Banner Movi

Đại lễ Phật đản là gì? Nên đi đâu, làm gì để hưởng phúc lành an lạc 

Thứ hai, 29/05/2023, 16:40 GMT+7

Đại lễ Phật đản là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong năm của Phật giáo, cứ mỗi mùa trăng rằm tháng tư về khắp mọi nơi đều hân hoan chào đón với không khí long trọng tổ chức các hoạt động chào đón đầy ý nghĩa. 

quảng cáo

Với những người con của Phật hẳn đại lễ Phật đản đã là ngày kỷ niệm không còn xa lạ, đây là một dịp đặc biệt để tưởng nhớ và tôn vinh Đức Phật thế nhưng không phải ai cũng am hiểu đúng về ngày lễ kỷ niệm này cũng như ý nghĩa của nó trong đời sống. Vậy thực chất đại lễ Phật đản mang ý nghĩa như thế nào và có những hoạt động gì, nên làm gì, đi đâu để nhận được nhiều phúc lành, may mắn cũng như có thể kết duyên Phật pháp ở hiện đời cũng như nhiều đời về sau, hãy cùng khám phá ngay bây giờ nhé. 

 

Đại lễ Phật đản là gì? nên đi đâu
Phật đản là đại lễ quan trọng nhất trong năm của Phật giáo. Ảnh: phatgiao.org

>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Việt Nam trọn gói 

Hiểu đúng về đại lễ Phật đản, nguồn gốc ý nghĩa 


Nguồn gốc 

Đại lễ Phật đản chính là dịp lễ quan trọng kỷ niệm ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni năm 623 TCN tại vườn Lâm Tỳ Ni. Phật đản trong tiếng Pali gọi là Vesak, trong tiếng Phạn gọi là Vaisakha chính là ngày lễ rất quan trọng của những người theo đạo Phật cũng là một trong ba ngày lễ lớn nhất trong năm bên cạnh lễ Thành Đạo và lễ Vu Lan. Có nhiều quan niệm khác nhau về ngày lễ đặc biệt này. Theo Phật giáo Nam Truyền thì đại lễ Phật đản cũng gọi là lễ tam hợp kỉ niệm 3 sự kiện là Đức Phật ra đời, Đức Phật thành đạo và Đức Phật nhập niết bàn, cùng trong tháng Vesak. Trong khi đó, theo Phật giáo Bắc truyền thì Đức Phật ra đời trong tháng 4, thành đạo vào tháng chạp và nhập Niết bàn vào tháng 2 Âm lịch, do đó người ta đã lấy ngày 8/4 là ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

 

Đại lễ Phật đản là gì? nên đi đâu
Nguồn gốc Phật đản chính là kỷ niệm ngày Đức Phật đản sanh. Ảnh: St

 Ở Việt Nam, người ta lấy ngày trăng tròn của tháng tư tức ngày rằm là ngày quyết định cho lễ kỷ niệm Phật đản. Tuy vậy, lễ Phật đản ở nước ta không chỉ gói gọn trong một ngày mà bắt đầu từ ngày 8/4 cho đến hết ngày 15/4 Âm lịch và đây chính là ngày kỷ niệm Đức Thích Ca Mâu Ni ra đời. Năm 2023 lễ Phật đản sẽ được tổ chức vào ngày 15/4/2023 Âm lịch, tức ngày 2/6/2023 Dương lịch. 
 

Ý nghĩa 

Ý nghĩa Lễ Phật đản không chỉ mang ý nghĩa kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật mà đi cùng với đó là những ý nghĩa sâu xa hơn. Theo đó sự kiện Đức Phật ra đời được xem là một điều rất hy hữu và hiếm hoi vô cùng. Trong Kinh đã dạy thời gian để có một Đức Phật xuất thế rất lâu, có thể là vài trăm triệu năm cũng có thể là cả tỷ năm bởi chỉ khi nào hội đủ tất cả các duyên lành thì khi đó mới có được một vị Đức Phật xuất thế.

Theo Kinh Phật thì từ nay cho đến ngày vị Phật tương lai kế tiếp Đức Thích Ca Mâu Ni là Phật Di Lặc ra đời rất lâu và xa Bởi Đức Phật Di Lặc đang là Bồ Tát ngự ở cõi trời Đâu Suất, ngài sẽ hưởng hết thọ ở cõi này rồi mới giáng sinh xuống trần gian để truyền bá Phật pháp. Ở cõi Đâu Suất thì tuổi thọ sẽ là 4000 năm, một năm có 360 ngày và một ngày ở cõi Đâu Suất bằng 400 năm ở Trần Gian cho nên sẽ mất khoảng 576 triệu năm nữa Bồ Tát Di Lặc mới hạ sinh xuống trần gian.

 

Đại lễ Phật đản là gì? nên đi đâu
Theo kinh Phật phải mất rất lâu mới có một Đức Phật xuất thế. Ảnh: giacngoonline 

Cũng chính bởi nhân duyên hy hữu như vậy nên đại lễ Phật đản có ý nghĩa vô cùng to lớn và đặc biệt, đó không đơn thuần là  kính mừng Đức Phật ra đời mà còn là sự kiện để hoằng dương Phật Pháp, giúp nhiều người biết đến đạo Phật để giác ngộ nhận duyên lành rồi từ đó sẽ nhận phước báu cho hiện đời và nhiều đời, kiếp sau nữa.

Không chỉ vậy, chính từ ngày lễ này, người ta sẽ được tu tập trong Phật Pháp được biết đến những điều tốt lành, sống đúng và hạnh phúc an vui, tiến đến Niết Bàn và giải thoát mọi khổ đau giữa nhân sinh. Tóm lại, ý nghĩa đại lễ Phật đản như một nhân duyên hội đủ, để chúng sinh có thể kết duyên với Phật Pháp và tận hưởng niềm hạnh phúc dài lâu trong nhiều đời, nhiều kiếp. 

 

Đại lễ Phật đản là gì? nên đi đâu
Bên cạnh mừng ngày Đức Phật đảnh sinhễ Phật đản mang ý nghĩa như một nhân duyên hội để để chúng sinh kết duyên với Phật Pháp. Ảnh: youtube

>> Xem thêm: Checklist tour du lịch Hà Nội siêu HOT

Những hoạt động trong đại lễ Phật đản 

Là đại lễ lớn và diễn ra ở nhiều nơi nên các hoạt động chào mừng lễ Phật Đản cũng được tổ chức tưng bừng, náo nhiệt. Theo đó ngoài trang trí chào mừng thì ở khắp nơi cũng sẽ diễn ra các hoạt động ý nghĩa mừng ngày Đức Phật đản sinh. 
 

Diễu hành xe hoa 

Đây là hoạt động quen thuộc được tổ chức tại hầu khắc các ngôi chùa lớn trên mọi miền. Hoạt động này rất náo nhiệt và trang trọng với mang ý nghĩa văn hoá, tinh thần phong phú với sự tham gia của đông đảo các tăng ni và tín đồ Phật giáo. Theo đó mừng ngày Khánh đản các nơi sẽ tổ chức đoàn diễu hành xe hoa được trang hoàng lộng lẫy, đầy màu sắc theo một lộ trình nhất định mang đến không khí vui tươi và náo nhiệt. 

 

Đại lễ Phật đản là gì? nên đi đâu
Hoạt động diễu hành xe hoa mùa Phật đản rất náo nhiệt. Ảnh: Vnplus

 

Đại lễ tắm Phật

Lễ Tắm Phật chính là một lễ nghi đã xuất hiện rất phổ biến ở các nước Phật giáo Bắc truyền và Nam Truyền. Ở Việt Nam, đại lễ tắm Phật là hoạt động được tổ chức phổ biến nhất vào ngày 8/4 Âm lịch trong thời gian diễn ra đại lễ Phật Đản. Nghi thức này như một hành động để bày tỏ sự tôn kính của các Phật tử đối với đấng Giác Ngộ nên được cử hành rất trang nghiêm và long trọng.

Nghi lễ sẽ được cử hành đúng 6h sáng ngày 8/4 Âm lịch. Khi tắm Phật người ta sẽ xối gáo thứ nhất từ vai bên trái của Đức Phật mang ý nghĩa là nguyện bỏ những điều ác. Gáo thứ hai xối cánh tay bên phải Đức Phật với ý nghĩa là sẽ nguyện làm những điều lành và gáo thứ 3 xối lên bàn chân của Đức Phật với ý nghĩa nguyện đô cho tất cả chúng sanh.

 

Đại lễ Phật đản là gì? nên đi đâu
Tắm Phật là nghi lễ rất quan trọng trong ngày Phật đản. Ảnh: phatgiao,org

Dòng nước tắm dâng lên bức tượng Phật sơ sinh tựa như dòng nước mát gột rửa thanh tâm của những người con Phật và là một nét  văn hoá tâm linh cao đẹp trong văn hoá của đạo Phật nói riêng và văn hoá Việt nói chung. 
 

Thả hoa đăng 

Đây là hoạt động rất quen thuộc thường diễn ra vào các dịp đại lễ lớn trong đạo Phật và lễ Phật đản cũng có hoạt động này. Theo đó ở các chùa sẽ tổ chức nghi thức thả hoa đăng lễ Phật Đản rất long trọng, đèn hoa sẽ được phát miễn phí, mỗi người có thể tự viết lên những chiếc đèn lời nguyện cầu bình an, may mắn cho bản thân hoặc gia đình hay những điều mong ước của bản thân. Ý nghĩa của hoạt động này chính là để chúc mừng hoặc nguyện cầu cho quốc thái dân an, cầu nguyện siêu độ cho những người đã mất có thể theo ánh sáng ấm áp từ bỏ hoan khiên để bước đến cho đường giải thoát khỏi những khổ đau. 

 

Đại lễ Phật đản là gì? nên đi đâu
Người ta thả hoa đăng để mong cầu những điều tốt lành. Ảnh: @uyenkt

 

Lễ hội ẩm thực chay 

Trong đại lễ Phật Đản đây là hoạt động được nhiều Phật tử thực hiện và nhiều nơi người ta sẽ tổ chức lễ hội ẩm thực chay với quy mô lớn. Hoạt động ăn chay là điều khá quen thuộc với các Phật tử mỗi mùa đản sinh Đức Phật, chính vì vậy việc tổ chức lễ hội ẩm thực như một hoạt động kỷ niệm cũng như mang đến cơ duyên cho các Phật tử gặp gỡ, sinh hoạt và thưởng thức những món ăn phong phú, hấp dẫn ở mọi miền. 

 
Đại lễ Phật đản là gì? nên đi đâu
Ẩm thực chay cũng là một trong những điểm nhấn mùa Phật đản. Ảnh: Kênh 14

Ngoài các hoạt động trên thì dịp lễ Phật đản ở khắp nơi người ta sẽ tổ chức các hoạt động khác như dâng hương, cầu nguyện, giữ ngũ giới, thực hiện các hoạt động thiện nguyện, phóng sanh hoặc đến các chùa để nghe thuyết giảng. 
 

Gợi ý những ngôi chùa nên chiêm bái dịp lễ Phật đản 

Đại lễ Phật đản đa số những người con của Phật sẽ tìm về những ngôi chùa để dâng hương, cầu nguyện hoặc vãn cảnh, tình nguyện làm công quả. Tại các ngôi chùa cũng thường xuyên tổ chức các hoạt đồng chào mừng với không khí tươi vui hoan hỉ. Dưới đây sẽ là một số gợi ý để bạn dừng chân trong những ngày đại lễ Phật đản để cầu bình an, phúc lành. 
 

Chùa Bái Đính - Ninh Bình 

Đây là một trong những quần thể chùa lớn bậc nhất tại khu vực Đông Nam Á, tọa lạc ngay trong quần thể danh thắng du lịch nức tiếng Bái Đính - Tràng An của tỉnh Ninh Bình. Đại lễ Phật đản ở chùa Bái Đính được tổ chức rất long trọng ở trung tâm Hội nghị Quốc tế Vesak đặt tại chùa với nhiều nghi lễ, quan trọng nhất là nghi thức Tắm Phật. Chùa Bái Đính với không gian tuyệt đẹp cũng là điểm dừng chân lý tưởng để du khách vãn cảnh, thăm quan mùa trăng rằm tháng tư này. 

 

Đại lễ Phật đản là gì? nên đi đâu
Chùa Bái Đính là điểm đến mùa Phật đản rất đẹp ở miền Bắc. Ảnh: dulich.pro

 

Chùa Tam Chúc - Hà Nam 

Chùa Tam Chúc không chỉ là một điểm đến tâm linh nổi tiếng mà còn là địa điểm rất quen thuộc trên bản đồ xê dịch miền Bắc. Vào đại lễ Phật đản tại chùa Tam Chúc sẽ được tổ chức rất long trọng với hoạt động xe hoa rước Phật để tưởng nhớ Đức Bổn Sư, các hoạt động thuyết giảng, hay văn hoá, văn nghệ chào mừng Phật Đản cũng sẽ diễn ra rất sôi động. Chính vì vậy đến chùa Tam Chúc dịp này ngoài vãn cảnh, tận hưởng vẻ đẹp tuyệt sắc của quần thể kiến trúc chùa du khách có thể tham gia rất nhiều hoạt động đặc sắc nhân ngày Đức Phật đảnh sinh. 

 

Đại lễ Phật đản là gì? nên đi đâu
Các hoạt đồng mừng Phật đản ở Tam Chúc mỗi năm đều rất lớn. Ảnh: vinpearl

 

Chùa Ba Vàng - Quảng Ninh 

Chùa Ba Vàng là điểm đến thu hút rất nhiều Phật tử mỗi dịp đại lễ Phật Đản. Đến hẹn lại lên mỗi dịp rằm tháng 4 chùa tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc như diễu hành, tắm Phật, rước đăng hay đêm văn nghệ chào mừng với quy mô lớn, hoành tráng. Đây là những hoạt động giúp cho nhiều người có thể khởi sinh thiện duyên với Phật Pháp trong ngày Đức Phật đản sinh, từ đó sống hướng thiện để gặp nhiều điều lành trong cuộc sống. 

 

Đại lễ Phật đản là gì? nên đi đâu
Không khí Phật đản ở chùa Ba Vàng rất náo nhiệt. Ảnh: FB chùa Ba Vàng

 

Chùa Diệu Pháp - TP. HCM

Hằng năm chùa Diệu Pháp ở TP Hồ Chí Minh vẫn luôn có chương trình chào đón đại lễ Phật Đản náo nhiệt. Năm nay chùa sẽ tổ chức hoạt động thả hoa đăng "Quay về nương tựa Phật" với không gian được trang hoàng rực rỡ, vui tươi.  Cũng trong dịp này, các Phật tử đến lễ chùa có thể tham gia quyên góp giúp đỡ các mảnh đời bất hạnh, hành thiện theo đúng nghĩa cử, đức tin của nhà Phật. 

 

Đại lễ Phật đản là gì? nên đi đâu
Hoạt động thả hoa đăng ở chùa Diệu Pháp thu hút nhiều người mỗi năm. Ảnh: TN

 

Chùa Pháp Hoa - TP. HCM

Ngôi chùa này được ví tựa như miền đất Phật giữa lòng phố thị náo nhiệt bậc nhất nước. Chùa có lịch sử gần 100 năm cũng là cái nôi của văn hoá Phật pháp nước ta nên cứ mỗi dịp đại lễ Phật Đản các tín đồ Phật tử sẽ tìm về để thăm quan, chiêm ngưỡng lối kiến trúc đặc biệt cũng như tận hưởng không khí tươi vui, náo nhiệt trong ngày Đức Phật đản sinh. Lễ thả hoa đăng ở chùa Pháp Hoa là hoạt động thường niên thu hút nhiều du khách cũng như chúng Phật tử trong ngày lễ Phật đản. 

 

Đại lễ Phật đản là gì? nên đi đâu
Chùa Pháp Hoa lung linh mỗi mùa Phật đản về. Ảnh: @phantra99

Ngoài những ngôi chùa trên, trong ngày lễ Phật đản Phật tử và du khách có thể tìm đến chiêm bái tại nhiều ngôi chùa khác trên khắp nước để tận hưởng không khí lễ hội náo nhiệt và tham gia các hoạt động ý nghĩa như chùa Hương, chùa Đồng Yên Tử, chùa Một Cột Hà Nội, chùa Kim Sơn Bảo Thắng Lào Cai, chùa Linh Ứng Đà Nẵng, chùa Ve Chai ở Lâm Đồng, chùa Dơi Sóc Trăng, chùa bà Thiên Hậu ở TP Hồ Chí Minh, chùa Bà Đen ở Tây Ninh… 

Đại lễ Phật đản cũng như những lễ lớn khác của đạo Phật đều mang trong mình ý nghĩa hướng thiện, đại lễ không chỉ để tôn vinh và tưởng nhớ ngày Đức Phật ra đời mà còn là dịp để mỗi một người con của Phật chiêm nghiệm và nhìn lại cuộc đời của mình, những chặng đường đã đi qua. Với ý niệm hướng thiện, lòng nhân ái, từ bi lễ Phật đản cũng là dịp để ta soi trọi lại chính bản thân, đối diện với cả những điều chưa hoàn thiện để thay đổi và trở thành một phiên bản tốt hơn, sống có ích cho bản thân và những người xung quanh. 

Hồng Thọ 

Theo Báo Thể Thao Việt Nam 

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)