kiến những màn phi nước đại trước sự hò reo của hàng nghìn người cùng nhiều trò chơi dân gian thú vị nữa.
 
lễ hội
 

Lễ hội núi Bà Đen

Nếu muốn tham gia hội xuân núi Bà Đen, du khách có thể thoải mái về thời gian bởi hội kéo dài từ ngày 4 đến hết tháng 1 âm. Đây cũng là lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Tây Ninh thu hút rất nhiều du khách đến tham gia. Để lên chùa bạn có thể đi bằng cáp treo, hệ thống máng trượt hoặc là đi bộ. Ngoài hành hương thì thử thách chinh phục đỉnh núi Bà Đen cao 968m được nhiều bạn trẻ đam mê thử nghiệm.
 
lễ hội

Tết đã về trên khắp mọi miền, bạn hãy hòa vào dòng người trẩy hội cùng tham gia các lễ hội xuân để cảm nhận không khí tưng bừng, nhộn nhịp về một năm mới vui vẻ, hạnh phúc nhé.
Nhi Tuyết
Theo Báo Du Lịch
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc