Kinh nghiệm mang đồ ăn khi nhập cảnh nước ngoài: Những lưu ý quan trọng và quy định hải quan cần biết để tránh gặp rắc rối. Bảo vệ hành lý và an toàn của bạn khi mang thực phẩm qua biên giới.
Hiện tại mang hoặc không nên mang loại đồ ăn gì khi nhập cảnh nước ngoài là vấn đề rất nóng, được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là khi có khá nhiều trường hợp bị cấm nhập cảnh vì mang theo các loại đồ ăn không được phép, nhất là khi nhập cảnh vào các nước có quy định nghiêm ngặt về các loại thực phẩm, đồ ăn từ nước ngoài vào. Kinh nghiệm mang đồ ăn khi nhập cảnh nước ngoài dưới đây sẽ là cẩm nang hữu ích, để bạn nắm bắt những loại đồ ăn, thực phẩm có thể mang đi nước ngoài và không được mang lên. Từ đó có kế hoạch chuẩn bị hành lý chu đáo hơn, tránh gặp những rắc rối không cần thiết.
Mang đồ ăn đi nước ngoài là nhu cầu của nhiều người nhưng không phải loại đồ ăn nào cũng có thể mang lên máy bay. Ảnh: Altravel.vn
Việc quy định những loại đồ ăn, thực phẩm được và không được mang đi nước ngoài tùy thuộc quốc gia mà bạn đến. Dưới đây sẽ là danh sách tham khảo những loại đồ ăn được và không được mang đi nước ngoài cơ bản nhất.
Đồ ăn không có nguồn gốc, nhãn mác, các loại đồ ăn quá hạn sẽ không được nhập cảnh nước ngoài cho dù bạn đã đóng gói kỹ càng. Các cơ quan hải quan thường nghiêm ngặt kiểm tra thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc hết hạn sử dụng, vì chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Những món đồ ăn này có thể bị thu giữ, hủy bỏ hoặc bạn có thể bị xử phạt. Vì vậy, trước khi mang thực phẩm qua biên giới, hãy chắc chắn rằng chúng có nhãn mác rõ ràng và còn trong hạn sử dụng, đồng thời tìm hiểu các quy định nhập khẩu thực phẩm của quốc gia bạn sắp đến để tránh gặp phải rắc rối không đáng có.
Đồ ăn quá hạn hoặc không nhãn mác không được mang đi nước ngoài. Ảnh: bachhoaxanh.com
Các hãng hàng không có quy định riêng về các loại chất lỏng khi nhập cảnh nước ngoài, bao gồm cả mỹ phẩm và đồ ăn. Nếu các sản phẩm chất lỏng bạn mang theo vượt quá giới hạn cho phép, chúng có thể bị thu giữ hoặc bạn có thể bị xử phạt. Hầu hết các quốc gia yêu cầu chất lỏng mang theo phải được đóng gói trong các chai có dung tích không quá 100ml và phải để trong túi nhựa trong suốt, với tổng cộng không quá 1 lít. Vì vậy, để tránh gặp rắc rối, bạn cần chú ý đóng gói đúng quy định và kiểm tra các yêu cầu cụ thể của quốc gia bạn đến.
Nhóm đồ ăn bốc mùi như sầu riêng, mít, mắm tôm, nước tương, xì dầu… sẽ không được mang đi nước ngoài. Đã có khá nhiều trường hợp bị cấm nhập cảnh hoặc cấm mang theo các loại đồ ăn có mùi nặng. Chính vì vậy, bạn hãy lưu ý không mang nhóm đồ ăn này khi ra nước ngoài, để tránh những rắc rối không cần thiết.
Đồ ăn bốc mùi như sầu riêng, mít, mắn thường không được vận chuyển đi nước ngoài. Ảnh: tintaynguyen
Khi mang đồ hộp khi nhập cảnh vào các quốc gia, bạn cần lưu ý rằng một số loại đồ hộp, đặc biệt là thực phẩm từ động vật hoặc thực phẩm chế biến sẵn, có thể bị hạn chế hoặc cấm nhập khẩu. Các cơ quan hải quan thường kiểm tra kỹ lưỡng đồ hộp vì có thể chứa các chất không an toàn hoặc có nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Hiện tại thịt sống cũng như các loại hải sản tươi sống, thường khó được nhập cảnh khi mang đi nước ngoài. Đặc biệt, với các nước gắt gao về quy định nhập cảnh nước ngoài như Mỹ, Australia, Nhật, Hàn Quốc hay Canada... Khi đi nước ngoài, nếu có nhu cầu mang thịt sống bạn cần kiểm tra thật kỹ quy định nhập cảnh của nước mình đến, để tránh gặp rắc rối và tệ hơn là có thể bị phạt nặng.
Thịt sống là loại đồ ăn khá nhạy cảm và thường bị cấm khi nhập cảnh ở nhiều nước. Ảnh: tiinmoi.vn
Các quốc gia Châu Âu, đặc biệt là những nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU), có các quy định chặt chẽ về việc nhập khẩu thực phẩm, đặc biệt là những sản phẩm từ thịt và hải sản đã qua chế biến. Những loại thực phẩm này có thể bị cấm hoặc yêu cầu giấy tờ chứng nhận an toàn thực phẩm, bởi chúng có thể chứa vi khuẩn hoặc mầm bệnh gây hại cho sức khỏe cộng đồng. Khi du lịch Châu Âu, bạn nên kiểm tra trước các quy định cụ thể của từng quốc gia về việc mang thực phẩm từ thịt, hải sản đã qua chế biến. Các loại thực phẩm như xúc xích, thịt nguội, cá khô hay các món ăn chế biến sẵn có thể bị thu giữ nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn nhập khẩu.
Đồ khô là các loại thịt, hải sản thường khó mang nhập cảnh khi đi nước ngoài. Ảnh: dantri.vn
>> Xem thêm: Du lịch châu Âu mùa đông: 10 điểm đến ‘thần tiên’ đẹp đến nỗi cứ ngỡ không có thật
Các loại bánh kẹo đóng gói sẵn, có nhãn mác rõ ràng và không chứa các thành phần bị cấm như thịt hoặc sữa từ động vật, thường sẽ không gặp vấn đề khi nhập cảnh. Tuy nhiên, nếu bánh kẹo chứa các nguyên liệu từ động vật hoặc thực phẩm chế biến sẵn, bạn cần kiểm tra quy định cụ thể của quốc gia bạn đến.
Bạn có thể mang theo bánh kẹo lên máy bay. Ảnh: cafebiz.vn
Bạn có thể mang theo gạo, bắp, khoai, mì, mít sấy, khoai lang sấy, gạo lứt sấy... đã được chế biến hoặc chưa qua chế biến đi nước ngoài một cách dễ dàng mà không gặp phải bất cứ khó khăn nào. Để tránh gặp phải rắc rối tại hải quan, hãy đảm bảo rằng gạo, nông sản và trái cây bạn mang khi nhập cảnh nước ngoài có bao bì rõ ràng, nhãn mác đầy đủ và không thuộc danh mục các mặt hàng bị cấm hoặc hạn chế.
Bạn có thể mang đồ ăn là các loại hạt đi nước ngoài. Ảnh: pocaco.vn
Các loại đồ ăn khô như cơm cháy, bánh đa, trà, mì tôm, phở, miến,… đều có thể mang lên máy bay đi nước ngoài, hãng hàng không không cấm mang các loại thực phẩm trên. Tuy nhiên, một số ít quốc gia quy định những đồ ăn này phải được đóng gói trong bao bì có nhãn mác, hạn sử dụng.
Nếu mang số lượng nhiều, dù là các loại đồ ăn không bị cấm, thì bạn chỉ có thể mang theo đường ký gửi chứ không nên mang theo đường xách tay.
Mang đồ ăn số lượng nhiều chỉ được đi theo đường ký gửi. Abay.vn
Các loại đồ ăn được hoặc không được mang lên máy bay còn tùy thuộc quy định nhập cảnh của quốc gia mà bạn đến. Ví dụ nếu đến Mỹ, thì các loại hải sản khô, tươi hay các loại đồ ăn đã được chế biến sẵn từ heo, bò, gà như ruốc, bò khô, xúc xích, lạp xưởng… cũng đều bị cấm. Hay nếu đến Nhật Bản, thì các loại hạt, nông sản, rau tươi, trái cây đông lạnh, thịt gia súc, gia cầm, trứng... cũng đều bị cấm.
Để có thể chuẩn bị các loại đồ ăn khi mang lên máy bay đi nước ngoài chuẩn nhất, thì bạn hãy liên hệ Đại sứ quán của nước đó tại Việt Nam hoặc Cục hải quan để được tư vấn đầy đủ.
Liên hệ Cục hải quan hoặc Đại sứ quán nước mình muốn đến để được hỗ trợ thông tin chuẩn nhất. Ảnh: Customs.gov.vn
Với những kinh nghiệm mang đồ ăn khi nhập cảnh nước ngoài trên đây, hy vọng bạn sẽ dễ dàng chuẩn bị hành lý một cách thông minh và tránh được những rắc rối không đáng có. Hãy luôn kiểm tra kỹ quy định của từng quốc gia về thực phẩm để đảm bảo chuyến đi của bạn suôn sẻ, không bị gián đoạn. Chúc bạn có những trải nghiệm du lịch tuyệt vời và thoải mái!
Nguyệt Cát - Dulichvietnam.com.vn