Những lễ hội mùa xuân nổi tiếng ở miền Bắc không chỉ là dịp để người dân tưởng nhớ đến công ơn của các bậc tiền nhân, mà cũng là dịp để du khách vui chơi, khám phá những nét đẹp văn hóa vùng miền của mảnh đất Bắc bộ.
Mùa xuân là một trong những thời điểm mà các lễ hội diễn ra sôi động nhất, đặc biệt là ở miền Bắc. Những lễ hội này phản ánh nét đẹp văn hóa truyền thống, được lưu truyền từ lâu đời, đồng thời cũng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Đa phần các lễ hội mùa xuân nổi tiếng ở miền Bắc sẽ được tổ chức vào những ngày đầu năm mới, nhất là trong tháng Giêng Âm lịch, mỗi một lễ hội mang một nét đẹp bản sắc và dấu ấn rất riêng thể hiện đặc trưng của văn hóa vùng miền.
Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội mùa xuân nổi tiếng ở miền Bắc nổi tiếng nhất, diễn ra tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Lễ hội này kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng cho đến tháng 3 Âm lịch.
Gắn liền với lễ hội chùa Hương là tín ngưỡng dân gian thờ Chúa Ba tức công Chúa Diệu Thiện. Tương truyền, công chúa đã đến Hương Sơn và tu hành, chín năm sau đó được đắc đạo thành Phật phổ độ chúng sanh. Thời điểm công chúa đắc đạo chính là vào mùa xuân, lúc vạn vật tươi tốt trăm hoa đua nở.
Lễ hội chùa Hương cũng sẽ có hai phần chính là phần lễ và phần hội, phần lễ được thể hiện những tín ngưỡng thờ cúng dân gian rất đặc sắc của người miền Bắc. Bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng với lễ khai sơn ở làng Yến Vỹ và làng Phú Yên, đây là nghi lễ để tạ ơn thần núi, cầu mong một năm mới nhiều may mắn, mưa thuận gió hòa, đồng thời cũng mang ý nghĩa là mở cửa chùa Khai lễ. Ngoài ra phần hội còn có hoạt động dâng hương tưởng nhớ các vị vua Hùng, thể hiện sự tri ân đối với các bậc tiền nhân.
Phần hội ở lễ hội chùa Hương cũng vô cùng đặc sắc với các hoạt động văn hóa truyền thống, vui chơi giải trí hấp dẫn như chèo thuyền, hát chầu văn, hát xẩm, hát chèo hay leo núi…
Dự hội chùa Hương, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí náo nhiệt, vui tươi ngắm nhìn dòng suối Yến hữu tình, khám phá hệ thống hang động tự nhiên ở gần chùa Hương như động Hương Tích hang Tiên Son, hang Luồn. Cùng với đó, hệ thống chùa chiền ở khu vực chùa Hương cũng rất nổi tiếng và là điểm đến linh thiêng cho những ngày đầu năm mới. Du khách đến đây có thể tham quan chùa Thiên Trù, đền Trình hay chùa Giải Oan linh thiêng.
Trong các lễ hội mùa xuân nổi tiếng ở miền Bắc thì lễ hội Yên Tử được tổ chức rất lớn, bởi nơi đây chính là một trong những trung tâm Phật giáo quan trọng ở phía Bắc. Lễ hội này sẽ bắt đầu từ mùng 10 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng 3 Âm lịch tại núi Yên Tử, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Người ta không hề biết lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh đã được bắt đầu từ thời điểm nào, tuy nhiên từ khoảng thế kỷ 17 - 18 thì ở trên đỉnh núi Yên Tử đã có ngôi chùa Thiên Trúc Tự với một chữ Phật lớn được khắc trên vách đá. Đồng thời, vùng núi Yên Tử xưa cũng sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hội tụ nhiều giá trị tâm linh, tinh thần. Cũng chính bởi vậy mà lễ hội Yên Tử được biết đến như là một dịp để tôn vinh những giá trị lịch sử, văn hóa và lưu truyền cho các thế hệ sau này. Một ý nghĩa khác của lễ hội Yên Tử chính là để tôn vinh những công đức to lớn của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, là người đã sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng.
Lễ hội Yên Tử sẽ được tổ chức rất long trọng với các nghi thức trang nghiêm ở chân núi, sau đó người ta sẽ hành hương để lên chùa Đồng nằm chót vót trên đỉnh núi. Đây cũng là một hành trình đặc biệt về với đất Phật, nơi du khách sẽ được check in nhiều điểm đến tâm linh hấp dẫn như chùa Hoa Yên, Am Hoạ Vân, tháp Huệ Quang. Kết hợp với đó, du khách cũng có cơ hội tìm hiểu những thông tin ý nghĩa về lịch sử Phật giáo, khám phá ẩm thực chay tinh tế, thưởng thức trà Yên Tử hay tham gia nghi lễ cầu quốc thái dân an, thỉnh chuông, gióng trống, chúc phúc đầu năm…
>> Xem Thêm: Thời gian tổ chức lễ hội đền chùa đầu năm cho khách du xuân
Hội khai ấn đền Trần là một trong những lễ hội mùa xuân nổi tiếng ở miền Bắc vô cùng độc đáo. Lễ hội diễn ra tại Khu Di tích lịch sử văn hóa đền Trần, phường Lộc Vượng, TP. Nam Định. Lễ hội thường bắt đầu từ rạng sáng đêm 14 đến ngày 15 tháng Giêng Âm lịch. Các nghi thức của lễ hội cũng vô cùng trang trọng, hội được mở bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu từ Cung Trùng Hoa đến đền Thiên Trường, sau đó sẽ tiến hành nghi lễ Khai ấn vô cùng linh thiêng.
Trước ngày khai Ân, vào ngày 11 tháng Giêng sẽ có lễ rước kiệu Ngọc Lộ, ngày 12 tháng Giêng tổ chức rước nước và tế cá, đến ngày 14 tháng Giêng từ lúc 22h15 đến 22h40 người ta sẽ tổ chức lễ rước kiệu ấn và từ 23h15 thì thực hiện lễ khai ấn, đây là lễ chính của lễ hội khai Ấn đền Trần. Lúc 5h00 đúng ngày rằm tháng Giêng, người ta sẽ phát Ấn cho người đi lễ hội ở khu vực đền Trung Hoa, đền cố Trạch và nhà Giải Vũ. Sang ngày 16 tháng Giêng Âm lịch, tiếp tục tổ chức lễ Tết Thượng Nguyên ở đền cố Trạch.
Ý nghĩa của lễ khai Ấn đền Trần cũng vô cùng đặc biệt, bởi đây là lễ hội với mong cầu cho thiên hạ thái bình, quốc thái dân an và người người, nhà nhà đều có thể hưởng được lộc ấn của đền.
Trong quan niệm của nhiều người dân miền Bắc, việc tham gia lễ hội khai Ấn đền Trần là một điều rất đặc biệt, để mong cầu may mắn và thành công. Chính vì vậy, rất nhiều người thường đến đền từ sớm để xin được Ấn thiêng, đồng thời không gian ở đây lúc nào cũng đông đúc tấp nập.
Về dự lễ khai ấn đền Trần, du khách còn có thể khám phá vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của ngôi đền, mang đậm dấu ấn từ thời nhà Trần, đồng thời mảnh đất Nam Định cũng là thiên đường ẩm thực hấp dẫn với món bánh cuốn hay phở bò nổi tiếng.
Hội Lim là một trong những lễ hội mùa xuân nổi tiếng ở miền Bắc rất quen thuộc, lễ hội này sẽ diễn ra từ ngày 13 tháng Giêng Âm lịch, tại quê hương của nghệ thuật quan họ Bắc Ninh.
Hội Lim mang màu sắc văn hóa nghệ thuật độc đáo, chính vì vậy luôn luôn thu hút rất đông du khách tìm đến. Trong không gian của lễ hội này, bạn sẽ được lắng nghe những làn điệu quan họ được trình diễn trên thuyền, trên bộ bởi những liền anh liền chị với trang phục truyền thống ấn tượng.
Một điều rất thú vị khi tham gia lễ hội Lim ở Bắc Ninh đó là du khách không chỉ được nghe hát quan họ, mà còn có thể giao lưu cùng với các liền anh, liền chị và học hát những làn điệu đơn giản, mang đến một trải nghiệm vô cùng độc đáo.
Trong khuôn khổ của lễ hội Lim còn có các hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn nổi bật là các trò chơi dân gian như chọi gà, đánh đu… đồng thời du khách còn có thể thưởng thức rất nhiều món ăn truyền thống như món bánh phu thê nổi tiếng.
>> Xem thêm: Khám phá các tour du lịch Miền Bắc đầu năm hấp dẫn
Nếu như các lễ hội mùa xuân nổi tiếng ở miền Bắc khác đa số đều tổ chức trong tháng Giêng Âm lịch thì lễ hội Đền Hùng sẽ được tổ chức vào tháng 3. Theo đó, lễ hội sẽ kéo dài từ ngày 8 đến ngày 11/3 Âm lịch và cũng là một trong những lễ hội có quy mô lớn bậc nhất.
Lễ hội Đền Hùng có ý nghĩa tưởng nhớ công lao của các vua Hùng trong quá trình dựng nước và giữ nước, chính vì vậy tham gia lễ hội du khách sẽ được dự nghi lễ dâng hương để tưởng nhớ các Vua Hùng ở khu vực đền Thượng. Tiếp đến, du khách có thể tham quan các khu vực khác như đền Hạ, đền Giếng, đền Trung…đây đều là những công trình kiến trúc vô cùng độc đáo, cũng là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi, lễ hội với màu sắc văn hóa vô cùng độc đáo như hát xoan, múa trống đồng…
Kết hợp với các nghi thức linh thiêng thì ở lễ hội đền Hùng, du khách còn có thể tham gia rất nhiều hoạt động thú vị như gói bánh chưng, giã bánh giầy hay thưởng thức các món ăn hấp dẫn, đậm tính truyền thống như cơm lam, bánh dày…
Diễn ra vào ngày mùng 5 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, lễ hội gò Đống Đa là một trong những lễ hội mang đậm tính lịch sử với ý nghĩa tưởng nhớ về những chiến công vang dội của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Lễ hội này sẽ được bắt đầu bằng nghi thức dâng hương tại đền thờ vua Quang Trung, tiếp đến là những màn trình diễn lại trận đánh Đống Đa lịch sử với hàng trăm diễn viên quần chúng, tạo nên một bầu không khí vô cùng vui tươi, hào hùng.
Cũng trong khuôn khổ của lễ hội Gò Đống Đa ở Hà Nội, du khách có thể ghé thăm bảo tàng Quang Trung, tìm hiểu những thông tin thú vị về vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược. Màu sắc văn hóa ở lễ hội gò Đống Đa cũng rất đặc sắc với các hoạt động văn nghệ dân gian, các trò chơi truyền thống, đây là một trong những lễ hội tuyệt vời để du khách cảm nhận được vẻ đẹp lịch sử hào hùng của dân tộc.
7. Lễ hội Bà Chúa Kho
Lễ hội Bà Chúa Kho diễn ra tại đền Bà Chúa Kho ở khu Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh từ ngày 1 đến ngày 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội mùa xuân nổi tiếng ở miền Bắc rất hấp dẫn, đồng thời cũng là một sự kiện tâm linh đặc biệt của vùng đất kinh Bắc. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ công ơn của Bà Chúa Kho, người đã có công lao rất lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của cư dân Đại Việt.
Theo lệ tục truyền thống thì vào ngày 10 Âm lịch sẽ có 2 cụ ông và 3 cụ bà chuẩn bị lễ vật cho ngày hội, những người được giao việc bao sái tượng và đồ thờ cúng cần phải có gia đình đạo đức và song toàn.
Đến sáng ngày 11 tháng Giêng, ban quản lý di tích sẽ chuẩn bị mâm lễ đầy đủ kết hợp với đội tế thực hiện nghi lễ dâng nước, dâng rượu dưới sự chứng kiến của đông đảo người dân. Ngày 12 tháng Giêng, người ta sẽ tiến hành dâng lễ vật lên thánh và báo cầu cho một năm mới thật bình an, thuận hòa, sau đó sẽ dâng lễ vào đền. Vì đền Bà Chúa Kho rất linh thiêng, nên trong những ngày diễn ra lễ hội và cả trong tháng Giêng Âm lịch đầu năm, nơi đây thu hút đông đảo du khách tìm đến tham quan, chiêm bái và mong cầu về cuộc sống ấm no thịnh vượng.
Theo lệnh truyền thống thì lễ hội chợ Viềng ở Nam Định thường bắt đầu vào ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng Âm lịch, đây là một trong những phiên chợ rất độc đáo của người Vụ Bản với những sắc thái văn hóa đặc biệt.
Lễ hội chợ Viềng thường diễn ra vào lúc nửa đêm, du khách và người dân địa phương sẽ đổ về khu chợ Viềng thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản để dự hội. Chữ Viềng có ý nghĩa là “về” vì “sum vầy” là nơi hội tụ để tất cả mọi người đều quay về và chung vui.
Lễ hội chợ Viềng có ý nghĩa đặc biệt đối với những người làm ăn buôn bán, bởi phiên chợ này mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Theo đó, tới chợ Viềng người ta thường sẽ không cần mặc cả, bởi theo quan niệm dân gian người bán không nói thách và người mua không mặc cả sẽ mang ý nghĩa may mắn, thuận lợi cho cả đôi bên. Những người tham gia chợ Viềng và mua sắm đầu năm cũng thường sẽ gặp thật nhiều may mắn.
Tham gia các lễ hội mùa xuân nổi tiếng ở miền Bắc, du khách sẽ được hòa mình vào bầu không khí lễ hội truyền thống đặc trưng và hiểu thêm về những nét đẹp văn hóa tín ngưỡng và phong tục tập quán từ lâu đời của người dân miền Bắc. Đây hẳn sẽ là một trong những trải nghiệm tuyệt vời cho những chuyến du xuân đầu năm, mang đến thật nhiều may mắn thuận lợi trong năm mới.
Hồng Thọ - dulichvietnam.com.vn
Ảnh: Internet