Banner Movi

Hãy tự biến mình trở thành kẻ khó tính nếu không muốn cuộc đời 'qua mặt' bạn

Thứ sáu, 01/05/2020, 19:00 GMT+7

Khoan dung quá mức sẽ đánh mất tôn nghiêm của chính mình, chỉ có một thái độ nghiêm khắc, khó tính và kỷ luật mới làm nên giá trị của bản thân.

    quảng cáo

    Khoan dung và tốt bụng quá mức chỉ khiến bản thân trở nên yếu đuối

    Có hai cô gái cùng hẹn nhau thuê chung phòng để giảm chi phí ăn ở cá nhân tốn kém. Từ thuở ban đầu khi mới quen, cả hai đều cư xử khách khí, giữ thái độ lịch sự, sau một thời gian gần gũi, họ bắt đầu trở nên thân quen hơn.

    Một trong số hai cô gái bắt đầu lộ rõ thói xấu lười biếng và ỷ lại của mình. Một số công việc nhà được sắp xếp luân phiên thì cô ấy luôn luôn quên mất. Có những lúc thùng rác hoặc bát đĩa bẩn bị chất đống cả một ngày, cô vẫn thản nhiên đi qua mà không hề để ý. Tới khi người bạn trở về, không chịu được mùi hôi bốc lên nên đành phải xử lý hộ.

    Những lần đầu tiên, người bạn ở chung đều chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng, thậm chí làm thay rất nhiều việc chỉ vì không muốn làm to chuyện để xảy ra gây gổ hay cãi nhau. Thế nhưng, sự nhường nhịn và khoan dung quá mức chỉ khiến đối phương ngày càng chểnh mảng và vô trách nhiệm hơn.
     

      GỢI Ý TOUR DU LỊCH KHUYẾN MÃI


    Thời gian lâu dần, sự ức chế trong lòng ngày càng tăng cao, cuối cùng, cô vẫn không tránh được một trận khắc khẩu nghiêm trọng với đối phương, không thể ở chung được nữa.

    Có lúc đừng sống quá tốt, cũng đừng quá rộng rãi vì thời gian càng lâu, những người bên cạnh bạn họ cảm thấy, tất cả việc tốt bạn đã làm là đương nhiên. Giả sử vào một ngày bạn không chịu đựng nổi nữa, mệt thật rồi, thì cũng không có ai thương xót và thông cảm với bạn. Bởi vì trong mắt họ, chính là bạn đã tự nguyện làm như thế.

    Không thể phủ nhận rằng, quan tâm đến người khác là tốt, nhường nhịn người khác cũng là tốt. Tuy nhiên, quan tâm quá thì họ sẽ làm khó bạn gấp vạn lần, nhường nhịn quá thì họ sẽ được nước mà lấn tới và thậm chí là khiến bạn bị tổn thương.

    Phải biết rằng, sống ở đời chỉ bằng sự tốt bụng thì không đủ, đôi khi, chúng ta phải sống một cách nghiêm khắc, có quy tắc rõ ràng, như vậy mới có thể thẳng lưng mà sống cuộc đời của chính mình. 
     

    Phải biết cân bằng giữa dễ dãi và khó tính trong cuộc sống. (Nguồn ảnh: Pinterest)Phải biết cân bằng giữa dễ dãi và khó tính trong cuộc sống. (Nguồn ảnh: Pinterest)

     

    Thà rằng bản thân trở nên khó tính, còn hơn để cuộc đời khó tính với mình

    Hai người bạn ngồi nói chuyện với nhau, một người hỏi rằng: "Dạo này trông cậu vui vẻ hẳn ra, có chuyện gì à?"

    Người còn lại trả lời: "Kể từ khi hình tượng của mình trở nên khó tính hơn, tự dưng đời sống lại thoải mái hẳn."

    Thấy bạn mình tỏ vẻ ngạc nhiên và không hiểu, bèn giải thích: "Mình khó tính hơn trong công việc khiến cho nhân viên cũng phải e dè, tự sinh ra áp lực phải hoàn thành tốt công việc. Thế là thành tích của cả nhóm đều gia tăng mạnh mẽ. Sếp thấy vậy thì ưng lắm, khen thưởng mấy lần liền. Rồi mấy kẻ đồng nghiệp xấu tính ở công ty cũng phát sợ, không còn dám bàn ra tán vào trước mặt mình nữa. Gặp chuyện thì không phải cố ý nhường nhịn hay tỏ ra bao dung gì cả, thích thì làm, không thì cũng chẳng ai dám ép cả."

    Sau cùng, người đó cảm thán: "Đúng là ngày xưa mình hiền quá mà, toàn bị bắt nạt mà chẳng dám lên tiếng."

    Quả thật, nếu đối mặt với vấn đề khó xử, chúng ta chỉ biết giận dữ trong im lặng, không dám nêu thái độ và ý kiến của bản thân thì sự giận dữ ấy sớm muộn cũng biến chất, hóa thành khối u ác tính, biến chúng ta trở thành con người tiêu cực, không có động lực tiến lên.

    Ngược lại, trở nên khó tính, khó chịu một chút, mọi người xung quanh mới tự giác bận tâm tới cảm nhận của chúng ta. Đó là bài học từ trường đời mà bất cứ ai cũng phải tự giác đối mặt.
     

    Xây dựng kỷ luật từ trong sự khó tính cũng là xây dựng giá trị bản thân con người. (Nguồn ảnh: Pinterest)Xây dựng kỷ luật từ trong sự khó tính cũng là xây dựng giá trị bản thân con người. (Nguồn ảnh: Pinterest)

    Cần phải nhớ rằng, cách tốt nhất để đối phó với cuộc đời là trở nên mạnh mẽ, cứng rắn từ trong nội tâm. Sống có nguyên tắc, có giới hạn, có góc cạnh, có sự sắc bén, như vậy, những người xung quanh mới ngày càng nể trọng.  

    Bản thân chúng ta vẫn được dạy rằng: "Một điều nhịn bằng chín điều lành" hay "Dĩ hòa vi quý" từ thuở thơ bé. Điều ấy cũng như một tiềm thức ăn sâu vào tâm trí mỗi người. Vì vậy, khi đứng trước những sự lựa chọn mang tính quyết định, chúng ta rất dễ chùn bước do quá để tâm tới cảm nhận của người xung quanh. Như vậy, chúng ta lại bỏ quên chính cảm nhận của bản thân mình.

    Một người nhường nhịn quá nhiều không những không khiến mọi người yêu mến, mà ngược lại, họ sẽ càng thể hiện sự coi thường. Nếu không bảo vệ được ích lợi của chính bản thân, bạn lấy đâu ra năng lực để chứng minh mình là người đáng nhận được sự tôn trọng?

    Vì thế, hãy đối xử với thế giới khó tính hơn, nghiêm khắc hơn, vạch rõ giới hạn và nguyên tắc của bản thân để thế giới không còn cơ hội gây khó dễ cho bạn. 

    Xem thêm: Muốn đạt được thành công, hãy 'giải phóng' bản thân khỏi sự trì trệ

    Dương Dương

    Theo báo Thể Thao Việt Nam
    quảng cáo
    Chia sẻ:
    close
    icom
    Bình luận
    Ý kiến bạn đọc (0)